Author Archives: aotrangoi

Thế giới đau đầu vụ Wikileaks

Viet Long

Người sáng lập trang web Wikileaks, Julian Assange, tại Văn phòng Liên Hợp Quốc tại Geneva ngày 05 tháng 11 năm 2010.

Vụ Wikileaks thu thập và tiết lộ nội dung những điện văn nội bộ của ngành ngoại giao Hoa Kỳ được Bộ trưởng ngoại giao Italy Franco Frattini gọi là “vụ tấn công 911 vào ngành ngoại giao toàn thế giới”.

Tin tức cho là nhiều quốc gia đang nháo nhào tìm cách đối phó với những thiệt hại do vụ tiết lộ tin mật gây ra. Những tiết lộ mới nhất được đăng trên The Guardian và New York Times cho thấy nhiều điều bất ngờ liên quan đến Trung Quốc, Bắc Hàn.

Điều tiết lộ mới nhất trên website của hai tờ báo The Guardian và The New York Times cho hay Trung Quốc đã mất kiên nhẫn đối với xứ đồng minh lâu đời là Bắc Hàn. Một số viên chức cao cấp ở Bắc Kinh đã mô tả chế độ Bình Nhưỡng là hành động như một đứa trẻ hư.

Phản ứng của các nước

Theo những điện văn nội bộ của ngành ngoại giao Hoa Kỳ mà WikiLeaks có được, Thứ trưởng ngoại giao Nam Hàn Chun Ung-woo cho biết hai viên chức cao cấp của Trung Quốc, mà tên tuổi được đổi đi trong tài liệu do WikiLeaks phổ biến, nói với ông rằng họ tin là bán đảo Triều Tiên nên được thống nhất dưới quyền cai trị của Nam Hàn.

Quan điểm này còn được cho là đang lan rộng thêm trong giới lãnh đạo ở Bắc Kinh. Điện văn do đại sứ Mỹ Kathleen Stevens gửi về bộ ngoại giao Hoa Kỳ hồi trước đây trong năm cho biết thứ trưởng Chun nói Bắc Hàn đã sụp đổ về kinh tế, và sẽ sụp đổ về chính trị chỉ hai hay ba năm sau khi lãnh tụ Kim Jong-il qua đời.

Thứ trưởng ngoại giao Nam Hàn cũng bác bỏ giả thuyết về một sự can thiệp quân sự của Trung Quốc một khi Bắc Hàn sụp đổ. Ông nhận định rằng quyền lợi chiến lược về kinh tế của Trung Quốc ngày nay nằm trong tay Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn, không phải là Bắc Hàn.

Những tiết lộ của WikiLeaks làm giới ngoại giao trên toàn thế giới điên đầu, nhưng có nhiều điều được dư luận quần chúng trên thế giới coi là những ngạc nhiên khá buồn cười, giống như mọi câu chuyện trong hậu trường ở mọi nơi trên trái đất. Một trong những chuyện tức cười đó là đại sứ Trung Quốc ở Kazakhstan từng nói với đại sứ Mỹ trong một buổi dạ tiệc ở nơi này rằng chủ tịch Hạ viện Mỹ Nanci Pelosi đã làm Bắc Kinh “sợ muốn chết” ngay lúc bà đang thăm Trung Quốc hồi năm ngoái và đòi tới thăm Tây Tạng. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Hà Á-phỉ đã từ chối chuyến thăm Tây tạng, và chuyến đi đó của bà Pelosi đã trôi chảy không xảy ra điều gì đáng kể.

Cũng liên quan đến Trung Quốc, có điện văn cho biết Bắc Kinh từng tỏ ý quan ngại với Hoa Kỳ về vấn đề cải tổ Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ chủ động. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Hà Á Phỉ nêu mối quan ngại này, nói rằng cơ chế Hội đồng Bảo An nên được giữ nguyên với 5 hội viên thường trực có quyền phủ quyết như hiện nay, và công chúng Trung Quốc khó lòng chấp nhận Nhật Bản làm một hội viên thường trực thêm vào đó. Ông họ Hà còn nói rằng giả dụ tăng con số này lên thành 10, thì cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đểu sẽ gặp rắc rối ngay.

Tài liệu mật bị tiết lộ cũng cho biết nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei đang bị ung thư không thể chữa trị, và sẽ qua đời trong vòng chưa tới một năm kể từ tháng 8 năm ngoái. Điện văn này do tòa lãnh sự Mỹ ở Istanbul gửi về nước lúc đó, dựa trên lời của một doanh gia có quan hệ gần gũi với cựu Tổng thống Iran Rafsanjani.

Liên quan tới Iran còn có một tin bị lộ được coi là tế nhị nhất. Đó là lời phát biểu của quốc vương Á Rập Xê-Út muốn Hoa Kỳ tấn công Iran để gọi là “chặt cái đầu con rắn” vì mối lo Iran có vũ khí hạt nhân.

Bên cạnh đó có nhiều chuyện đã và sắp được tiết lộ có thể làm nhiều chính phủ đỏ mặt, nhất là Washington.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngỏ lời xin lỗi sâu xa về vụ tiết lộ này, trong đó có những trao đổi riêng tư trong ngành ngoại giao Mỹ về những nhận xét và đánh giá đối với các đối tác ngoại giao. Có lúc Ngoại trưởng Hoa Kỳ tỏ ra muốn giảm nhẹ tác động của sự kiện xấu hổ này. Bà tuyên bố, những điều tiết lộ về Iran chẳng làm ai ngạc nhiên cả.

Phát ngôn viên tòa Bạch ốc Robert Gibbs nói rằng Tổng thống Barack Obama khá phiền lòng về những tài liệu mật bị WiliLeaks tiết lộ, và chính phủ không loại việc sử dụng biện pháp pháp lý đối với người đưa tin ra ngoài.

Ngoại trưởng Mỹ cũng không đề cập tới website WikiLeaks, mà cho biết sẽ thi hành những biện pháp mạnh đối với những ai tiết lộ cho WikiLeaks. Bà Hillary Clinton tuyên bố sự tiết lộ đó làm tổn hại nỗ lực của Washington trong công cuộc hợp tác với nhiều nước khác, nhưng bà tin tưởng rằng mối quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ sẽ được giữ vững trước mối thử thách do sự tiết lộ đem lại.

Ai đang trong tầm ngắm?

Báo chí Mỹ nhắc tới một quân nhân 23 tuổi, cựu nhân viên phân tích tình báo của quân đội Mỹ.

Bà Hillary Clinton nói trong cuộc họp báo ở Washington hôm 29/11 rằng, bà rất lấy làm tiếc với vụ Wikileaks. AFP photo

Từ sau vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2000, bộ ngoại giao và bộ quốc phòng Mỹ đã nối kết hai hệ thống computer tối mật với nhau để nhanh chóng chia sẻ tin tức. Những ai được quyền tiếp cận hệ thống này đều có thể lấy tin tức quân sự từ chiến trường cũng như tin về các hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ trên tòan thế giới. Đó chính là hệ thống mà Hạ sĩ Bradley Manning được tiếp cận, và đã tải xuống một đoạn vidéo mật về vụ trực thăng Mỹ tấn công hồi 2007 làm chết hơn chục người ở Iraq.

Đoạn phim này được WikiLeaks tiết lộ hồi tháng tư, và Bradley bị bắt, giam tại căn cứ Thuỷ quân lục chiến Quantico ở Virginia. Anh này còn bị kết tội đã tải hơn 150 ngàn tài liệu của bộ ngoại giao và tiết lộ ra ít nhất là một số điện văn mật trong số đó. Bradley có hành động này khi tham dự công tác tình báo của Lữ đoàn 2, Sư đoàn 10 Sơn cước hoạt động tại Iraq. Anh chàng đem khoe mọi việc với một người khác, thế là bị tố cáo và bị bắt ngay.

Giới ngoại giao trên thế giới cũng phải tiếp sức Mỹ làm giảm nhẹ sự tai hại động trời này.

Phát ngôn viên bộ ngoại giao Á Rập Xê-Út tuyên bố nước ông không quan tâm tới những chi tiết đó, và cũng không lưu ý đến tính xác thực của nguồn tin, nên không có gì bình luận.

Anh quốc tuyên bố tiếp tục cộng tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong mọi vấn đề, mặc dù báo chí cho biết sẽ tiết lộ những điều phê phán không hay của ngành ngoại giao Mỹ đối với Thủ tướng Anh David Cameron và cựu thủ tướng Gordon Brown.

Afghanistan xác định rằng mối quan hệ với Hoa Kỳ sẽ không bị ảnh hưởng vì những tiết lộ về Tổng thống Hamid Karzai, coi ông như con người yếu ớt và hoang tưởng, nhiều âm mưu, em ông là trùm tham nhũng và buôn ma túy.

Phát ngôn viên của Tổng thống Afghanistan nói nước ông không thấy có điều gì cụ thể, và chính phủ Kabul chờ xem còn gì thêm nữa trước khi nhận định.

Liên Bang Nga cũng tuyên bố chẳng có gì mới mẻ đáng nhận xét trong điều được coi là ý kiến của giới ngoại giao Mỹ rằng nước Nga là một xứ sở Mafia do Thủ tướng Putin cai trị chứ không phải do Tổng thống Medvedev. Một viên chức điện Kremlin còn nói giới ngoại giao Nga nhiều khi cũng bộc trực như vậy trong những lúc trao đổi riêng với nhau.

Phát biểu tương tự, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ Phillip Crowley nói giới ngoại giao khắp nơi đều là như thế, mọi quốc gia đều thu thập những tin tức từ đó hình thành chính sách ngoại giao.

Tòa Bạch ốc thì nói rằng từ bản chất, các báo cáo tại chỗ từ các nơi về Washington là thẳng thắn bộc trực nhưng không phải là hoàn toàn đầy đủ. Đó cũng chẳng phải là sự bày tỏ chính sách hay quyết định cho những chính sách sau cùng.

Việt Long [Nguồn RFA]
2010-11-30

“Thần tượng” của Tố Hữu sụp đổ: Quốc hội Nga thừa nhận tội ác Stalin

Le Dien Duc

Nghị quyết được thông qua tại quốc hội Nga ngày thứ Năm, 25/11/2010, với 342 phiếu thuận, 57 chống, không ai bỏ phiếu trắng, công nhận vụ giết hại gần 22 ngàn sĩ quan Ba Lan vào mùa xuân năm 1940 là tội ác của chế độ Stalin và Liên Xô, là một nhà nước độc tài toàn trị, phải được xem là một thay đổi có tính đột phá.

Muộn còn hơn không! Quốc hội Liên bang Nga (Duma) đã thông qua một nghị quyết về vụ thảm sát Katyn.

“Mục tiêu của chúng tôi là loại bỏ sự dối trá về Katyn” – Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại của Duma, Konstantin Kosachov, cho biết.

Vụ thảm sát tại rừng Katyn vào tháng 3 năm 1940 là trang sử đen tối giữa Ba Lan và Nga. Vào năm 1940, theo sắc lệnh của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô do Stalin đứng đầu, an ninh Nga đã bắn bỏ tập thể gần 22 ngàn sĩ quan quân đội cảnh sát của Ba Lan tại rừng Katyn. Theo dư luận, Stalin bằng cách này muốn trả thù cho sự thất bại của Hồng quân Liên Xô trong cuộc xâm lược Ba Lan vào năm 1920 và hủy diệt những thành phần ưu tú của quân đội quốc gia Ba Lan.

Suốt trong thời kỳ cộng sản ở Nga và Ba Lan, sự kiện thảm sát Katyn đã bị ém nhẹm và tội ác này bị đẩy sang cho quân đội phát xít Hitler. Mọi đề tài liên quan đến Katyn bị cấm kỵ, nhào nặn trong dối trá và chỉ được bạch hóa dần sau khi hệ thống cộng sản bị sụp đổ ở Ba Lan vào năm 1989 và tại Liên Xô vào năm 1991.

Các hố chôn tập thể tại rừng Katyn được khai quật để điều tra

Toàn bộ tài liệu tuyệt mật về Katyn được giữ trong “Hồ Sơ Số 1” mà chỉ người lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước Nga mới có quyền tiếp cận. Đến thời kỳ “Perestroika”, Michail Gorbaczev quyết định cho mở hồ sơ nghiên cứu và tháng 4/1990 nhân chuyến thăm của Tổng thống Ba Lan Jaruzelski, lần đầu tiên lãnh đạo cao nhất của nhà nước Nga xác nhận tội ác được thực hiện bởi an ninh Liên Xô. Năm 1992, thừa lệnh Tổng thống Nga Boris Jeltsin,Tổng giám đốc Viện lưu trữ Nga trao cho Ba Lan copy một phần bộ hồ sơ Katyn, trong đó có sắc lệnh xử bắn tập thể do Stalin và các thành viên khác của Bộ Chính trị Liên Xô ký ngày 5/3/1940. Ngày 7/4/2010, Thủ tướng Nga Putin đã đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân của tội ác Stalin tại khu nghĩa trang Katyn. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng đã từng phát biểu vài lần trước báo chí rằng, vụ thảm sát Katyn là tội ác của chủ nghĩa Stalin và chế độ ở Liên Xô là chế độ toàn trị và nước Nga hiện nay không phải là Liên Xô.
Tuy nhiên tất cả những động tác trên đây đều xuất phát từ thiện chí nhìn nhận sự thật mang tính cá nhân của các nhà lãnh đạo Nga hơn. Đề tài Katyn vẫn rất nhạy cảm và chưa bao giờ nhất quán, đạt được đồng thuận rộng rãi ở Nga. Thậm chí trong năm 2005, Viện công tố Nga đã tuyên bố đóng hồ sơ Katyn sau nhiều năm điều tra với sự cộng tác của phía Ba Lan.

Nghị quyết được thông qua tại quốc hội Nga, với 342 phiếu thuận, 57 chống, không ai bỏ phiếu trắng, công nhận vụ giết hại gần 22 ngàn sĩ quan Ba Lan vào mùa xuân năm 1940 là tội ác của chế độ Stalin và Liên Xô là một nhà nước độc tài toàn trị, phải được xem là một thay đổi có tính đột phá.

Trình bày tại quốc hội với dự thảo nghị quyết mang tên “Bi kịch của cuộc thảm sát và các nạn nhân của nó“, Konstantin Kosachov nói rằng, nghị quyết được thông qua sẽ là một bước tiến tới hòa giải với người Ba Lan và “ý đồ tẩy rửa tội ác của Stalin là không thể chấp nhận”. – “Đây không phải là một quyết định dễ dàng. Đây là một khoảnh khắc của sự thật đối với tất cả chúng ta” – ông nói.

Và nước Nga sẽ tiến hành một cuộc điều tra mới về hồ sơ Katyn.

Theo Kosachov, trong Thế chiến II, tại châu Âu dân tộc Ba Lan đã chịu đựng nhiều đau thương và tổn thất nhất, nhưng sự hòa giải giữa Ba Lan với Đức đã trở thành hiện thực. Cũng như sự hoà giải của Ba Lan với Ucraina, mà một trong những biểu hiện là hai nước đồng tổ chức vòng chung kết bóng đá Âu châu vào năm 2012.

Kosachov nhấn mạnh rằng nghị quyết của quốc hội Nga có ý nghĩa to lớn đối với dân chúng Nga và các đại biểu đã thay mặt họ trả món nợ đạo đức cho cha ông.

Phía Ba Lan đã đánh giá rất cao quyết định khó khăn của quốc hội Nga. Dư luận báo chí cho rằng, thêm cử chỉ thiện chí khác của Nga trước chuyến thăm Ba Lan chính thức của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vào ngày 6/12 tới

Lê Diễn Đức

***

Về nhân vật Stalin, nhà thơ Tố Hữu, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có những vần thơ sau :

“Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
…Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười

Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!

Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!”

They cut off the head of Stalin’s statue, leaving only his boots

Josef Stalin statue removed from hometown in Georgia

A giant statue of Josef Stalin that stood in his hometown for almost six decades has been toppled as Georgia finally disowned its most infamous son.

Workers dismantle the statue of the Soviet dictator Josef Stalin from the central square in his hometown of Gori Photo: REUTERS
By Andrew Osborn in Moscow 5:24PM BST 25 Jun 2010
The statue depicted “Uncle Joe” standing up with one hand tucked into his great coat as he stared across the Caucasus Mountains.

It is thought to have been one of the most imposing likenesses of the tyrant in the world.

Erected in the Georgian town of Gori in 1952, a year before Stalin died, the 20ft bronze statue stood on a soaring granite plinth and had survived a 1960s Kremlin campaign to banish Stalin’s memory as well as a Russian military bombardment in 2008.

But Mikheil Saakashvili, Georgia’s pro-Western president, said he wanted the statue moved into a local museum that devoted to the Soviet dictator.

He argued that the late dictator was too closely associated with what he called the “Soviet occupation of Georgia”.

“A memorial to Stalin has no place in the Georgia of the 21st century,” he said.

A statue commemorating the victims of Georgia’s short and disastrous war with Russia in 2008 would take the Stalin statue’s place, he added.

Giorgy Baramidze, Georgia’s minister for European integration, explained that calls for the Stalin statue’s removal had multiplied since the war against Russia.

“The presence of that monument in the centre of Gori was especially shameful after the Russian aggression… by a state that is a legal successor to the Empire once created by Stalin,” he said.

“Our historical ideals should be people who tried to build a normal civilised country rather than bloodthirsty hangmen.”

Officials in Gori, where Stalin was born on 18 December 1878, had the statue removed in the dead of night to avoid protests.

Stalin, born Josef Dzhugashvili, remains a popular figure with many older Georgians and the authorities did not want trouble.

Police set up a barrier to keep curious onlookers at bay and workers loaded the statue onto the back of a flatbed truck before driving off to an unknown destination.

Baffled Gori residents said they awoke on Friday morning to find the likeness of their most famous son oddly absent.

Some of them, particularly older people who grew up in the Soviet Union, were angry, while the Georgian Communist party said it was “in shock”.

“This signifies the downfall of our nation,” said senior Communist party official Soso Gagoshvili. “The authority of the Georgian nation could sharply fall around the world as a result of this. How could they treat the memory of a person who saved the planet in this way?”

The son of a cobbler and a serf, Stalin grew up in grinding poverty in Gori and almost died there from a bout of smallpox he contracted at the age of seven. The illness permanently scarred his face

It was in Gori that he learnt to speak Russian at a strict church-run school before he went on to study to be a priest at a Georgian Orthodox seminary in the capital, then known as Tiflis.

In the Soviet era, an unapologetically hagiographic museum devoted to his life drew tens of thousands of visitors every month. It is still open today and it is there that the toppled statue is expected to find a home. The museum contains his personal effects and the modest hut where he grew up but makes scant mention of the purges, the Gulag, and the man-made famines he oversaw that killed millions. That too is to change, however, with the museum being overhauled to present a more balanced view of his legacy.

Nguon: vietthuc.org

CÁCH MẠNG DÂN TỘC, DÂN CHỦ LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN ĐỘC TÀI, PHẢN DÂN TỘC,PHI DÂN CHỦ, SẼ DIỄN RA Ở VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

Chu Chi Nam

Không ai chối cãi rằng chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay là một chế độ phản dân, hại nước, một chế độ phi dân chủ, phản nhân quyền, đi ngược lại đà tiến bộ của văn minh nhân loại. Chế độ này sớm muộn sẽ bị đào thải. Nhưng nó bị đào thải như thế nào ? Dân tộc Việt Nam, kể tất cả mọi thành phần, từ nông dân, công nhân, trí thức, cho tới ngay cả những người cộng sản phản tỉnh, phải làm gì để giật sập chế độ này?

Nói một cách khác, cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ sẽ diễn ra thế nào ở Việt Nam trong tương lai.

Chúng ta hãy cùng nhau xét vấn đề.

Cách mạng là gì?

Cách mang theo nghĩa đông phương, thì cách là lấy đi, mạng là số mạng, theo đó một ông vua là được mạng trời để trị dân; nhưng ý dân là ý trời; làm trái ý dân là trái ý trời; vì vậy những ông vua tàn bạo, làm trái ý dân có nghĩa là làm trái ý trời, nên trời đã lấy lại cái mạng đi. Như vua Trụ bên Tàu tàn bạo, nên vua Trụ đã bị trời cách cái mạng đi để trao cho cho Vũ Vương nhà Chu.

Theo tây phương, chữ cách mạng (révolution) lúc đầu có nghĩa là một chu kỳ; như trái đất quay chung quanh mặt trời một vòng là cách mạng; nhưng về sau, cách mạng có nghĩa là một sự thay đổi lớn; như thuốc trụ sinh là một cuộc cách mạng trong y khoa; váy ngắn phụ nữ là một cuộc cách mạng trong thời trang y phục.

Trong lãnh vực chính trị, kinh tế, lịch sử và xã hội, thì cách mạng có nghĩa là một thay đổi lớn, mau lẹ, nhằm vào 3 cơ chế chính, chứ không phải nhằm vào những cơ chế phụ, của một xã hội:

1) Thay đổi thể chế chính trị, chẳng hạn từ quân chủ sang dân chủ, ngày hôm nay thường là bắt đầu bằng thay đổi hiến pháp, vì hiến pháp thường được coi là nền tảng của một chế độ.

2) Thay đổi giai tầng lãnh đạo, vì những người này là những người thi hành của chế độ cũ.

3) Thay đổi trật tự xã hội; vì thường khi cách mạng xảy ra là vì xã hội trở nên quá bất công, nên cần phải thay đổi trật tự cũ bất công bằng một trật tự mới công bằng hơn.

Một câu hỏi đến với chúng ta là tại sao Việt Nam hiện nay cần phải có cách mạng chứ không phải cải cách?

Câu trả lời đó là chế độ hiện nay là một chế độ độc tài đi ngược lại lòng dân và trái với chiều hướng tiến bộ của nhân loại. Hiến pháp hiện hành vẫn cho rằng «Chủ nghĩa Mác Lê là nền tảng, là ánh sáng soi đường cho chế độ». Trong khi đó thì cả thế giới kết án chủ thuyết này, chỉ mang lại độc đoán, độc tài, bất công và nghèo đói cho dân tộc nào phải chịu sự áp dụng của chủ thuyết này. Bà thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Nga Mevdevev, những người đã từng sống dưới chế độ cộng sản, đã không ngần ngại tuyên bố là chế độ cộng sản là một guồng máy sản xuất sự dối trá, giết người và đau khổ, không những cho chính nước theo chủ nghĩa đó, mà còn cho nước khác.

Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay, thì nói như nhà văn Dương Thu Hương: «Dân tộc Việt Nam dù có mù chữ chăng nữa cũng nhận thấy giới lãnh đạo cộng sản vừa tối tăm, ngu dốt, vừa ác ôn, côn đồ và hèn hạ.» Giới lãnh đạo như vật thì làn sao có thể đưa đất nước đến chỗ tiến bộ.

Về trật tự xã hội, thì trật tự hiện hành là một trật tự quá bất công. Đảng đoàn cán bộ, con ông cháu cha tiêu tiền vứt qua cửa sổ, trong khi đó người dân không có tới 1$, một ngày để sống. Tình trạng nhà thương, trường học thì xuống cấp. Bằng cấp giả tràn lan. Tệ nạn xã hội thì tăng thêm mỗi ngày. Con có thể giết cha mẹ, cha mẹ có thể bán con vì một vài chục $.

Có người còn nói cuộc cách mạng Việt Nam hiện nay còn phải là một cuộc cách mạng dân tộc độc lập cứu quốc và dân chủ kiến quốc. Tại sao?

Đất nước Việt Nam, từ ngày Hồ chí Minh được Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản nuôi dưỡng, rồi đưa về cướp chính quyền từ ngày 19/8/1945 tới nay chưa có độc lập. Có tương đối độc lập với Đệ Nhất Cộng Hòa, nhưng ngắn ngủi không đầy 10 năm, còn hoàn toàn bị lệ thuộc, và lỗi chính là họ Hồ và đảng cộng sản, vì họ đã đặt Việt Nam dưới gông cùm cộng sản, biến nước Việt Nam thành bãi chiến trường của cuộc tranh hùng tư bản- cộng sản. Miền Bắc, thì cộng sản hoàn toàn vâng lời cộng sản Nga – Tàu. Trước thì hoàn toàn vâng lời Nga sô, nay thì hoàn toàn vâng lời Tàu.

Trên thực tế Việt Nam hiện nay đang bị Trung Cộng đô hộ lần thứ 5. (1)

Miền Nam, thì để be bờ sự tràn xuống của cộng sản, người Mỹ đã phải đổ bộ quân vào, nhất là dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, nên chủ quyền quốc gia cũng không còn.

Vì vậy dân tộc Việt phải can đảm đứng lên đấu tranh để làm một cuộc cách mạng dân tộc, độc lập, cứu quốc.

Tại sao lại là cách mạng dân chủ?

Vì dân chủ là mảnh đất mầu mỡ để cho con người phát triển. Thật vậy, chúng ta có thể ví con người, dù da vàng, da trắng, da đen hay da đỏ, như một hạt mầm. Nếu nó được gieo trên một mảnh đất mầu mỡ, có nghĩa là khi người dân được sống dưới một chế độ dân chủ do chính bàn tay mình bầu ra hay truất phế, có thể khen hay chê giới lãnh đạo, được hưởng những quyền tự do căn bản, như tự do bầu cử, tự do ngôn luận, thì khi đó người dân cũng như hạt mầm được nẩy mầm và phát triển. Ngược lại cũng con người đó, nhưng phải sống dưới một chế độ độc tài, thì tài năng sẽ thui chột. Thí dụ cụ thể nhất là 2 dân tộc Bắc Hàn và Nam Hàn. Cùng là người Hàn, nhưng Nam Hàn theo chế độ dân chủ, mặc dầu mới gần đây, hiện nay là cường quốc kinh tế thứ 10 trên thế giới, vừa mới là chủ nhân tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh 20 quốc gia lớn nhất trên thế giới. Trong khi đó thì Bắc Hàn theo chế độ độc tài cộng sản, dân đang chết đói

Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ này diễn ra như thế nào, ai là những thành phần tham dự, phải chăng chỉ có những thành phần nghèo đói, như nhiều người nghĩ từ trước tới nay.Không nhất thiết. Chúng ta thấy dân Bắc Hàn đang bị chết đói mà không đứng lên. Trong khi đó, những cuộc cách mạng dân chủ mới xẩy ra gần đây, phần lớn tại những nước có một sự phát triển tương đối cao, giai tầng tham gia phần đông là sĩ phu, trí thức, sinh viên, học sinh, thường thuộc giai tầng trung lưu.

Vì là một cuộc cách mạng độc lập cứu quốc và dân chủ kiến quốc, nên nó liên quan đến mọi người không phân biệt giai tầng xã hội, từ nông dân, tới công nhân qua sĩ phu, trí thức và ngay cả những người cộng sản, phản tỉnh yêu nước.

Cuộc cách mạng này diễn ra dưới hình thức bạo động hay bất bạo động?

Thật khó có câu trả lời chính xác. Xét kinh nhiệm lịch sử trong quá khứ và nhất là qua những cuộc cách mạng dân chủ gần đây, từ Liên Sô qua Đông Âu, tới Phi luật Tân, Nam dương, thì thường là từ những bất mãn của dân đã ngấm ngầm chồng chất từ lâu, sau đó lan sang giới sinh viên, học sinh, rồi ngay cả giới cầm quyền, làm cho chính quyền phân tán và đi đến chỗ sụp đổ.

Ngày hôm nay, nhiều người nghi ngại về khủng bố, nên khi nói đến bạo động, thường sợ bị cáo buộc là khủng bố. Nhưng chúng ta phải nhớ đến quyền tự vệ chính đáng của người dân. Khi người dân bị đàn áp bóc lột đến quá độ, thì họ có quyền dùng bất cứ phương pháp nào để tự vệ, điều được ghi ngay trong Lời Tuyên Bố Độc Lập Hoa kỳ và cả trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền. Hiện nay hàng năm có cả 100 000 cuộc nổi dậy ở Trung Cộng, có những vụ sô xát, để tự vệ, người dân dùng ngay cả cuốc thuổng, dao búa, để chống trả lại, có những vụ làm chết và bị thương cả ngàn người về 2 phía chính quyền và người dân; nhưng thế giới không kết án là khủng bố, vì đây là quyền tự vệ chính đáng của người dân.

Tất nhiên những cuộc biểu tình này phải được hướng dẫn và tổ chức. Những người lãnh đạo không nhất thiết là những người sĩ phu, trí thức, có thể là đại diện giới thợ thuyền, công nhân như Lec Walesa ở Ba Lan, với sự giúp đỡ của giới trí thức, có thể lãnh đạo bởi ngay những người cộng sản phản tỉnh như Boris Etlsine ở Liên Sô. Nếu biến cố Thiên An Môn thành công, thì đây cũng là một cuộc cách mạng, và người lãnh đạo không ai hơn là Triệu tử Dương, đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Trung quốc. Ở Nam Dương và Phi luật Tân, thì giai tầng trí thức và sinh viên giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là ở Phi thì đằng sau có sự cố vấn của những lãnh tụ tôn giáo.

Cuộc cách mạng tương lai Việt Nam là một cuộc cách mạng dân tộc, độc lập, cứu quốc, vì Việt Nam hiện nay đang bị đô hộ bởi Trung Cộng, giới lãnh đạo CSVN chỉ là tay sai, thái thú, Trung cộng đang áp dụng một chính sách đô hộ vô cùng thâm độc, dùng người bản sứ để cai trị người bản sứ, dùng chính sách tằm ăn dâu, gậm nhấm từng tấc đất của chúng ta; đó là một cuộc cách mạng dân chủ kiến quốc, vì dân chủ là mảnh đất mầu mở để cho con người phát triển, để cho dân giàu, nước mạnh. Dân có giầu, nước có mạnh mới có thể giữ vững được nền độc lập và theo kịp đà tiến hóa của văn minh nhân loại. (1)

Nó liên quan đến mọi người, mọi giai tầng, ngay cả những người cộng sản phản tỉnh, yêu nước, sớm thức thời, đứng về hàng ngũ quốc gia, dân tộc, từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, tránh sự lệ thuộc Trung cộng.

Chu chi Nam
Paris ngày 26/11/2010
(1) Xin xem thêm những bài về cách mạng, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/

Những vụ đánh chết kẻ gian bắt chó chẳng qua là phản ứng của dân đối với sự vô cảm của Chính quyền

Người thì nói, dân ta nhiều người còn khổ, văn bản lợi dân còn thiếu, vội gì văn bản mấy chuyện nhỏ như bảo vệ lũ chó nuôi, học sao được bọn Tư bản nó giàu, nó bảo vệ chó là nó mị dân cho dịu phong trào Công nhân đấu tranh thôi, mấy cái vụ mị dân bảo vệ động vật nuôi của bọn Tư bản có nói trong Tuyên ngôn Quốc tế Cộng sản từ xưa rồi. Có kẻ hỏi lại, chuyện nào là to, là nhỏ ; chuyện cái tượng đài xây giữa công viên là to, còn chuyện thằng khố rách áo ôm cửu vạn bần cùng đeo hàng ba lô gần biên giới, con mẹ buôn thúng bán bưng vỉa hè, đều đầu tắt mặt tối mấy miệng ăn ở nhà đang trông chờ, có hề gì là hôm ấy đói, đó là chuyện nhỏ ư ; nhỏ to do thân phận con người ư ?

Đêm khuya tỉnh lẻ, tiếng pô xe máy của bọn gian bắt chó bỏ chạy khi bị đuổi bắt gầm rít lộng óc, đuổi theo sau là xe của lực lượng chức năng tuần tra đêm, đuổi gần chục cây số, bọn gian ném lui sau ớt bột cay tung toé vào nhóm rượt đuổi, bám đuôi nhau rồi cũng ép được chúng sắp dừng xe, bất ngờ chúng lôi ra hung khí chống trả và thoát được.

Vài đêm sau đó, khi lực lượng chức năng nghi ngờ kiểm tra người và phương tiện, phát hiện đồ nghề kẻ gian, lấy cung, bắt được mấy thằng gian đi bắt chó. Thản nhiên như không chúng than hôm nay xui, chấp nhận về bốt nộp phạt xong mai lại tiếp tục đi bắt chó nữa.

Sáng, từ quán ăn sáng đến quán cà phê khu phố, dân biết chuyện xôn xao phấn khởi, phấn khởi hơn cả chuyện biết mấy kẻ trộm nhà giàu bị bắt, bắt được bọn bắt chó là mừng rồi.

Nhưng, lại mấy hôm sau, nhà gần trước cổng trụ sở Công An tỉnh, đứa bé ra mở cổng đón bố mẹ về, tay bồng con chó cưng, thả chú cún xuống để xách giùm đồ cho mẹ, bất thình lình có chiếc xe máy rồ ga vọt qua dùng gậy có tròng kéo con chó vụt đi mất hút trước tiếng la hét thất thanh của cô bé, đứng như trời trồng của bố mẹ. Chú chó cưng nuôi gần chục năm, coi như con như em trong gia đình. Mất đi mà buồn mấy ngày ăn cơm nuốt khó trôi.
Lại thêm một tối nữa, người đàn ông dắt chó đi dạo, thình lình có chiếc xe máy vụt qua, tròng cổ con chó giật văng dây từ tay người dắt, cố dằng lại bị kéo lê giữa mặt đường.

Gần ngã ba đường 9 đi Nam Lào, nhà mặt tiền, chủ nhà ngồi trên ban công tầng hai nhìn xuống đường, con chó của nhà nằm trước hiên sát lề đường, nhà không có cổng, chỉ cửa sát lề đường, có chừa một lỗ bên để chó chui ra vào, một tiếng nổ cạch, có kẻ vừa xuất hiện từ chỗ rình mò, dùng súng bắn chuột của Trung Quốc sản xuất bắn chó, bị thương tội nghiệp cố lết vào lỗ chui, nhưng không kịp, túm chó, kẻ gian còn hướng nòng súng lên ban công như có ý doạ chủ nhà đang định tìm cách nhanh nhất lao xuống, chiếc xe máy đồng bọn chờ sẵn vọt tới chở lao đi.

Thỉnh thoảng đọc báo, biết tin có những địa phương dân tình bắt được kẻ gian bắt chó đã hùa lại đánh cho chết.

Cũng có vụ lại chính chủ nhân của chó bị bắt rượt đuổi bị kẻ gian đánh tử vong.

Trên đất nước Việt Nam có quá nhiều quán bán thịt chó, nhưng rõ ràng là nguồn thịt lại chủ yếu bất minh. Thử rảo qua phố thịt chó Nhật Tân, khách nghèo đừng hòng vào đấy, khách chủ yếu là thu nhập khá trở lên. Để ý hơn, có rất nhiều vị thuộc các cơ quan Trung Ương vào dịp cuối tuần khao nhau ở đó.

Các tỉnh lẻ, số quan chức thích ăn thịt chó cũng nhiều lắm, kẻ gian bán cho quán xá giá tầm trên dưới trăm ngàn một cân hơi, nhưng đó mới là giá ở tỉnh lẻ thôi, tuy vậy đêm chúng chỉ cần bắt được hai ba con là có mấy triệu bạc rồi. Mới có chuyện vợ bán lô đề khách tiền lẻ, chồng hành nghề bắt chó mà cả nhà sống phủ phê.

Suốt chặng đường quốc lộ 1A, ngày nào cũng thấy có xe tải lồng sắt mỗi xe chở hàng trăm con chó từ miền Nam, miền Trung hướng về Thủ đô thiêng liêng nào ta tiến; toàn chó của kẻ gian cung cấp. Xe không che đậy băng băng giữa làn gió bấc mưa phùn rét căm căm, tiếng chó đói rét đè chồng lên nhau tru lên nghe thảm thiết như kêu cứu thảm thiết vô vọng não nề.
Công An thì nói nếu bắt được mấy vụ kẻ gian về thịt heo, thịt bò thì còn định giá được, trộm hơn hai chục con gà còn định giá được là hơn hai triệu đồng để truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng chó thì chịu không định giá được nên Công An cũng chịu; chờ văn bản Nhà nước ban hành để có căn cứ xử lý hiệu quả vậy.

Người cho rằng, ai ra văn bản đó, họ là những nhà chức trách Trung Ương, nghiền thịt chó vậy, đề xuất biểu quyết cho ra văn bản để nhịn thèm à.
Người thì nói, dân ta nhiều người còn khổ, văn bản lợi dân còn thiếu, vội gì văn bản mấy chuyện nhỏ như bảo vệ lũ chó nuôi, học sao được bọn Tư bản nó giàu, nó bảo vệ chó là nó mị dân cho dịu phong trào Công nhân đấu tranh thôi, mấy cái vụ mị dân bảo vệ động vật nuôi của bọn Tư bản có nói trong Tuyên ngôn Quốc tế Cộng sản từ xưa rồi. Có kẻ hỏi lại, chuyện nào là to, là nhỏ; chuyện cái tượng đài xây giữa công viên là to, còn chuyện thằng khố rách áo ôm cửu vạn bần cùng đeo hàng ba lô gần biên giới, con mẹ buôn thúng bán bưng vỉa hè, đều đầu tắt mặt tối mấy miệng ăn ở nhà đang trông chờ, có hề gì là hôm ấy đói, đó là chuyện nhỏ ư; nhỏ to do thân phận con người ư?

Có kẻ hỏi thêm, trộm cắp là hành vi lén lút bí mật chiếm đoạt, nhưng giật chó từ tay chủ nhân kéo rê giữa đường không còn là bí mật, mà là công khai giằng giật, rõ ràng là cướp giật, cớ sao báo chí mấy ông Nhà nước cứ quen mồm quen tay in ra chỉ là trộm thôi.

Trong xử án, có việc xử bồi thường tổn thất tinh thần, dù chỉ bị huỷ hoại tài sản không lớn, nhưng tình cảm gia đình mà con chó cũng mặc nhiên được coi như là thành viên, tổn thất tinh thần không ở đó thì là ở đâu.

Khi tổn thất tin thần của nhân dân liên tiếp xảy ra thời gian quá dài mà Nhà nước không có biện pháp hiệu quả, thậm chí vô tâm từ phía không ít quan chức Chính quyền, mà trong đó kiêm nhiệm nhiều nhà làm Luật, làm Pháp quy, chức năng trật tự trị an địa phương, hay thậm chí là cái bộ phận trong cơ quan An ninh chuyên nắm bắt tâm tư dư luận quần chúng phòng chống thế lực thù địch tác động tình cảm nhân dân gây bất mãn, khiếu kiện, biểu tình, gây rối v.v… biết rõ cả chuyện hàng xóm láng giềng mâu thuẩn nhau chuyện cây cà cây muống nhưng chuyện mất chó thì chẳng để tâm, thì, dân phản ứng bằng TỰ XỬ là giải pháp tuyệt vọng rồi.

Dẫu dân tình đây đó vẫn có nhiều nơi còn lạc hậu, nhưng tình cảm con người khi mất mát thì đâu có phân biệt được hơn thua chỉ bởi thành thị, nông thôn, người ít học, kẻ tài cao cho đặng. Dân phải phản ứng chớ.

Jony Bắp

Nguon: baotoquoc

Nỗi buồn xuất khẩu lao động

Di chứng trên cơ thể Trường

Đài Loan, Nam Hàn, Mã Lai….những cái tên xa lạ dần dần đã trở thành quen thuộc trong các hang cùng, ngõ hẻm, trên các ruộng đồng, làng núi xa xôi. Và những cô bé, những trai làng trẻ tuổi đã tưởng tượng, đã mơ mộng đến một vùng đất hứa. Vùng đất mà ta có thể kiếm ra tiền không mấy cực nhọc, vùng đất sẽ đưa chị, đưa em, đưa cha đưa mẹ ra khỏi cảnh nghèo đói triền miên ở làng mạc xác xơ.

Thế rồi, lần lượt người ta bỏ đất ra đi. Đi với một món nợ kếch xù trên vai, món nợ mà nếu còn ở Việt Nam, chắc không bao giờ người ta dám mượn. Mượn nợ để có ngày thoát nợ, họ nghĩ như thế ! Anh đi vào miền Nam kiếm ăn, chị tham gia chương trình xuất khẩu lao động để xóa đói giảm nghèo của nhà nước…. Ngôi làng bỗng chốc trở thành hoang vắng, chỉ còn ông bà già và trẻ em ở lại giữ gìn mảnh ruộng đìu hiu.

Chỉ hơn 1 giờ bay, một trong những thiên đường mơ ước đó đã hiện ra trước mắt : Mã lai !!!. Cũng nắng miền nhiệt đới, , cũng hàng dừa, cũng lũy tre, cũng biển mặn như quê hương …và một tương lai đầy hứa hẹn ! Sau chuyến bay đầu tiên trong đời, những gương mặt mệt mỏi nhưng hân hoan nghĩ đến ngày mai, đến những cổ máy hiện đại mà nay mai đây mình sẽ là người điều khiển. Được ra nước ngoài đã là 1 sự kiện lớn trong đời, lại còn kiếm được nhiều tiền cho thằng cu, cái bé, xây lại ngôi nhà, bốc lại nắm mộ. Chỉ nghĩ tới là lòng đã lâng lâng..

Cái lạnh của máy điều hòa trong phi trường KLIA cũng không lạnh bằng cái lạnh trong lòng của họ sau khi ngồi hơn 3 tiếng đồng hồ trong phi trường mà không thấy một ai ra đón. Những gương mặt hân hoan đã biến sang ngỡ ngàng và chuyển nhanh thành sợ hãi. Họ như những con thú xa bầy, đang bơ vơ trước một cánh rừng xa lạ. Họ bám chặt lấy hành lý và bám chặt lấy nhau như tìm chút nương tựa nơi kẻ cùng cảnh ngộ. Trong một thoáng, họ cảm thấy hối hận đã đến đây và sợ hãi nghĩ đến món nợ to còn đợi ở quê nhà…

Sau những giờ phút chờ đợi dài đăng đẵng, thế rồi cũng có người đến đón họ. Không phải là chị Hai, anh Ba nói cùng ngôn ngữ. Mà là những khuôn mặt xa lạ, tiếng nói cũng xa lạ. Họ không hiểu gì hết, chỉ biết răm rắp đi theo. Đi đâu? không biết! đủ xa để họ có thể ngắm một phần xứ sở mà họ sẽ phải làm quen trong 3 năm sắp tới.

Nhóm của họ bị chia ra thành nhiều mảnh, thôi thì phận ai nấy lo. Vẫn là cái ngôn ngữ xa lạ ấy, Họ bảo ký giấy, ừ thì ký, họ bảo đưa hộ chiếu cho họ giữ, ừ thì đưa. Hỏi làm gì, mà biết làm thế nào để mà hỏi. Cái sợ nó đã ngấm vào xương tủy rồi. Từ nhỏ đến lớn, chỉ học mỗi cái vâng lời; Vâng lời là yên chuyện. Vả lại, hỏi han lôi thôi, họ đuổi về nước thì khốn!

Rồi mọi chuyện cũng đâu vào đấy, những bước bỡ ngỡ lúc đầu cũng qua. Ở quê nhà, ngủ đất đã quen, sang đây chủ cho 8 người ngủ trong 1 container, mỗi người được 1 ngăn khoảng 1 mét ngang 2 mét dài đã là hạnh phúc. Ngày làm việc 12- 14 tiếng, khuya về lọc cọc xách nồi nấu ăn, hôm nào mệt quá thì ngủ luôn đỡ tốn cơm, sáng sớm hôm sau đi làm tiếp. Một tuần làm 6-7 ngày. Chẳng cần biết mặt trời Mã Lai tròn hay méo. Bệnh ư? cứ nghỉ, họ chỉ trừ lương thôi, trừ lương có nghĩa là kéo dài nợ, thế thì đi làm vậy. Nó mắng chửi ư? cứ giả vờ điếc, gục mặt xuống tiếp tục làm như con đà điểu chui đầu vào cát. Ức quá, đình công ư, họ kêu cảnh sát Mã lai đến bắt và trừ lương. Tìm công ty môi giới để than phiền ư? môi giới đã biến mất như tuyết dưới mặt trời nhiệt đới. Thôi thì tiếp tục đi làm mặc mọi bất công, khốn khó. Ngày lại qua ngày. Cuộc đời công nhân xuất khẩu lao động quả là thần tiên.

Đời công nhân trên đất khách buồn nhiều hơn vui. Cái buồn còn có thể phôi pha, nhưng có nhiều nỗi bất hạnh đã ghi lại những vết thương không thể nào lành bằng cả nghĩa bóng lần nghĩa đen.

Trong những ngày lang thang trên đất Mã, tôi đã gặp Trường, một trong những công nhân có số phận không may, với Trường là tột cùng bất hạnh. Những vết thẹo kinh khiếp trên người Trường ám ảnh tôi trên suốt chuyến trở về. Câu chuyện thương tâm bắt đầu vào 1 tối giao thừa:

Tết Nguyên đán năm 2010, Tại Melacca,Trường và các bạn lại ăn thêm 1 cái Tết xa nhà. Đêm giao thừa, trong các container nóng bức, các anh em bày biện bánh kẹo, hạt dưa ra ăn uống. Cũng có vài bạn trổ tài nấu thịt đông, tuy không đúng cách nhưng cũng tạm để có 1 món gì đó gọi là hương vị quê hương, hưởng ké tiếng pháo từ xa vọng về để thêm nỗi nhớ gia đình. Rồi cũng xong 1 cái Tết xa quê.

Hơn 1 giờ khuya, khi mọi người chìm vào giấc ngủ, thì bỗng có tiếng la lớn: “cháy, cháy…. !!!” Trường chưa kịp hiểu ra chuyện gì đang xảy ra thì đã nhìn thấy những tấm vải treo làm màn trong “phòng” đang phụt cháy. Trường vội chạy ra ngoài. Ra đến ngoài thì đã thấy 1 số anh em đang ở ngoài sân. Những container nơi hãng sử dụng làm chỗ ở cho các công nhân đang tiếp tục cháy dữ dội. Trường sực nhớ mình để quên cái điện thoại di động còn trong “phòng”. Điện thoại di động là vật bất ly thân của bất cứ công nhân Việt Nam nào, nó là vật cần thiết hơn cả cơm ăn nước uống, mất nó là đứt mọi sợi dây liên lạc, nó đáng giá bằng mấy tháng lương của Trường. Không kịp suy nghĩ Trường lao trở lại chiếc container đang ngùn ngụt lửa để cứu chiếc điện thoại. Khi vào đến bên trong, Trường không biết nơi nào là chỗ ở của mình, khắp nơi là lửa, tìm không được, Trường chạy trở ra thì đã quá trễ, lửa đang bao vây tứ phía, những thanh sắt ngã xuống chặn lối thoát của Trường, chấm dứt một đời trai

Những ngày sau đó của Trường là những ngày chịu đựng sự đau đớn khủng khiếp. Sau thời gian ở nhà thương, Trường được về nhà, em của Trường đang làm ở Penang phải nghĩ việc để lo cho Trường. Cách vài ngày, Trường phải vào nhà thương để “tắm”. Một bên lỗ tai bị mất, miệng chưa lành nên Trường không ăn uống và nói chuyện được, tay chân vẫn còn băng kín. Chủ hãng của công ty chỉ trả 1 phần tiền nhà thương. Phần còn lại họ cho Trường nợ. Ngoài ra còn tiền mua những loại băng đặc biệt để băng những vết phỏng, tiền nhà thương, tiền thuốc men, tiền ăn uống cho 2 anh em…v.v…Nhưng với tình trạng này, không mong gì Trường có thể hồi phục lại để đi làm, còn mong gì trả nổi nợ?
Trong lúc khó khăn mới thấy tình đồng hương là quý: Anh em công nhân đến thăm hỏi và chia sẻ .Các anh em trong Hội thánh Tin lành đến cầu nguyện cho Trường. Ủy ban Bảo vệ Người Lao động Việt Nam cho người đến tặng tiền, đóng góp phần nào vào chi phí nhà thương mà hiện giờ đã lên đến hàng chục ngàn tiền Mã.

Cho đến ngày hôm nay, Trường và em của Trường cũng không dám cho gia đình ở Việt Nam biết. Bà mẹ già bị bệnh cao huyết áp của Trường vẫn còn nghĩ con mình đang lao động đâu đó ở Mã lai.

Sau hơn 6 tháng điều trị, vết phỏng đã lành nhưng hậu quả của nó để lại thật rõ nét trên thân thể Trường: Một lỗ tai đã mất, những ngón tay đã rút lại, thịt lồi lên như một tảng băng nổi, những vết thẹo kinh khiếp trên lưng như mãnh ruộng nứt nẻ vào mùa khô

Sẹo trên lưng. Ảnh Ca Dao

Như chưa đủ khổ, cái nóng của Mã lai đã tiếp tay hành hạ người công nhân bạc phước này: do da đã thành thẹo, không có lỗ chân lông nên mồ hôi không thể thoát ra ngoài, do đó cái nóng không giảm đi, nó tồn đọng lại trong người, làm trong người Trường lúc nào cũng bị nóng bức khủng khiếp, suốt ngày Trường phải ngồi trước chiếc quạt máy.
Rời Việt Nam với ước vọng kiếm tiền giúp đỡ gia đình, nhưng than ôi, ngọn lửa tàn ác đã đốt cháy mộng ước đơn giản của Trường, ngọn lửa đêm giao thừa đã thiêu rụi tương lai của người thanh niên. Bây giờ, bên cạnh nỗi đau thể xác, Trường chỉ quay quắt với ý nghĩ: làm sao để trả món nợ khổng lồ? Nỗi đau của chính mình Trường có thể chịu đựng được, nhưng liệu Mẹ mình có thể chịu đựng được không khi nghe tin con mình bị nạn? Làm sao báo tin cho Mẹ? Làm sao có tiền trả nợ?
Những câu hỏi không có câu trả lời cho người thanh niên bất hạnh.
(Melacca, tháng 10 năm 2010)
© Ca Dao
© Đàn Chim Việt
—————————————————————–
Ghi chú: Khi bài này gửi đi thì chúng tôi nhận được tin Trường đã về đến nhà ở xã Quý lộc, huyện Yên định, tỉnh Thanh hóa. Mẹ Trường ngất xỉu nhiều lần khi nhìn thấy thân hình tàn phế của con mình.
Gia đình Trường rất nghèo, có 4 anh chị em , cha mất, mẹ làm ruộng. Hiện Trường tiếp tục điều trị tại “Bệnh viện Bỏng Trương Ương” ở Hà Nội. Vì không có tiền nên gia đình phải vay mượn ngân hàng để điều trị dần dần, có tiền đến đâu điều trị đến đó. Bệnh viện dự đoán là sẽ phải có 9 lần phẫu thuật, mỗi lần phẫu thuật khoảng 40 triệu đồng Việt Nam:
– Trước hết là tìm cách kéo thẳng tay ra. Do phần da dưới nách dính liền với phần tay nên tay không kéo thắng ra được.
– Cắt dần dần các phần thịt thừa trên tay và chân.
– Cắt da ở các nơi khác để đắp vào phần da ở mặt và cổ.
Riêng phần lưng thì ở Việt Nam không đủ khả năng để đắp vì phần bị hư hỏng quá lớn. Hiện trên lưng Trường có 1 phần bị nhiểm trùng lớn bằng bàn tay. Lúc nào Trường cũng bị đau đớn.
Nếu quý vị thương tâm cho trường hợp của Trường. Xin hãy mở lòng nhân giúp đỡ người công nhân bất hạnh Trịnh Đăng Trường.
Hoặc nếu quý vị nào có điều kiện xin giúp đỡ vận động cho Trường ra nước ngoài chữa bệnh vì bệnh viện ở Việt Nam không đủ khả năng để trị hết các vết thương.
Mọi sự giúp đỡ, cần thông tin, xin liên lạc về :
Ủy ban Bảo Vệ Người Lao động Việt Nam.
Xin vào trang web : http://www.baovelaodong.com gửi tiền qua paypal (xin ghi : Giúp đỡ Trịnh Đăng Trường)
Hoặc giúp đỡ trực tiếp công nhân Trường : xin email về baovelaodong@gmail.com hay điện thoại về anh Đoàn Việt Trung (Tổng thư ký UBBV): 00 61 400 466 848.
Ông Trung sẽ cho số điện thoại của công nhân Trường và địa chỉ gia đình của Trường để quý vị có thể gửi tiền trực tiếp đến gia đình anh Trịnh ĐăngTrường.

Nguon: baotoquoc

BỌN NGỤY QUYỀN HÀ NỘI, CHÚNG BAY KHÔNG THỂ NHƯ THẾ ĐƯỢC

 Nhiều người chắc đã từng được xem những hình ảnh Việt Cộng giết người trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất vào những năm 53, 54, 55, 56 hay những cảnh chôn sống năm Mậu Thân 68 cũng như những video clip chiếu cảnh Việt Cộng đánh đập người dân một cách dã man tàn bạo trong những năm gần đây. Nhưng chắc cũng chưa ai thấy có hình ảnh nào hoặc video clip nào làm cho họ cảm thấy bất nhẫn và bang hoàng bằng video clip vừa qua chiếu cảnh mấy tên Công An Việt Cộng bắt 2 cô gái mãi dâm tại một nhà nghỉ mát ở Hà Nôi trong tháng 11/2010. Trong video clip này, người xem thấy công an Việt Cộng bắt 2 cô gái phải để nguyên thân thể trong tình trạng lõa lồ để chụp hình và lập biên bản khiến cô gái phải bật lên tiếng khóc tức tưởi nhục nhã vì cảm thấy nhân phẩm của mình đã bị chà đạp một cách dã man và tàn bạo.

Tại sao cô gái kia phải làm nghề maĩ dâm?

Dù cô ta là gái mãi dâm thì công an có quyền đối xử với cô ta như vậy không?

1/ Tại sao cô gái kia phải làm nghề mãi dâm?

Trong một cái xã hội mà chính quyền không những không biết tạo công ăn việc làm cho người dân mà chỉ biết tham nhũng, ức hiếp người dân, cướp đất đai của người dân. Trong một xã hội mà chính quyền không những không tìm cách giáo dục người dân, nâng cao dân trí cho người dân mà chỉ muốn hủ hoá người dân, ngu hoá người dân để dễ cai trị. Trong một cái xã hội mà có những người mẹ phải bán mắu để có tiền nuôi con. Trong một cái xã hội mà có những người con gái phải bán cả trinh tiết của mình để có tiền chữa bệnh cho bố. Trong một xã hội như vậy thì người dân nghèo khổ và cô thế biết làm gì để sống ngoài nghề bán thân và bán sức lao động vì đâu phải ai cũng có tiền, có bạc để kinh doanh, đâu phải ai cũng có thần, có thế để kiếm được chỗ làm?

Bởi vậy chúng ta không lấy làm lạ khi thấy có cả trăm ngàn thành niên sẵn sàng ký giấy nợ cả chục ngàn đô la cho các công ty tuyển dụng để được đưa ra nước ngoài làm lao nô và cả chục ngàn các cô gái sẵn sàng trả cho các công ty môi giới cả vài ngàn đô la để được môi giới lấy chồng nước ngoài. Nhiều cô bị gạt gẫm đưa ra nước ngoài để làm gái mãi dâm hay ô sin, vậy mà nhiều cô vẫn liều lĩnh vì không còn cách nào khác để kiếm sống chứ đừng nói tới chuyện giúp đỡ gia đình.

Đọc báo chí trong nước, ta thấy nhiều cảnh rất thương tâm. Nhiều cô gái lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan bị chồng đánh đập, hành hạ, phải nhẩy lầu tự tử . Nhiều cô bị nhà chồng coi như con điếm, phải ngủ với cả cha chồng, anh chồng, em chồng mới được cho ăn nên đã phải trốn khỏi nhà để đi làm lao nô hay ô sin một cách bất hợp pháp.

Các cô gái nghèo ở Việt Nam bây giờ coi chuyện làm điếm là chuyện thường. Vào ban đêm, ở Saigon cũng như Hà Nội, gái điếm hành nghề khắp nơi. Ở Hà Nội bây giờ, đường Nguyễn Trãi ở huyện Thanh Xuân được dân chơi bời gọi là Phố Vẫy vì các cô gái làng chơi đứng đầy vỉa hè để vẫy gọi khách qua đường một cách công khai. Tình trạng này do đâu mà có nếu không phải là do chế độ Cộng Sản Việt Nam tạo nên? Các cô gái điếm đáng thương hay đáng trách? Họ là tội phạm hay là nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam độc tài , dã man hiện nay?

Thực sự mà nói, những cô gái điếm này còn đáng kính, đáng trọng hơn những tên đầu sỏ Việt Cộng như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu, Chủ tịch nước Nguyên Minh Triết, cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm v.v…Bởi vì các cô gái này ít nhất cũng phải lấy thân xác và sức lao động ra để đổi lấy đồng tiền. Các cô không hề ức hiếp ai hay lường gạt ai để lấy tiền. Các cô có bán thì cũng bán chính cái thân xác của cô để lấy tiền chứ đâu có ức hiếp người khác để lấy tiền hay bán đất nhượng biển của đất nước cho Tầu Cộng để làm giầu hay để bảo vệ quyền lực như bọn lãnh đạo Việt Cộng Hà Nội hiện nay?

2/ Dù cô ta là gái mãi dâm thì công an có quyền đối xử với cô ta như vậy không?

Dù cô ta có là gái mãi dâm đi chăng nữa, thì cô ta cũng là con người (human). Cô ta cũng có nhân phẩm và nhân quyền mà chính quyền tức bọn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam Hà Nội có bổn phận phải tôn trọng và bảo vệ. Ở đây, chính quyền chính là công an. Vậy mà bọn chúng không những đã không bảo vệ bằng cách đưa quần áo cho cô gái mặc vào để che thân thể thì chớ. Trái lại, bọn công an còn bắt đứng thẳng người, dang hai tay ra để chụp cho rõ ràng những nơi cần phải che kín cùng những lời nói hết sức mất dậy không những cốt để làm nhục cô ta mà còn để đưa hình ảnh cô ta lên mạng để lấy tiền hay làm nhục.

Những lời nói thô tục và man rợ này của bọn công an đầu gấu, đã được một người nghe đoạn clip ghi lại như sau:

– Con này mày đứng dậy tao chụp kiểu ảnh, nhanh, mày ấy, đứng dậy.
– Đứng dậy, đứng ngữa mặt lên, ngữa mặt lên, giơ hai tay ra, dang hai tay ra hai bên, nhanh lên, ơ con này dang hai tay ra.
– Nhìn vào đây, quay mặt vào đây, dang hai tay ra, địch mẹ, quay mặt vào đây, chả nhìn thấy cái đéo gì.

– Đứng dậy, đứng sát vào tường, mày ấy, đứng dậy đứng sát vào tường kia kìa.
– Mày khóc cái gì ?

Có luật pháp nước nào cho phép công an, cảnh sát làm như vậy không?

Điều 5 bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà bọn Việt Cộng đã công nhận khi chúng gia nhập vào cộng đồng quốc tế có ghi rõ:”Không ai có thể bị tra tấn hoặc bị đối xử hay bị bắt chiụ hình phạt một cách dã man, vô nhân đạo hay nhục nhã”.

Hành động công an Việt Cộng bắt cô gái phải đứng trần truồng hai tay không được che vào chỗ kín là hành động dã man và cố ý làm nhục cô gái. Hành động này không khác gì một hành động tra tấn dã man cô gái về phương diện tinh. Ấy vậy mà bọn công an Việt Cộng đã làm một cách thản nhiên, coi như không có gì là trái luật?

Thực ra thì không phải là chế độ Cộng Sản Việt Nam không có luật, nhất là từ ngày bọn Việt Cộng gia nhập vào Cộng Đồng Thế Giới và ký vào những hiệp ước, hiệp định quốc tế. Nhưng ở đây, chúng ta không cần bàn về vấn đề luật pháp vì đối với bọn Cộng Sản Việt Nam thì trước sau, luật pháp của bọn chúng vẫn chỉ là phương tiện để bảo vệ chế độ mà thôi. Còn đối với người dân, chì bọn chúng vẫn để cho bọn công an muống làm gì thì làm, muốn đối xử sao cũng được. Chính vì vậy mà bọn công an đã lộng hành và không biết những hành vi của chúng như vậy không phải chỉ là làm nhục cô gái mãi dâm mà còn làm nhục cho cả một chế độ. Đó là chế độ mà bọn chúng mang danh là Chế Độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Vậy mà cho tới nay, chúng ta vẫn chưa thấy bọn ngụy quyền Hà Nội vẫn chưa hề lên tiếng hay có hành động gì với mấy tên công an mất dậy và khốn nạn kia. Chúng có còn là con người nữa hay chỉ là những con qủy đội lốt người? Chúng có còn đáng để cho tồn tại trên cái thế giới này không hay phải trừ bỏ như những con chó ghẻ điên dại ?

Lê Duy San

Nguon: baotoquoc

Dương Thu Hương: Lột Trần Chế Độ Cộng Sản

Duong Thu Huong

Đối với thế giới, uy tín của chính quyền cộng sản Việt Nam đã mất từ lâu, mất một phần khi xảy ra cuộc chiếm đóng Cambodia, mất toàn phần khi làn sóng thuyền nhân tràn lên các đại dương và xác chết của họ trôi khắp bãi bờ các quốc gia khác. Với dân chúng trong nước, giờ đây họ thôi là nhà cầm quyền vĩ đại. Bởi sự thoát đồng đã xảy ra từ rất lâu, họ thôi là thượng đế và dân chúng thôi là những con nộm bị điều khiển bằng thứ tôn giáo do kẻ cầm quyền sáng tác. Dân chúng đã nhìn rõ bản mặt của họ: những con vật đi bằng hai chân, những con vật tham tàn, những con vật đang run sợ vì sự tham tàn của chúng không còn được bóng tối che đậy.

Lấy ví dụ về tập đoàn Vinashin. Mua một vỏ tầu cũ nát, đáy nứt, không thể vận hành, lấy sơn quét lên rồi rút hàng triệu đô la trong công quỹ. Hàng triệu đô la ấy quan lớn bỏ túi, còn con tầu “bãi rác” sơn bóng loáng kia được đặt trên đất liền để làm “hiện vật bảo tàng”.

Nhà cầm quyền Hà Nội lúc này chỉ còn tin vào nòng súng. Nhưng bất kì kẻ cầm súng nào cũng có lúc chết vì chính thứ vũ khí mà họ sử dụng. Bởi vì, chẳng có thứ vũ khí nào tự động nhả đạn. Vũ khí nào cũng cần bàn tay của con người, dù là bàn tay bấm nút chiến tranh hạt nhân hay bàn tay cầm dao găm, súng lục. Khi con người đã nhìn rõ sự thật, khi họ không còn bị huyễn hoặc bởi các trò mị dân, khi họ hiểu họ là ai và họ có thể làm chủ số phận của họ bằng cách nào, lúc ấy, các nòng súng sẽ đổi hướng.

Tiếng nhạc ầm ĩ trong ngày hội “Ngàn năm Thăng Long” hẳn đã át đi tiếng nức nở của trên năm mươi gia đình nạn nhân chết vì bão lụt ở miền Trung. Các quan chức Hà Nội không bỏ ra một nửa giây để tưởng niệm những kẻ xấu số. Họ quên. Cũng như họ đã từng quên những người dân đánh cá tỉnh Thanh bị giặc Tầu giết ngoài khơi, như họ quên các chiến sĩ đã bỏ mình trên biên giới vào cuộc chiến tranh năm 1979. . .

Họ quên và họ quên. Vậy họ nhớ điều gì?

Khi con gái họ có nhu cầu mua một chiếc váy cưới xấp xỉ 200. 000 euros tại đại lộ Champs Elysées thì họ phải nghĩ cách làm đầy thêm các ngân khoản ở ngân hàng ngoại quốc. Khi nhân tình của họ cần chiếc xe hơi sang trọng như xe của cô Hồ Thu Hồng thì họ phải nghĩ cách để kiếm cho bằng được chiếc xe ấy, để nàng khỏi tủi thân vì kém chị kém em. Khi ngôi lầu của họ chỉ đáng giá hai triệu đô la mà của kẻ khác giá gấp đôi thì họ phải tìm cách đuổi kịp và vượt hắn. Đó là mối quan tâm cốt lõi của giai cấp tư sản đỏ Việt Nam giờ đây, cái guồng quay cũ kĩ của đám mới giầu.

Ai đó từng nói câu này: “Trong giai đoạn tích luỹ tư bản, giai cấp tư sản có thể giết chết cha đẻ của họ để có tiền”.

Giai cấp tư sản đỏ Việt Nam cũng có chung một trạng thái tâm lý đó: khát tiền, làm mọi thứ để có tiền, bất kể phương tiện nào, dù đó là tội ác. Nhưng tư sản đỏ Việt Nam không cần giết bố, bởi họ có một đối tượng khác dễ giết hơn nhiều: dân đen. Họ không cần đốn ngã kẻ sinh thành bởi có thể hút máu dân đen một cách thoả thuê, vừa thoả mãn cơn khát tiền lại vừa yên ổn lương tâm vì không mắc tội giết cha.

Nghe tưởng như chuyện đùa. Nghe như tiếu lâm. Thứ tiếu lâm cười ra nước mắt. Chỉ có ở Việt Nam, nơi kẻ cầm quyền coi dân là lũ trâu bò, mới dám làm điều ngang ngược đó. Chỉ có ở xứ Việt Nam, khi tất cả các cuộc kí kết, thương thuyết của chính phủ đều diễn ra trong bóng đêm và dân chúng không được quyền biết đến mới có thể xảy ra hiện tượng này.

Lấy ví dụ thứ hai: các vụ buôn người. Dưới chế độ độc đảng, độc tài, ai có thể làm được điều này nếu không là chính các thành viên trong chế độ ấy. Tại sao lại buôn người? Vì buôn người thu lời nhanh nhất, mà vốn đầu tư coi như zero nếu có quyền hành. Cho nên, buôn người là nghề mới của đảng cộng sản Việt Nam, đảng thừa thãi quyền hành vì không có đối trọng.

Đã là lái buôn, ắt phải tham. Lòng tham mà không bị điều tiết bởi các điều luật thì nó sẽ phát triển vô cùng tận. Do đó, món hàng hoá có tên gọi là “dân đen”của các quan chức Việt Nam sẽ được khai thác tối đa để làm đầy túi các bậc trị vì dân. Khi đã coi dân chúng là hàng hoá, ắt người cộng sản phải tìm mọi cách để đám dân đen trở thành vật vô tri, tức là các công cụ, thứ công cụ này có chức năng sản xuất nhưng phải câm và phải điếc. Khi mà các công cụ dân đen không chịu nổi đàn áp, buộc mở mồm thì lập tức họ có cách để bắt nó phải câm. Vũ khí đó có tên gọi “chuyên chính”, bộ máy đàn áp trứ danh lâu nay.

Hãy đọc báo Công an nhân dân đưa tin về vụ xử ba thanh niên sáng lập công đoàn Tự do ngày 27 tháng 10 năm nay:
“Được Trần Ngọc Thành, kẻ cầm đầu Uỷ ban bảo vệ người lao động Việt Nam đưa Hùng, Hạnh sang Malaysia đào tạo, huấn luyện, rồi từ ngày 28/1 đến ngày 9/2/10, Trần Ngọc Thành đã chỉ đạo Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương thực hiện các vụ kích động biểu tình, rải truyền đơn ở Trà Vinh, Đồng Nai, Tp HCM, nội dung kêu gọi người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi đấu tranh để đòi dân chủ; lợi dụng các vấn đề còn thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân ở một số khu công nghiệp để tổ chức tuyên truyền, kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp. . . ”

Thứ nhất, tác giả bài báo này quên rằng “Kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp” là đích xác các hành động của người cộng sản Việt Nam những năm trước cách mạng. Các hành động này cũng đã từng xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi giai cấp lao động không chịu nổi sự áp bức và bóc lột của đám chủ nhân. Các phản ứng tiêu cực này chỉ xảy ra khi sự thoả thuận giữa người làm công với kẻ trả công bị vi phạm và cuộc sống của người lao động bị đe doạ.

Phải chăng tác giả bài báo này cho rằng chỉ riêng đảng cộng sản vĩ đại của ông ta là được quyền sử dụng chiêu thức ấy còn những người khác thì bị cấm vì họ không được là người mà chỉ là thứ phẩm của người, tức “dưới người”, nói cách khác: “người vượn Néandertal”?
Tại sao lại “đãi nơi quần hồng”? Vì người cộng sản lúc này thôi còn là cộng sản, họ đã trở thành đám tư sản dù vẫn giữ vẻ mặt ngô nghê và bộ điệu lố bịch của kẻ cách đây chưa lâu còn lo le sợi dây giong lợn giống hoặc lúc lắc cái ống bơ đựng xu lẻ ăn mày. Khi đã đổi vai thì họ phải bám vào cái giai cấp tương lai của họ, giai cấp mới này chính là đám quần hồng, thế nên họ phải đãi đám quần hồng để còn kiếm chác phần đường mật trong đũng cái quần hồng ấy.

Thứ hai, câu “lợi dụng các vấn đề thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân. . . ” chỉ là lối mỹ từ hoá sự vật. Nói một cách xác thực và dân giã, hiện nay các quan lớn cộng sản Việt Nam đang thực thi chính sách “bòn nơi khố quạnh, đãi nơi quần hồng”.

Tại sao lại “bòn nơi khố quạnh”? Vì ngu, vì tham, vì trước ngoại nhân thì dốt nát và khiếp nhược nên các quan lớn chỉ có lối kiếm tiền dễ nhất là bóc lột đồng bào mình, những người không có phương tiện để tự bảo vệ, những kẻ bị hà hiếp, bị tê liệt cùng một lần vì đói nghèo và sợhãi.

Sự thật đơn giản, nếu người ta nhìn thẳng vào nó.

Nhìn lại lịch sử, ta dễ dàng chiêm nghiệm điều đó. Phải chăng triều Lý, triều Trần, triều Lê, triều Tây Sơn Nguyễn Huệ đều được khởi dựng sau các chiến thắng lẫy lừng chống kẻ xâm lăng? Ngoại trừ Đinh Bộ Lĩnh là viên tướng phất cờ khởi nghĩa dẹp loạn sứ quân, thống nhất đất nước, nói một cách dễ hiểu là viên tướng duy nhất xây dựng triều đình khi chiến thắng các cuộc nội chiến phân quyền, còn lại, những gương mặt sáng chói trong lịch sử đất Việt đều là những anhhùng chống Tầu và chống Nguyên – Mông. Các triều vua này từng tuyên bố “Sông núi nước Nam vua Nam ở”.

Cứ coi như Bộ trưởng Bộ Văn hoá dốt nát thì trên đầu ông ta còn mười một người trong bộ chính trị. Không lẽ cả mười một người này mắc chứng mất trí nhớ? Không lẽ cả mười một người này mắc bệnh thiểu năng?

Nếu để cho mười một kẻ thiểu năng đứng trên đầu trên cổ mình thì dân Việt xứng đáng là các bệnh nhân của trại tâm thần, một trại tâm thần khổng lồ chưa từng thấy mà trong đó các con bệnh bịtiêm thuốc ngủ liều cao liên miên nên đờ đẫn, không còn khả năng nhận thức sự vật xung quanh. Nếu không, họ đã bị bán đứng cho Tầu, và tương lai của họ, một tương lai không tránh được sẽ là bản sao lại sầu thảm của những người dân Tây Tạng hoặc Tân Cương một khi họ bó tay trước lũ bán nước.

Chọn ngày Quốc Khánh Trung Quốc để mở hội Ngàn năm Thăng Long là một biểu tượng hai mặt.

Đám cầm quyền hôm nay đã rơi từ đỉnh cao của sự “kiêu ngạo cộng sản” xuống vũng bùn của“các con lợn truỵ lạc phương Tây” mà trước đây họ thường sa sả chửi rủa, họ đang sống xả láng trong cảnh phồn vinh mà trước đây họ mỏi mồm lên án. Nói tóm lại, họ đang là thứ “khỉ khoác quần áo”, thứ “nhặt cái đuôi của bọn tiểu tư sản cắm vào lỗ mồm” như ông tổ hói đầu Lenin của họ từng cảnh báo trước đây.

Trong cuộc sống tối tăm, nhục nhằn của người nô lệ, các anh hùng đánh đuổi ngoại xâm chính là các bậc thánh sống, được tôn trọng, thần phục, ngưỡng mộ, và có toàn quyền trở thành các nhà sáng lập triều đình.

Và cuộc sống mái của họ là giành mục đích người Việt Nam là người Việt Nam, dẫu áo vải quần thâm nhưng đàn ông nhất quyết không cạo trọc, tết sam như gã A. Q, đàn bà không bó chân nhưcác mợ Tầu.

Tuân theo logic ấy, triều cộng sản được hình thành là nhờ nó có công trong cuộc cách mạng chống giặc Tây. Và người ta còn khoan dung cho nó là vì tính đến cái công ấy, cái công “dành độc lập dân tộc”, cái khả năng nốitiếp truyền thống của các Vua nước Nam nhất thiết phải ở đất nước Nam, coi sự tồn tại của non sông quý hơn tròng mắt của chính họ.

Cái tinh thần bất khuất ấy, còn hay chăng?
Còn hay chăng, tinh thần dân tộc của những người đã đổ máu đểcắm ngọn cờ hồng lên thành Hà Nội sáu mươi lăm năm trước, những cảm tử quân đã ôm bom ba càng vào mùa đông năm 1946 với lời thề “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”?

Nếu những anh hùng vô danh ấy có linh hồn, hẳn các linh hồn ấy giờ đây đang nức nở.
Nếu những hiển linh của các vua xưa có thể cất lời, thì lời đầu tiên họ nói sẽ là “Lũ người này đã phản bội lại dân tộc, bọn sâu bọnày đã bôi nhọ mặt chúng ta!”
Ngày Hội Ngàn năm Thăng Long diễn ra vào đúng ngày 1 tháng 10, thằng mù cũng biết đó chính là ngày Quốc khánh Trung Quốc. Tại sao lại là con số này? Tại sao có sự lựa chọn này? Vô ý chăng? Nhầm nhỡ chăng? Mất trí nhớ chăng?

1. Với triều đình Bắc Kinh chính phủ Hà Nội đã làm bản tuyên bố: Thành Thăng Long cũng chỉ là một bộ phận trong lịch sử mẫu quốc, nó phải được treo đèn kết hoa cùng một lần với đèn hoa của thủ phủ đại triều. Một khi thủ đô của một quốc gia đã định vị nhưvậy, có nghĩa quốc gia ấy tự xác nhận danh tính chư hầu một cách công khai. Sự kiện này là bản giao kèo bộc lộ lòng trung thành vô hạn và vô điều kiện của đám hàng thần Hà Nội.

2. Với dân chúng, đây cũng là lời tuyên bố thẳng thừng: Chúng tao bất chấp lịch sử, chúng tao có toàn quyền định đoạt vận mệnh đất nước. Kẻ nào chống lại, kẻ đó sẽ bị tiêu diệt.
Chọn ngày quốc khánh Trung Hoa để mở hội Ngàn năm Thăng Long là bằng chứng hiển nhiên để mảnh vải rách cuối cùng che thân chế độ cộng sản rơi xuống. Họ đã trở thành kẻ bán nước, công khai hoá hành vi bán nước của mình.

Nếu như năm 1945, cha anh họlà các anh hùng giải phóng dân tộc thì giờ đây, trái lại, họ là những tên phản tặc, sỉ nhục của tổ tiên, chẳng những cắt đất, cắt biển dâng cho giặc mà còn đương nhiên ném bùn lên lịch sử. Người Việt Nam ta có câu “hổ phụ sinh cẩu tử”. Mà bọn người này, không những là những con “cẩu tử” mà còn là “cẩu ghẻ”, “cẩu sida”.

Những người cầm quyền Hà Nội thừa thông minh để hiểu rằng họlà những con cẩu ghẻ. Rằng trong dòng máu của bất cứ người Việt nào cũng lưu cữu một thành tố có tên gọi “chống ngoại xâm”, mà thứ ngoại xâm thống trị lâu dài nhất, tàn độc nhất, để lại các kinh nghiệm đau thương sâu đậm nhất trong kí ức là “giặc phương Bắc”.

Cuộc thực dân hoá của Pháp 100 năm chỉ là cơn bão chóng qua so với thời kì bắc thuộc của giặc Tầu. Họ biết rằng bất cứ kẻ nào phản lại truyền thống đấu tranh dân tộc, kẻ đó mất chỗ đứng trong lòng dân chúng. Ngày hôm trước còn được tung hô hoàng đế, hôm sau đã biến thành “Thằng chó săn, thằng phản tặc, phường bán nước”.

Đó là trường hợp vua Lê Chiêu Thống đã phải chịu do hành vi bán nước của ông ta. Còn câu ca “Nguyễn Ánh cõng rắn về cắn gà nhà” mãi mãi là bài học lịch sử tố cáo tội ác của kẻ đặt lợi ích dòng họ trên quyền lợi dân tộc. Giờ đây, nhà cầm quyền Hà Nội biết rằng họ đã bị đẩy sang bên kia đường biên, họ rơi vào cùng một bè lũ với Lê Chiêu Thống và Nguyễn Ánh.

Để đặt tên cho họ một cách rõ ràng và chính xác, tôi xin nhại lại câu “cõng rắn về cắn gà nhà” của các cụ xưa mà rằng nhà cầm quyền Hà Nội giờ đây là bọn “dẫn hổ về thịt dê nhà”

DẪN HỔ VỀ THỊT DÊ NHÀ

Tại sao lại là hổ và dê?
Hổ, vì vương triều phương Bắc bây giờ mạnh hơn thực dân Pháp năm xưa nhiều lần, để so sánh một cách chính xác thì phải dùng hình ảnh con hổ chứ không thể là con rắn.
Dê, vì nhìn lại bản đồ, bạn đọc sẽ thấy rằng toàn bộ bán đảo Đông Dương có thể ví như một con dê mà Tây nguyên chính là phần sống lưng con dê đó. Một khi con hổ Trung Hoa cắm được móng vuốt lên chính giữa lưng con dê này, coi như số mạng con dê đã nằm trong hai hàm răng của nó.

Đế quốc Trung Hoa sẽ trải rộng khắp châu Á. Việt, Miên, Lào sẽ trở thành các tỉnh thành khác nhau của Trung Hoa, “công đầu” này thuộc về ai nếu không là nhà cầm quyền Hà Nội, kẻdựng lên công trình bauxite Tây nguyên?
Bauxite ư? Trò lừa đảo!

Thiếu gì các quặng bauxite rải rác khắp miền Bắc Việt Nam, tại sao không là Lào Cai, Yên Bái hay Cao Bằng mà lại là Tây Nguyên? Vả chăng, khai thác bauxite để làm gì? Kiếm tiền chăng? Dối trá! Biết bao bài báo đã phân tích chán chê lợi hại về khai thác bauxite, kể cả các tài liệu trên thếgiới cũng công bố rộng rãi tác hại của nó, mà vụ gần đây nhất là Vùng bùn đỏ Hungaria. Còn có thể nói thêm được điều gì khi mà sự bán nước hiển nhiên đã bầy ra trước mặt dân chúng, giữa thanh thiên bạch nhật?

Hãy xem lại các hình ảnh đưa lên internet năm 2008 về vụ nông dân bị cướp đất biểu tình ở Sài Gòn. Những người dân cầy gầy gò xơ xác, đa phần là người già và phụ nữ, từ các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An, Bình Thuận đổ đến trước văn phòng Quốc hội 2 với các khẩu hiệu “Trả đất cho dân”, “Chống cửa quyền, tham nhũng”. Những người dân ấy đã bị đám công an và dân phòng béo múp vì bia rượu, mặt hằm hằm sát khí đối xử ra sao? Mấy thế kỉđã qua nhưng hình ảnh bọn người này vẫn là bản sao chính xác bọn nha lại mà Nguyễn Du đã mô tả trong Truyện Kiều:“Đầy nhà một lũ ruồi xanh” và“Đầu trâu mặt ngựa ào ào nhưsôi”.

Trong sự kiện này, tôi chú ý đến một chi tiết: công an đưa xe cứu hoả mang vòi rồng đến trấn áp dân chúng, nhưng trước khí thếcăm hờn của đám đông, công an bỏ chạy, hàng chục người dân trèo lên xe đứng. Hiện tượng đó chứng tỏ không phải lúc nào công an cũng tê liệt vì mù loà, luôn hành động như đám robot hoặc lũ chó berger. Trong lúc nguy khốn, họ đã tính toán và đã chọn con đường bỏ chạy để thoát thân.

Nhà cầm quyền Hà Nội hoàn toàn có ý thức về hành vi bán nước của họ, bởi con tính của họlà trở thành một thứ “Thái thú Tô Định hiện đại”, được hưởng đủ phần xôi thịt của Bắc triều.
Còn Việt Nam biến thành một tỉnh nào đó của Trung Quốc, mang tên Quảng Việt, Quảng Nam, Quảng Lạc. . . họ không cần quan tâm. Họ biết rõ rằng hành động của họ là đi ngược lại lợi ích của nhân dân, biết rằng không người Việt nào cam tâm làm nô lệ cho Tầu, rằng kinh nghiệm đau đớn của tổ tiên luôn luôn sống trong ý thức lẫn vô thức dân tộc, thế nên họ chủ trương đàn áp dân chúng, họ chủ trương dùng bàn tay sắt để bóp nghẹt cổ những ai muốn nói lời phản kháng. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2009, thứ trưởng bộ nội vụ Nguyễn Văn Hưởng tức Trần đã công khai dọa nạt những người trí thức Việt Nam vào dịp viện IDS của tiến sĩ Nguyễn Quang A tuyên bố giải tán.

Ông nghị Trần nói rằng “Ở Việt Nam đảng độc quyền lãnh đạo nên không thể có phản biện. Phản biện tức là phản động. Các anh muốn phản biện hả? Nhà tù đang còn nhiều chỗ lắm. Nhưng chúng tôi cũng không cần đến nhà tù, chúng tôi có các phương tiện hữu hiệu hơn. Tai nạn xe cộbây giờ tổ chức rất dễ dàng. Còn một biện pháp rẻ hơn và nhàn nhã hơn: đầu độc. Các anh uống cà phê rồi khi về đến nhà thì cứng đơ ra mà chết. Những bài bản này thế giới sử dụng đã lâu, chúng tôi cũng không thua kém họ. . . ”
Những lời lẽ này nói lên điều gì nếu chẳng phải sự công khai triệt để của tính tội phạm và tư cách chó? Một chính thể không còn lý do chính đáng để tồn tại thì chỉ có thể duy trì bằng bạo lực, chỉ có thể sử dụng bọn tội phạm, bọn sát nhân, bọn cặn bã xã hội, tóm lại, bọn chó giữ nhà. Không còn lý tưởng, không còn đạo đức, ngập chìm trong tham lam, truỵ lạc, con người trượt từ chữ NGƯỜI sang chữ CON.

Bác chúng em

Vào những năm 1989, 1990, tôi có vinh hạnh làm quen và gặp gỡ ông Lê Giản, người công an đầu tiên của Việt Nam, người lãnh đạo bộ máy cảnh sát từ những năm đầu cách mạng. Ông Lê Giản đích thực là “Người công an nhân dân, từ nhân dân mà ra, do dân và vì dân”. Tôi hiểu vì sao cuộc kháng chiến thành công. Kháng chiến thành công vì có những người như ông Lê Giản. Nhưng ông Lê Giản đã chết và“Người công an nhân dân”cũng đã chết theo. Cái chết này xảy ra từ từ với thời gian, một cái chết âm thầm, nhưng không phải là vô hình vô ảnh.

Tôi chứng minh:
Cách đây ngót ba thập kỉ, khi những lượt hoa quả đầu tiên từphương bắc tràn vào nước ta, các phòng phân tích thuộc Bộ Nội vụđã báo cáo lên bộ chính trị rằng các thứ hoa quả này đều tẩm formaldéhyde (thuốc ướp xác chết) vô cùng độc hại cho người tiêu dùng vì nó phá huỷ mô liên kết của các tế bào và là tác nhân gây ra bệnh ung thư.
Bộ chính trị ra lệnh cấm phổ biến sự thực trên vì “sợ mất lòng nước bạn”. Các sĩ quan công an chỉ có thể ngăn cấm chính vợ con họ và rỉ tai những người thân cận nhất (anh em ruột, cha mẹ vợchẳng hạn), đối với người ngoài, họ tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên. Tuyệt đối im lặng. Tuyệt đối thản nhiên nhìn đồng bào mình ăn thứ đồ ăn nhiễm độc, biết chắc chắn rằng ngày một ngày hai họ sẽ ung thư và sẽ chết vì bệnh đó.

Tính kỉ luật của đám sĩ quan này mới cao thượng làm sao(!) Và cao thượng làm sao, những kẻngồi quanh bàn họp bộ chính trị, những bậc lương đống của triều đình, chịu trách nhiệm chăn dắt dân đen, đàng hoàng ra lệnh cấm rò rỉ sự thật vào tai dân chúng, bỏmặc mấy chục triệu người bị đầu độc và chết dần chết mòn!

Đối với tôi, con đường bán mình cho giặc của chế độ Hà Nội đã khởi sự từ ngày ấy. Và ngày ấy cũng là cái mốc đánh dấu sựchuyển biến chất lượng này: từ người công an nhân dân, công an đã trở thành kẻ quay lưng lại với nhân dân.

Ba thập kỉ đã qua, những kẻ quay lưng lại với nhân dân đã trượt không ngừng trên con dốc, để trởthành kẻ thù của nhân dân.
Bây giờ, gương mặt nào là gương mặt đích thực của công an? Người hùng bảo vệ dân hay đám chó giữ nhà cắn cổ dân để bảo vệông chủ của nó?

Gần đây nhất, hãy nhìn hình ảnh anh Nguyễn Ngọc Quang, một giáo dân ở Định Quán, tỉnh Đồng Nai vì tham gia đấu tranh cho dân chủ mà bị công an Đà Lạt ba lần tổ chức tai nạn xe cộ để kẹp suýt chết.

Tôi tự hỏi, có lúc nào những người công an này tự vấn lương tâm? Tại sao họ không dùng sức lực, dùng khả năng hung bạo mà họ sẵn có để giết những tên giặc Tầu, lũ dã nhân tàn sát những người dân đánh cá Thanh Hoá?

Nếu là những người mà nghề nghiệp đặt trên bạo lực, bản năng hiếu chiến mạnh mẽ, tại sao họkhông dùng khả năng đó để tiêu diệt ngoại xâm mà lại đi đàn áp những sinh viên yêu nước biểu tình đòi Trường Sa, Hoàng Sa trước sứ quán Tầu? Tại sao? Vì họ thiếu trí khôn hay vì họ là những kẻ mù loà, óc não bị khô cứng trong một cuộc sống mà ngoài việc tuân theo mệnh lệnh cấp trên không còn khả năng nghĩ đến điều gì khác ?

Vì chưa từng là công an, nên tôi dành những câu hỏi ấy cho họ trả lời. Tôi chỉ nêu lên nhận xét thứhai, nhận xét khi tôi nhìn tấm ảnh đoàn biểu tình đòi mạng người xảy ra tại thị xã Bắc Giang ngày 25 tháng 7 năm nay.

Nhiều người biết rằng, ngày 23 tháng 7, hai công an huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang đã đánh chết anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê quán tại huyện Việt Yên vì tội danh không đội mũ bảo hiểm. Ngày 25 tháng 7, gia đình anh Khương đã chở xác chàng trai này lên thị xã Bắc Giang đòi đền mạng. Dân chúng xông lênủng hộ gia đình nạn nhân, con sốlên đến hàng ngàn người, làm thành một cuộc biểu tình rầm rộchưa từng có trong lịch sử tỉnh Bắc Giang, mà theo bài phỏng vấn, các cụ già đã nói rằng còn đông hơn ngày theo Việt Minh cướp chính quyền năm Ất dậu.

Có lẽ, con tính của họ cũng đơn giản thôi. Không phải công an nào cũng phú quý vinh hoa nhưông nghị Nguyễn Văn Hưởng. Đa phần những người lính quèn chỉ đủ sức nuôi một vợ thôi mà để nuôi cô vợ này với hai, ba đứa con kèm theo cuộc sống của họcũng không phải là “thiên đường nơi hạ giới”. Nếu máu đổ ra mà chỉ để bảo đảm cuộc sống ấy thì đó là một cuộc đổi chác ngu xuẩn. Thêm nữa, lớp lính bây giờtương đối trẻ, họ biết chữ nên không hoàn toàn bị bưng bít thông tin, họ hiểu được số phận của đám công an ra sao khi các cuộc cách mạng dân chủ xảy ra ởNga, ở Tiệp, ở Hung, ở Đức, và ở Ukraina mới rồi.

Thêm nữa, dù hổ thẹn hay cố tình bưng bít lương tâm, nơi thầm kín nhất của con tim, họ cũng hiểu rằng chết vì một lý tưởng cao cảthì đó là cái chết xứng đáng không làm hổ thẹn cho con cháu, chết chỉ vì miếng cơm thì đó là cái chết của con chó gác sân mà khi dân chúng nổi lên, họ sẽ lấy bắp cầy phang vỡ sọ hoặc dùng câu liêm cắt cổ.
Khi lòng dũng cảm và tinh thần hào hiệp không còn nữa, cái còn lại là sự tính toán vị kỉ của mỗicon người. Sự vị kỉ này cũng có mặt tốt của nó, nó là rào cản đểchủ nghĩa cuồng tín không thểđặt chân vào mảnh sân của mỗi căn nhà.

Một người công an, nếu chưa mất toàn bộ sự sáng suốt, ắt phải biết tính toán họ được bao nhiêu và mất bao nhiêu, liệu số lương bổng họ được có trang trải nổi phần tiêu phí cho đám tang của họ và nuôi nổi cô vợ với lũ con còn lại, hay sự hy sinh của họ chỉđể làm nặng thêm túi tiền các quan lớn, khiến các quan thêm rửng mỡ để đi hiếp trẻ con (nhưông chủ tịch kiêm phó bí thư tỉnh Hà Giang tên Nguyễn Trường Tộvà các ông khác chưa bị lộ mặt), hay máu họ đổ xuống chỉ để đổi lấy các hộp kem đắt tiền nhằm bổdưỡng làn da mịn màng cho các mỹ nhân của quan lớn (như đám mèo cái đang vờn quanh rốn ông nghị Nguyễn Văn Hưởng)? Vân vân và vân vân. . .

Sự tính toán luôn có lợi cho con người. Bởi thánh nhân thường hiếm mà kẻ trục lợi thường nhiều nên không thể đòi hỏi tất cả mọi người đều xả thân vì đất nước. Tuy nhiên, nếu không là thánh nhân thì họ cũng là dân Việt. Là dân Việt, họ phải hiểu rằng truyền thống chống Tầu là dòng máu sôi sục liên tục chảy trong tim dân tộc này. Bất cứ kẻ bán nước nào, sớm hay muộn, trước hay sau cũng sẽ nằm trước mũi súng của nhân dân.

Dân Việt!
Ai là dân Việt?

Phải chăng đó là tộc người duy nhất trong hàng trăm tộc Việt (Bách Việt) xưa kia sống ở phía nam sông Dương Tử còn giữ lại được bản sắc mà chưa bị đồng hoá như chín mươi chín tộc Việt kia?
Phải chăng vì sự cứng đầu này mà đất Việt luôn luôn là con mồi trong tâm thức Bắc triều?

Năm nay đã là năm 2010, thế kỉ21, Trung Quốc không còn sống dưới vương triều họ Mao, không còn phải đổi xác người thân cho nhau để chén thịt. Kinh tế phát triển, các phương tiện kĩ thuật phát triển, trình độ văn hoá được nâng cấp, sách báo lan tràn trong các đô thị, không thể cho rằng dân Trung Quốc hoàn toàn bị dắt mũi bởi họ ngu dốt, bởi thiếu thông tin, bởi sợ hãi nhà cầm quyền, ngược lại, họ đang dương dương tự đắc vì là dân của Cường quốc số 2 trên thế giới. Vậy thì, cái “hòn xôi Việt Nam chưa nuốt được” kia không chỉlàm ngáng họng đám cầm quyền mà cũng còn làm ngứa ngáy cổhọng vô số dân đen phương Bắc, một mặc cảm có mẫu số chung.

Liệu nhà cầm quyền phương Bắc có thể ngang ngược làm những điều ấy chăng nếu như chính quyền Hà Nội còn là một chính quyền độc lập mà không tựnguyện biến mình thành đám gia nô cho vương triều Đại Hán?

Tuy nhiên, Mỵ Châu xưa là một người đàn bà xinh đẹp nhưng ngu dốt, kẻ luỵ tình nông nổi nên tội bán nước của cô ta còn được người đời khoan dung. Tại đền thờ Cổ Loa có hai tượng đá, tượng đá ngoài sân là biểu tượng Mỵ Châu nằm gục mặt xuống đất mà bất cứ ai đi qua cũng phải đạp một cái lên lưng và nhổ một bãi nước bọt để trừng phạt “con Mỵ Châu bán nước”. Còn tượng đá trong đền, tựa như một người đàn bà cụt cổ phủ vải đỏ thì lại được hương khói do lòng đồng cảm với “Mỵ Châu khờ dại và lụy tình”.

Ngoài các lý do về nhu cầu bờbiển với các hải cảng, nhu cầu khoáng sản, còn một nhu cầu thầm kín nữa mà quan lại phương Bắc không nói ra, đó là nhu cầu đồng hoá nốt cái phần còn lại của Bách Việt.

Niềm kiêu hãnh Đại quốc là ở đó. Mối bực mình của Đại quốc cũng là ở đó. Một khi họ đã thâu tóm, đã chiếm lĩnh, đã áp đặt nền văn hoá và chữ Hán lên chín mươi chín tộc Việt kia, lẽ nào còn cái tộc cuối cùng họ phải chịu thua?Ở thế thượng phong mà mấy ngàn năm nay chưa nuốt trọn hòn xôi Việt Nam, mảnh đất cỏn con, dường như là một “vết thương lòng, một sự tự ái” mà vua chúa Trung Hoa không chịu được.

Cách đây vài năm, ai đó từng nói với tôi rằng “Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch là địch thủ, nhưng về chính sách đối với Việt Nam thì bọn họ sẽ ngồi cùng một bàn”.
Đó là một nhận định sáng suốt.

Năm trước, ông bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc tiến hành cuộc điều tra dư luận xem bao nhiêu phần trăm dân chúngủng hộ xâm chiếm Việt Nam. Theo công bố của ông ta thì con số này lên đến trên 90%. Cứ cho rằng Trung Quốc là một nước cộng sản nên dân chúng còn sợ hãi, họ phải tuân theo thượng cấp nên có thể trừ đi 20 phần trăm, phần còn lại vẫn là trên 70 phần trăm. Và điều này là sự thật không ai có thể chối bỏ.

Vì lý do nào mà bộ trưởng bộquốc phòng Trung Quốc làm cuộc điều tra này? Đó là một trò chơi ngẫu nhiên hay là sự thăm dò có chủ định?

Vì lý do nào mà trên các site internet Trung Quốc tung ra hàng loạt bài chửi bởi, nhục mạ “lũ chó Việt Nam, phải đánh bọn chúng. Lũ chó Việt Nam, lần này chúng ta sẽ thanh toán lịch sử”, và công bố một cách chi tiết chương trình thôn tính Việt Nam trong ba mươi mốt ngày, phần còn lại của bán đảo được quy định là một tuần, tóm lại là chương trình con hổ Trung Quốc nuốt trọn con dê Đông Dương?

Tôi dành những câu hỏi ấy cho bạn đọc trả lời.
Tôi chỉ xin nhắc họ rằng, chúng ta là tộc người cuối cùng sống sót mà không bị đồng hoá thành người Hán. Tổ tiên chúng ta đã đấu tranh không mệt mỏi đểchống lại sự áp đặt của Bắc triều, bởi họ đã nhìn thấy sự đánh mất bản diện, sự lụi tàn của 99 tộc Việt kia.

Để tồn tại và được là chính mình, tổ tiên ta vừa chống chọi vừa lùi xuống phương Nam. Lịch sử của dân tộc Việt tóm gọn trong câu này: “Nam tiến”!
Nam tiến, nam tiến và nam tiến!

Cuộc Nam tiến thứ nhất khởi sự dưới triều Lê, từ năm 1428 đến năm 1527. Kể từ đây, cuộc khai khẩn và chinh phạt tiếp tục không ngưng nghỉ. Từ Thăng Long các đoàn quân xưa vượt qua đèo Ngang, sau lưng họ là những đoàn nông dân và thợ thủ công vào phá rừng, bạt núi, kiến tạo ruộng đồng và lập làng xây ấp. Rồi tiến đến châu Ô, châu Rí. Rồi, từ đèo Ngang vượt qua đèo Hải Vân là chặng đường thứ hai. Cứ thế mà hành trình này tiếp tục cho đến mũi Cà Mau.

Nam tiến, đó là sự nghiệp dựng nước của tổ tiên ta.

Bây giờ, chúng ta không còn cơ hội để tiếp tục sự nghiệp của họ. Chúng ta không thể Nam tiến. Trước mặt chúng ta đã là biển. Chúng ta tiến đi đâu?
Người Việt chỉ còn cách tồn tại cuối cùng là giữ lấy đất đai, đất đai ấy là xương máu của cha ông ngàn đời tích tụ lại, đất đai ấy là nơi cắt rốn chôn rau nhưng cũng là thành luỹ mà họ có thể nương tựa vào để duy trì cuộc sống cho mình và cho các thế hệ mai sau.

Để giữ được non sông, để có thểlà người Việt mà không trở thành đám thiểu số khiếp nhược của một vương quốc khác, chúng ta không thể tiếp tục dung dưỡng một chính quyền bán nước, mộtchính quyền đã ngang nhiên cắt đất, cắt biển cống cho phương Bắc, đã nhục nhã biến ngọn cờThăng Long ngàn năm thành một mảnh vải vụn xén ra từ cái váy hồng Bắc Kinh. Chúng ta không thể bảo vệ được Tổ quốc nếu tiếp tục nuôi giữa lòng dân tộc mình một con rắn độc, cũng như Vua An Dương Vương xưa đánh mất non sông vì trót đẻ ra và trót yêu thương đứa con gái phản tặc có tên là Mỵ Châu.

Với tất cả các hành vi nhục nhã mà họ đã làm, chế độ Hà Nội giờ đây đã chính thức trở thành một thứ Mỵ Châu.

Dân Việt vốn không cuồng tín, họ phân biệt rõ ràng mọi sự, bên kia chữ lý còn đọng chữ tình.

Nhưng nàng Mỵ Châu ngây thơ, khờ dại đã chết từ mấy ngàn năm trước, còn chính quyền Mỵ Châu bây giờ không một chút khờ dại mà cũng chẳng luỵ tình ai, nó chỉ luỵ cái túi tiền của chính nó. Mọi tính toán của nó chỉ nhằm tu tạo, xây đắp quyền lợi bản thân, cũng như con thú chỉ có một đam mê duy nhất là liếm cho mượt bộlông của chính nó mà thôi.

Mỵ Châu ngày nay là một con đĩ già trơ trẽn, trần truồng nằm dạng háng sẵn cho phương Bắc.

Người dân Việt phải chém cụt đầu con đĩ ấy, trước khi nó kịp trao hết nỏ thần vào tay giặc nếu chúng ta không muốn lặp lại số phận bi thảm của An Dương Vương.

Dân tộc Việt không thể làm được điều ấy, nếu quân đội khôngđứng lên cùng với họ.

Quân đội, những người lính của nhân dân, các anh còn ngủ đến bao giờ?

DƯƠNG THU HƯƠNG

Tổng Thống Nga Vladimir Putin:
Kẻ nào tin những gì Cộng Sản nói, là không có cái đầu.
Kẻ nào làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim.

Tổng Thống Nga Boris Yeltsin:
Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó.

Bí Thư Đảng Cộng Sản Nam Tư Milovan Djilas:
20 tuổi mà không theo Cộng Sản, là không có trái tim,
40 tuổi mà không từ bỏ Cộng Sản, là không có cái đầu.

Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên xô Mr. Mikhail Gorbachev:
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản.
Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.

Nguon: vietthuc.org

Cái chết rình rập

Sống ở Việt Nam hiện nay là sống trong nỗi sợ hãi thường trực. Nỗi sợ hãi ấy lan ra tận những người Việt Nam sống ở nước ngoài. Tôi có một số người thân và người quen, trước đây, thường về Việt Nam khá thường xuyên; gần đây, nói đến chuyện về nước, họ bỗng e dè hẳn. Lý do? – Vì sợ!

Có vô số chuyện để sợ. Trước hết và phổ biến hơn hết, là sợ tai nạn giao thông. Chuyện kẹt xe, đụng xe và ngã xe vốn đã có ở Việt Nam từ lâu, nhưng rõ ràng là tình trạng ấy không hề được cải thiện chút nào cả; nếu không muốn nói, ngược lại, càng ngày càng tệ.

Mà cũng phải. Dân số ở các thành thị càng ngày càng tăng, các phương tiện giao thông, từ xe gắn máy đến xe hơi càng lúc càng nhiều, mà đường xá thì, nói chung, rất ít và rất chậm thay đổi. Các biện pháp hành chính được đưa ra thì vá víu, hết ngăn lại tháo, hết tháo lại ngăn, tuỳ hứng. Bởi vậy, chuyện kẹt xe là chuyện hằng ngày, thậm chí, hằng giờ. Dắt xe ra khỏi nhà, không ai biết chắc bao lâu mình tới được chỗ làm hay chỗ hẹn.

Mà không phải chỉ kẹt xe. Xe nhiều, chạy ẩu, tai nạn xảy ra dồn dập. Nhẹ thì bị quẹt trầy và móp xe. Nặng hơn nữa thì bị thương vong. Theo các con số thống kê chính thức, ở Việt Nam, ngày nào cũng có cả hàng trăm tai nạn và hàng chục người bị chết vì những tai nạn trên đường phố. Ví dụ trong năm 2007, có gần 13.000 người chết vì tai nạn giao thông. Theo World Health Organization (WHO), con số ấy chắc chắn thấp hơn nhiều so với thực tế.

Nhưng ngay cả sai khi bị hạ thấp như vậy, tỉ lệ người chết vì tai nạn giao thông trên tổng dân số cũng rất cao: 15 người trên 100.000 người. Tính trung bình, mỗi ngày có ít nhất 35 người bị chết vì xe cộ trên đường phố. Số người bị thương tật với những mức độ khác nhau do tai nạn giao thông lại càng nhiều. Có khoảng 42% thanh niên trong lứa tuổi từ 22 đến 25 bị thương vì tai nạn giao thông ít nhất là một lần.gần 40.000 tai nạn giao thông làm chết gần 10.000 người và làm bị thương 37.000 người khác. Một con số kinh khủng so với dân số cả nước.

Theo thống kê của Việt Nam, chỉ trong mười tháng đầu năm nay (từ tháng 1 đến hết tháng 10), trong cả nước đã có

Mấy năm trước, thỉnh thoảng về Việt Nam, tôi sợ tai nạn giao thông đến độ không dám tự mình lái xe gắn máy, đã đành; tôi cũng sợ cả việc ngồi sau xe cho người khác lái. Thường, tôi đi tắc xi. Nhưng bây giờ, đọc báo trong nước mới thấy, ngay cả khi ngồi trên xe hơi cũng chưa chắc đã an toàn. Lý do là càng ngày càng có nhiều xe hơi và xe tải. Xe hơi đụng nhau hoặc đụng vào xe tải thì…không chết cũng lết. Chưa hết. Gần đây xuất hiện nhan nhản trên các đường phố các “hố tử thần” nữa. Xe đang phóng phom phom trên đường phố, bỗng “Ụp!”, mặt đường đang trơn phẳng bỗng dưng sụp xuống, sâu hoắm, mũi xe hay có khi cả nửa trước của chiếc xe sụp hẳn xuống hố. Người trong nước gọi tên rất đúng: hố tử thần!

Thôi, hay là đi bộ chăng? Nhưng đi bộ thì làm sao băng qua đường được an toàn? Lời khuyên thường nghe: cứ nhìn thẳng và đi thẳng để cho xe cộ tránh mình, thật tình, không thể tin cậy được. Đã đành là phần nhiều chúng có hiệu quả. Bởi chẳng có người lái xe nào muốn gây ra tai nạn. Nhưng “phần lớn” không có nghĩa là tất cả. Còn cái “phần nhỏ” kia là bao nhiêu? Chẳng vui chút nào khi được nằm trong cái “phần nhỏ” ấy cả.

Nhưng đi bộ không phải chỉ đối diện với nguy hiểm khi phải băng qua đường. Ngay cả khi đi trên lề đường cũng không tránh khỏi lo âu. Cứ nhìn lên chùm dây điện chằng chịt và lơ lửng trên đầu thì biết. Báo chí trong nước thỉnh thoảng loan tin một dây diện nào đó rớt xuống. Người nào xui xẻo đi ngang qua, bị dây điện ấy đụng phải thì chỉ có nước theo “Bác” đi gặp Karl Marx và Lenin sớm.

Nói đến tai nạn, không nên quên một nguy cơ khác: chết đuối. Và người ta không phải chỉ chết đuối khi có lũ lớn như những cơn lũ kỷ lục ở miền Trung vào đầu tháng 10 vừa qua. Người ta có thể chết đuối khi đi trên sông hay ngay trên đường phố vào những ngày mưa hơi lớn: ví dụ sảy chân xuống một cái hố hay miệng ống cống nào đó, chẳng hạn. Đọc “Một nguyên nhân dẫn đến tử vong và tật nguyền ở Việt Nam” trên trang mạng của WHO, tôi giật mình thấy con số này: riêng năm 2001 đã có hơn 12.500 trẻ em Việt Nam bị chết đuối!

Cũng theo tài liệu trên, số người bị chết vì thương tật hoặc bạo động tại Việt Nam thuộc loại cao nhất ở vùng Tây Thái Bình Dương: Hơn 36% số người chết trong lứa tuổi từ 5 đến 29 xuất phát từ thương tật và bạo động. Nói chung, đối với các thanh niên trong lứa tuổi từ 15 đến 29, thương tật và bạo động là nguyên nhân thứ hai dẫn đến cái chết (nguyên nhân thứ nhất là tai nạn giao thông!).

Ra đường thì sợ xe đụng, dây điện rớt, lũ cuốn hay bị ai đó gây sự lấy dao lụi vào ngực, thôi thì ru rú ở nhà vậy nhé?

Nhưng ở nhà hoặc chỉ chạy ra một tiệm ăn nào đó ở đầu ngõ liệu có an toàn không?thực phẩm độc hại.”

Không. Tên sát thủ nằm ngay trên bàn ăn của bạn đấy! Bạn cứ vào Google, thử gõ mấy chữ “an toàn thực phẩm” thì thấy ngay. Những cảnh thịt thối hoăng cả tuần lễ vẫn được bày bán và được dùng để chế biến thực phẩm không phải hiếm.

Cách đây một, hai năm, đọc báo trong nước, tôi thấy một bản tin làm tôi giật nẩy cả mình: những người thợ săn, sau khi giết được một con thú nào đó, ví dụ vào ngày đầu tiên của chuyến đi săn, họ sẽ đào đất lên, chôn con thú và làm dấu trên “nấm mộ”; mấy ngày, thậm chí, cả tuần lễ sau, trên đường đi săn về, họ sẽ đào nấm mộ lên, lấy chôn thú ra và mang về bán. Bạn sẽ hỏi: với một thời gian như thế, chắc chắn thịt con thú đã bắt đầu rữa, dòi bọ sẽ bò tứ tung, và mùi thì chắc hẳn là khủng khiếp lắm.

Đúng. Nhưng, không sao cả, bạn ạ. Những người đi săn và bán thịt “lành nghề” lắm. Họ sẽ tẩy rửa, thêm hóa chất và bột màu vào, thịt con thú sẽ lại hồng đỏ và thơm nức mũi ngay! Cách đây mấy tuần, báo chí trong nước cũng tiết lộ: cả mấy tấn thịt thối được chở đi phân tán trong nhiều khu chợ khác nhau. Phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Bạn sợ ăn thịt chưa? Nếu sợ, bạn sẽ ăn gì? Rau trái chăng? Để trừ sâu, để rau trái phát triển nhanh và để bảo quản chúng được lâu, người Việt Nam và cả Trung Quốc nữa, không ngần ngại dùng bất cứ thứ hóa chất độc hại nào. Bởi vậy mới có chuyện người dân trong nước mua trái cây của Trung Quốc. Vỏ rất mướt, để cả mấy tuần lễ, vẫn mướt! Nhưng bổ ra thì mới biết trong ruột đã thối hinh từ lúc nào!

Ồ, vậy thì chỉ ăn cơm thôi! Bạn nghĩ vậy ư? Xin trích tặng bạn một đoạn văn lấy từ một tờ báo trong nước:
“Gạo là lương thực chính, lâu nay vẫn được đánh giá là có chất lượng an toàn. Nhưng theo báo cáo của Bộ NNPTNT [Nông nghiệp và phát triển nông thôn], vừa qua, Nhật Bản đã thông báo trong gạo VN xuất khẩu bị nhiễm hoá chất BVTV Acetamipri với mức tồn dư 0,03ppm, vượt ngưỡng cho phép (0,01ppm). Nga đã ngừng nhập khẩu gạo Việt Nam. Điều này đang ảnh hưởng xấu đến sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp, đồng thời cũng gây hậu quả lên sức khoẻ nhân dân. Theo Bộ Y tế, hàng năm Việt Nam có 200.000 người bị ung thư, trong đó có 150.000 người chết. Khoảng 35% trong số bệnh nhân ung thư do nguyên nhân sử dụng

Vậy bạn đừng ăn gì hết, chỉ uống nước sống qua ngày nhé? Nhưng bạn có tin là nước uống, kể cả nước đóng chai, an toàn không? Cũng lại báo chí trong nước cho biết: rất nhiều chai nước gọi là “tinh khiết” ấy chẳng tinh khiết chút nào cả. Rất nhiều công ty chế biến nước “tinh khiết” một cách hãi hùng: cứ lấy nước sông hay nước giếng đổ vào chai, đậy nắp lại và dán nhãn vào rồi tung ra thị trường! Có khi người ta còn lấy nước giếng ngay trong khu nghĩa trang, bên cạnh các nấm mộ còn mới tinh!

Nhớ, cách đây mấy năm, một học giả người Đức, trong một chuyến sang Úc, kể với tôi anh từng ở Việt Nam nhiều năm để học tiếng Việt và để nghiên cứu. Câu chuyện lan man sang chuyện ăn uống. Tôi hỏi anh: Bộ anh không sợ thức ăn Việt Nam hả? Anh cười đáp: Chẳng có gì phải sợ cả. Thức ăn thì chọn thức ăn nóng: vi trùng hay vi khuẩn gì cũng chết sạch. Còn trái cây thì chỉ ăn loại trái cây có vỏ có thể bóc ra được.

Thật ra, đó là một quan niệm ngây thơ. Vi sinh, vi khuẩn, vi trùng đều có thể bị diệt trong các loại thức ăn được nấu chín. Nhưng còn độc tố do các hóa chất mang lại? Việc nấu chín hay không nấu chín, trong trường hợp này, thật ra, chẳng khác nhau mấy.

Đọc đến đây, tôi đoán một số bạn đọc sẽ phản đối, cho là tôi cường điệu, và cho là hơn 85 triệu dân đang sống trong nước có sao đâu? Xin trả lời bằng một câu hỏi: Sao bạn biết là không sao? Con số những người chết vì tai nạn giao thông hay vì thực phẩm độc hại mà báo chí Việt Nam thường cung cấp không đủ thuyết phục bạn sao?

TS. Nguyễn Hưng Quốc

Đảng Cộng Sản khủng hoảng gay gắt ở đỉnh cao quyền lực

Chưa bao giờ lãnh đạo cao nhất của đảng CS và của chính quyền độc đảng trong nước bị bủa vây bởi những vấn đề gay gắt nan giải như hiện nay.

Đây không phải là mong muốn chủ quan, cũng không phải là bịa đặt có ác ý của một ai. Đây là sự thật rành rành, một thực tế bướng bỉnh không ai che dấu được.

Có thể nói từ khi thành lập đảng CS từ năm 1930 đến nay, chưa có khóa Bộ Chính trị nào của đảng phải đương đầu với một loạt cuộc khủng hoảng gay gắt chồng chất như hiện nay, vào cuối năm 2010 này.

Những khủng hoảng gay gắt hiện nay trên đỉnh cao quyền lực được biểu hiện ra sao?

Thứ nhất là: khủng hoảng chính trị gay gắt biểu hiện ở 3 văn kiện cơ bản của Đại hội XI là Báo cáo chính trị, Cương lĩnh quá độ lên CNXH, Chiến lược 10 năm đều bị bác bỏ toàn bộ, tận gốc, cả về lý luận lẫn thực tiễn. Các quan điểm nòng cốt của Bộ Chính trị: kiên định chủ nghĩa Mác–Lenin, kiên định CNXH, kiên định một đảng duy nhất độc quyền, kiên định kinh tế quốc doanh là chủ đạo… đều bị coi là sai lầm cơ bản, là tai họa hiển nhiên. Để nguyên Cương lĩnh không thể được. Sửa chữa, vá víu không ổn. Mà viết lại thì ê chề mất mặt. Đây là vấn đề nát óc biểu hiện bế tắc trọn vẹn của đảng về lý luận, về đường lối, về trí tuệ. Nó thúc đẩy cuộc khủng hoảng niềm tin đối với đảng lên đến tột đỉnh.

Hai là về tổ chức, Bộ Chính trị hiện nay được xã hội, được đông đảo đảng viên CS đánh giá là «những người lùn» so với tất cả các khóa trước. Về thành tích chống thực dân, về công lao đóng góp cho đất nước, về trình độ kiến thức và giao tiếp quốc tế, về sáng kiến trong lãnh đạo, về lập luận để truyền đạt chính kiến, cả 15 vị hiện nay đều lu mờ, yếu kém, không ai gây được một ấn tượng gì đáng kể ra. Cả 15 vị không ai viết nên một cuốn sách, một bài báo đặc sắc, nếu không phải là những công thức tẻ nhạt, mòn vẹt. Xin nhớ chúng ta cùng thế giới đã bước sang nền văn minh của kiến thức, của truyền thông. So sánh với các nhà lãnh đạo các nước dân chủ châu Á và thế giới, các nhà lãnh đạo nước ta càng «lùn», «lùn tịt». Mà Việt Nam nhân tài thật sự có bao giờ hiếm.

Vậy mà chính những người này vừa đóng cửa họp kín chọn ra những ủy viên Trung ương đảng, những ủy viên Bộ Chính trị sẽ thay thế họ trong khóa XI sắp tới. Họ lựa chọn ra sao? Trước hết họ chọn người trong phe nhóm của họ, theo chính hình ảnh, tiêu chuẩn riêng của họ, theo nhóm lợi ích riêng, không hề đếm xỉa đến đạo đức, tài năng như họ rêu rao. Xin chờ xem. Nông Quốc Tuấn con trai ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh từng bị gạt ra khỏi Trung ương khóa X, Nguyễn Chí Vịnh đầy tai tiếng từng bị chặn lại, hãm lại không cho chức trung tướng và thứ trưởng Quốc phòng hồi năm 2006, nay đã được lặng lẽ lên cấp lên chức, để có thể vào Trung ương khóa XI. Đây là một sự khiêu khích ngang ngược toàn đảng, toàn xã hội.

Về tổ chức nhân sự, hiện vẫn còn chưa ngả ngũ hẳn trong nội bộ Bộ Chính trị về toàn bộ số ủy viên Trung ương mới, về Bộ Chính trị mới. Ai đi? ai ở? ai ra, ai vào? Cho đến cả Tổng bí thư, sẽ là ông Trọng, ông Việt, ông Sang hay ông Dũng? Không ai được đa số khi thăm dò. Ai là Chủ tịch nước mới, là Chủ tịch Quốc hội mới? là Thủ tướng mới? Chả lẽ vào ra vẫn những người ấy?

Ba là – điều này mới thật là hệ trọng – Bộ Chính trị hiện tại vấp phải khủng hoảng toàn diện nặng nề, lâm vào bế tắc giữa lúc xã hội đang thức tỉnh nhanh, công luận không còn im lìm, cam chịu, bị động như xưa nữa. Nền văn minh nghị trường lan vào Quốc hội độc đảng, để nhiều đại biểu dám đàng hoàng chất vấn chính phủ, thủ tướng, hỏi vặn các bộ trưởng, đòi lập Ủy ban điều tra, đòi bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên chính phủ.

Một em gái 16 – nay 17 tuổi – công khai đặt 13 câu hỏi chân thực cho những người lãnh đạo (mời các bạn đọc bài: 15 bác đỉnh cao líu lưỡi trước em gái 16 tuổi, trên VOA).

Nguyên phó Chủ tịch nước, 7 ông tướng quân đội và công an, nguyên ủy viên trung ương, nguyên bộ trưởng, thứ trưởng tham gia ký Kiến nghị lần 2 về bauxite, gia nhập hàng ngũ gần 3 ngàn trí thức, viên chức, đảng viên, thanh niên ngoài đảng, ủng hộ mạng bauxite dẻo dai, mạng đã có 20 triệu lượt người vào đọc. Mạng bị Công an lườm nguýt, liên tục tìm cách ngăn chặn, chống phá không xong, còn vu cáo là bị bọn phản động mua chuộc!

Lại còn cư dân blog, Internet ngày càng đông đảo, ngày càng quan tâm đến tình hình chính trị, theo dõi chặt từng phiên họp Quốc hội, bình luận rôm rả, đưa tin tỷ mỷ, chính xác mọi sự kiện chính trị của đất nước, tự mình nhận làm nhiệm vụ giám sát đảng và nhà nước. Đây là hình ảnh sinh động nhất về xã hội công dân, xã hội dân sự đang vươn dậy như Phù Đổng, được nhà văn hóa Nguyễn Hưng Quốc phong cho là «quyền lực thứ 5». Cũng có tin mừng là mạng Talawas nổi tiếng hấp dẫn, có tác dụng đổi mới tư duy văn hóa- xã hội theo hướng nâng cao dân trí dân chủ, đang chuẩn bị «tái xuất giang hồ» thành một mạng văn hóa – chính trị hẳn hoi, khi mà hoạt động chính trị trong ước trở nên cấp bách nhằm cứu vãn đất nước khỏi cuộc trầm luân toàn diện, đe dọa hủy diệt độc lập dân tộc và hủy diệt luôn nền văn minh và văn hóa truyền thống Minh Triết Việt.

Cuộc thức tỉnh của toàn xã hội đang diễn ra hàng ngày. Các bạn thân của tôi, các nhà báo trẻ trong nước cho biết chỉ trong vòng mấy tháng nay, công luận theo dõi chăm chú, thích thú các sự kiện Vinashin, khai thác bauxite, cho thuê rừng biên giới 30 vạn héc-ta với giá bèo bọt 10 đôla/1 ha, vụ cưỡng dâm tập thể nữ sinh ở Hà Giang, vụ Trần Khải Thanh Thủy bị vu vạ, Vụ Điếu Cày hết hạn tù vẫn bị giam, vụ luật sư Hà Vũ «mua dâm»… và tất cả đã làm cho mọi người hiểu rõ về luật pháp. Thế nào là bị cáo, bị can, là khởi tố, là chánh án, công tố, là luật sư, thế nào là phiên họp công khai, là nguyên tắc chỉ bị xem là có tội sau khi tòa tuyên án, là quyền bảo vệ, quyền kháng cáo, là chứng cớ giả và chứng cớ tin cậy được, thế nào là tranh tụng, là quyền tố cáo, khiếu nại, là bình đẳng giữa mọi công dân. Xưa kia bao giờ cũng phải coi đảng, nhà nước việc gì cũng đúng, cũng công bằng, cũng không chê vào đâu được. Bây giờ mỗi người phải tự suy nghĩ, xét đoán, nhận định, và chỉ cái gì mình nhận ra là đúng mới đáng tin.

Cho nên các cuộc họp Trung ương 13 B, C hay 14, 15 sắp đến để chuẩn bị cuối cùng cho Đại hội XI, và mọi diễn biến của Đại hội XI, từ nội dung các văn kiện trình bày, việc bầu bán các cơ quan lãnh đạo, và tình hình «hậu Đại hội XI» sẽ được chăm chú theo dõi, nhận xét, bình luận. Sẽ có khối chuyện mới mẻ, có khi khó lường trước. Công luận không còn như trước, xã hội thời đổi mới, mở cửa không còn như trước, khi xã hội công dân tự phát lớn phổng lên để tự khẳng định mình, khi giới trí thức tư nhận ra vai trò kẻ sỹ thời nhiễu nhương, khi nữ nhi – hơn một nửa số dân – không cam tâm ngồi trong bếp, khi em gái 16 tuổi dám chất vấn các bác ở trên cao…

Cái họ sợ nhất, lo nhất, ngăn chận bằng mọi cách mà không xong, đó là một thế lực đối lập tuy còn hơi tản mạn đang hình thành trên thực tế, sinh động, nhiều hình nhiều vẻ, thành một thế lực chính nghĩa, có tâm, có tầm, ngang nhiên thách thức thế lực cầm quyền sa sút lung lay, chỉ còn dựa vào ngụy biện, lừa dối, nói lấy được, dựa vào súng ống và nhà tù, mỗi khi đuối lý.

15 vị lãnh đạo cao nhất đang tìm cách cứu đảng nhằm mục đích duy nhất là tìm ra lối thoát riêng cho cá nhân và phe cánh. Nhưng toàn dân, bị họ dồn vào đường cùng sẽ tự tìm ra cách cứu mình, cứu nước. Thế cùng tất biến.

Quan nhất thời. Đảng cũng nhất thời. Chỉ có Nhân dân là vạn đại. Khi đông đảo nhân dân muốn thoát Đại nạn, đó sẽ là ý trời vậy. Có nghĩa là không có thế lực hung hãn nào ngăn nổi ý dân.

Bùi Tín – VOA Blog

Ai sẽ là người có vinh dự hành quyết, đào mồ chôn đảng CSVN

Phạm Thị Oanh Yến

Nhìn lại chặng đường phát triển của nền kinh tế thế giới chúng ta không thể nào quên được những cuộc cách mạng công nghiệp và những phát minh khoa học, tạo tiền đề cho những cuộc cách mạng công nghiệp.

Có thể nói từ thập niên 30 của thế kỷ 17, nhân loại đã ghi nhận những đóng góp to lớn của các nhà khoa học.Cụ thể:

1733 John Kay đã phát minh ra thoi bay.
1765 James Hagreaves phát minh ra chiếc xa kéo sợi.
1769 Richard Arkwright lợi dụng sức kéo của động vật, sự lưu chuyển của nước để vận hành máy kéo sợi.
1784 JamesWatt phát minh ra động cơ chạy bằng hơi nước.
1785 linh mục Edmund Cartwright phát minh ra máy dệt.

Những phát minh này mặc dù được áp dụng đa số trong nghành dệt, nhưng cũng đã tạo nên một cuộc cách mạng về năng xuất lao động so với trình độ kỷ thuật trước đó. Các nhà sử học thường gọi giai đoạn này là cuộc cánh mạng công nghiệp lần thứ I.

Sang thế kỷ 18:

1807 Robert Fulton phát minh ra tàu thuyền chạy bằng hơi nước.
1930 Geogre Stephenson sang chế ra xe lửa chạy bằng hơi nước.
Ngoài ra thế kỷ 18 còn chứng kiến những phát minh thiên tài của các nhà khoa học lổi lạc Johannes Keppler, Glileo Galilei, Isaac Newton, John Dalton, Dimitriv Mendelev, Micheal Faraday, James Clerk Maxwell, Rudolf Diesel, Thomas A Edison, Nikola Tesla, George Westinghouse, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ II.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ II này đã thay đổi sâu sắc năng xuất sản xuất, quan hệ sản xuất trong các nước tư bản. Từ đây với những tiến bộ như vũ bão của KHKT và những cuộc cách mạng không ngừng nghỉ trong kỷ thuật, như Tự động hóa, Hiện đại hóa, Hợp lý hóa, Chuyên môn hóa kết hợp với những cuộc cách mạng trong khoa học quản lý, những tiến bộ trong định chế dân chủ. Chủ nghĩa Tư bản ngày càng mang một bộ mặt khác xa với nó vào đầu thế kỷ 18.

Thế kỷ 18, ngoài những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học kỷ thuật còn ghi nhận sư đóng góp cho nhân loại của những thiên tài trong nhiều lĩnh vực khác với Honoré Balzac, Victor Hugo, Lev Nikolayevich Tolstoy, Nikolai Vasilevich Gogol, Fyodor Mikhailovich Dotoevsky, John Sebastian Bach, Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig Feurer Bach, Friedrich Hegel, Adam Smith, David Ricardo. Ludwig Van Beethoven…

Có thể nói thế kỷ 19 là buổi bình minh cho một nữa nhân loại, một nữa còn lại chìm đắm trong đau khổ, tủi nhục, tăm tối bởi ba cái tên Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Iilich Lenin.

Ngoài những sai lầm trong lý luận với cái công thức tính giá trị thặng dư một cách sơ sài ấu trĩ và thô thiển với lập luận của một anh nông dân thế kỷ 18, bỏ qua yếu tố rủi ro trong đầu tư, những chi phí đầu tư trong nghiên cứu và áp dụng khoa học kỷ thuật, khoa học quản lý. Marx, Engels, Lenin đã đưa một nữa nhân loại vào đêm đen tăm tối, trở lại thời kỳ hồng hoang mông muội. Trong đó tội nặng nhất là Lenin.

Nhìn lại lịch sử, đối chiếu với xã hội của hai ý thức hệ chúng ta thấy:

Đối với các nước Tư bản, song song với những cuộc cách mạng công nghiệp, quá trình tập trung ruộng đất và ly nông tuy ban đầu cũng có nhiều khó khăn, trăn trở, đau đớn, trong quá trình từ một người nông dân với những thuộc tính cố hữu của mình trở thành một nguời công nhân với tác phong công nghiệp. Nhưng quá trình này cũng đã xẩy ra một cách tương đối êm ả, với sự tiến bộ hằng ngày của định chế Dân chủ, tiến bộ khoa học kỷ thuật và cách mạng công nghiệp. Để từ đó tạo một cuộc cách mạng trong quan hệ sản xuất, phân bố lao động trong các lảnh vực sản xuất, nông nghiệp, dịch vụ.

Từ hơn 70% lao động trong nông nghiệp, 20% trong công nghiệp, và khoảng 5% không đáng kể trong dịch vụ thế kỷ đầu thế kỷ 19 thành 30% trong nông nghiệp, 60% trong công nghiệp 10% trong dịch vụ cuối thế kỷ 19 và bước sang thế kỷ 20 là 10% trong nông nghiệp, 20% trong công nghiệp, 60% trong dịch vụ. Quả là một chặng đường dài cần sự nổ lực và đấu tranh của người lao động và những tiến bộ của định chế dân chủ của xã hội dân sự. Ngày nay chính phủ các nước, để bảo đảm an ninh lương thực, và một phần bảo đảm cho đời sống, thu nhập cho người nông dân phải áp dụng chính sách trợ giá, giảm, miển thuế. Quá trình tích tụ ruộng đất và ly nông trong nông nghiệp ở những nước tư bản đã diễn ra theo đúng quy luật khách quan.

Nhìn lại các nước CỘNG SẢN:

Nhà nước cộng sản đầu tiên, được thành lập ở Nga với cuộc cách mạng tháng 10 dưới sự lãnh đạo của Lenin. Trái với luận điểm của Marx, cho rằng cách mạng vô sản chỉ có thể diển ra tại các nước có nền công nghiệp phát triển như Anh, Đức, Mỹ và đã hình thành giai cấp công nhân (và thực tế đã chứng minh rằng quan điểm của Marx đã sai lầm. Vì ở những nước có nền công nghiệp phát triển, người nông dân qua quá trình lột xác, đã làm quen với tác phong công nghiệp, và dần nhận thức ra vai trò công dân và những quyền hạn (quyền lợi hợp hiến và những giới hạn quy định bởi hiến pháp) của mình trong một định chế xã hội dân chủ, do chính mình quyết định thông qua đầu phiếu dân chủ, được giám sát độc lập).

Lenin với sự thông minh và bản chất cơ hội, vị lợi của mình nhận ra rằng cách mạng của giai cấp vô sản có thể thành công ngay tại những nước công nghiệp chỉ mới manh nha, nhen nhúm như Nga.Vì giai cấp công nhân Nga lúc này, chỉ là thiểu số, cũng chẳng qua là một bộ phận nhỏ nông dân trong bước đầu tập tểnh lột xác, để làm quen với tác phong công nghiệp. Do đó có thể nói trong giai đoạn này ở Nga hầu như chưa có giai cấp công nhân đúng nghĩa, mà chỉ có tầng lớp nông dân với trình độ kém, thiển cận, vị lợi, dể bị lợi dụng.

Kịch bản của Cách mạng tháng Mười với tài hùng biện và tính vị lợi của Lenin, có thể chia ra làm hai phân cảnh:

Đầu tiên là xúi dục binh lính (bản chất cũng là nông dân), công nhân nữa nhà quê, trung nông, bằng những viễn cảnh mơ hồ về sự bình đẳng, công bằng trong một xã hội không tưởng, đình công, phản chiến, để Nga thất trận trong đệ I thế chiến. Tạo cơ hội cho cách mạng tháng 10 thành công mà không đếm xỉa đến tính tự hào dân tộc, quyền lợi dân tộc.
Sau khi cách mạng thành công, áp dụng đúng học thuyết cộng sản, triệt tiêu tư hữu đối với tất cả các thành phần kinh tế, với khẩu hiệu “Tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản’’, dẩn tới cuộc nội chiến, do sự nổi dậy của các thành phần kulack. Trong giai đoạn này ta thấy CNS ngăn chặn quá trình tập trung ruộng đất với những lời hứa hảo huyền về sự công bằng trong sở hữu đất đai, nhằm mục đích lôi kéo quần chúng tham gia cách mạng, về phe Bolshevik.

Sau nội chiến trước nền kinh tế kiệt quệ, nguy cơ bị tầng lớp nông dân đói khổ, công nhân nghèo nàn tẩy chay, rũ bỏ. Lenin với bản chất thủ đoạn, vị lợi đã nghĩ ra biện pháp thỏa hiệp với thành phần trung nông qua việc sáng tạo ra chính sách Kinh tế mới (NEP) với chủ trương giảm thuế cho nông dân, cho phép nông dân giử lại phần nào lương thực mình làm ra và dược tự do trao đổi, khuyến khích tư sản, tiểu tư sản còn sót lại trong nước, tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga. Với chính sách NEP, Lenin phần nào vực dậy nền kinh tế nước Nga. Trong giai đoạn này Lenin với quan điểm “bất cứ biện pháp nào, thủ đoạn nào miễn có lợi cho cách mạng thì đều là chính nghĩa, nếu không có lợi cho cách mạng thì đều là phi nghĩa”, chỉ tạm thời thỏa hiệp, với khẩu hiệu cùng tồn tại nhưng theo định hướng XHCN. Và cái đuôi định hướng CNXH của Lenin đã được người kế vị là Stalin thực hiện một cách xuất sắc, qua việc tàn sát tầng lớp Kulack, biến nước Nga thành một GULACK khổng lồ của thế kỷ 20.

Nhìn lại các nước CS được thành lập sau Đệ nhị Thế chiến ta dễ nhận ra rằng kịch bản được bê nguyên xi, áp dụng theo đúng ý đồ của tác giả Lenin, cho đến khi đổ sụp đổ vào 1990. Vì dù có thông minh, giảo quyệt đến mấy Lenin cũng chẳng thể nào đánh lừa nhân loại mãi được. Năm 2006, Cộng đồng Châu Âu đã ra nghị quyết 1481 liệt chế độ CS vào danh sách chế độ DIỆT CHỦNG.

Trở lại trường hợp Việt Nam, chúng ta thử nhìn lại xem kịch bản ấy được áp dụng như thế nào?

Giai đoạn 1945 – 1953: giai đoạn này Hồ Chí Minh áp dụng chính sách thỏa hiệp, hòa hoãn với trung nông, để tranh thủ tập hợp các thành phần yêu nước vào Mặt trận Việt minh.

Giai đoạn 1953 – 1956: sau khi đã cũng cố chính quyền vững chắc, chính quyền CS tiến hành cải cách ruộng đất theo mô hình “Thổ địa cải cách (mô hình cải tạo tầng lớp kulack, một bản sao của Lenin – Stalin )’’ bằng dự luật 197/HL do đảng Lao động VN và Chính phủ VNDCCH thông qua chính thức thi hành 19/12/1953. Chính sách này do Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm vận động, tuyên truyền, Trường Chinh phụ trách tổ chức, thực hiện. Cuộc cải cách ruộng đất này đã tàn sát hằng trăm ngàn người. Để đạt chỉ tiêu 5% dã man, khốn nạn của bộ chính trị, nhiều gia đình đã bị “kích thành phần”. Chỉ cần có hai con lợn trong chuồng cũng bị đấu tố. Ký ức hãi hùng này vẫn ám ảnh đến tận ngày nay ở những người Bắc di cư lớn tuổi. Sau cải cách, trước làn sóng di cư bỏ vào Nam và sự bất mãn của những đối tượng bị kích thành phần. Chính phủ Hồ Chí Minh cử Võ Nguyên Giáp xin lỗi và xoa dịu dư luận. Nhưng riêng Hồ Chí Minh, kẻ phát động, vận động cuộc cải cách, người chịu trách nhiệm chính, chưa bao giờ chính thức xin lỗi nhân dân VN (thì ngày nay dể hiểu, tại sao ở xã hội Việt Nam không có văn hóa xin lỗi !).

Đến 1957 – 1958 tất cả ruộng đất ở miền Bắc phải vào hợp tác xã. Cải cách ruộng đất, chẳng qua là một trò bịp, nhằm che dấu cho dã tâm thủ tiêu chế độ tư hữu, tận diệt tầng lớp trung nông ở nông thôn miền Bắc. Lenin và các nhà lãnh đạo các nước cộng sản đã lợi dụng sự ngây thơ về chính trị, qua những chiếc bánh vẽ về thiên đường CS, của GIAI CẤP NÔNG DÂN, để làm cuộc cách mạng cho GIAI CẤP CÔNG NHÂN, hay nói cách khác hơn, cho chứng tâm thần VĨ CUỒNG của chính họ.

Kể từ sau Cải cách Ruộng đất cho đến nay ĐCS Việt Nam chưa bao giờ chấp nhận cho sự tích tụ ruộng đất tư nhân và hạn chế quá trình ly nông bằng chính sách hộ khẩu. Thật vậy nhìn lại những đối sách của ĐCS Việt Nam ta đều dễ nhận thấy chúng đều có tính cách đối phó hơn là tìm một chính sách lâu dài, bền vững, ổn định cho người nông dân Việt Nam. Hết khoán 100 (chỉ thị 100/ CT – TW 13/01/1981), đến khoán 10 ( nghị quyết 10/NQ – TW 05/04/1988). Rồi đến các sửa đổi, bổ sung, rồi lại sửa đổi, bổ sung đến chóng mặt.

Đến 10/12/2003 lại tiếp tục sửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và có hiệu lực 01/07/2004, thể hiện qua các điều 61, 62, 63. Đến giai đoạn này, theo Niên giám thông kê, bình quân đầu người lao động nông nghiệp là 0.3 ha/ người (lấy tròn). Trong đó:

Đồng bằng sông Hồng 0,058 ha/ người (lấy tròn)
Bắc Trung bộ 0,7ha/ người (lấy số tròn)
Duyên hải Nam trung bộ 0.08 ha/ người (lấy số tròn)
Tây nguyên 0.3 ha/ người (lấy số tròn)
Đồng bằng sông Cữu Long 0.2 ha/ người (lấy số tròn)

Cho đến nay, chính sách của ĐCSVN vẫn là kiên định, theo chủ nghĩa Mac-Le. Do đó, các đối sách chỉ là một hình thức thỏa hiệp tạm thời với cái đuôi định hướng XHCN. Đất đai vẫn là thuộc sở hữu toàn dân, để có thể bất cứ lúc nào nhân danh điều 38 luật đất đai để cướp đất của người nông dân một cách trắng trợn, hợp pháp với một cái giá đền bù rẻ mạt, không cần biết đất đai bị thu hồi ấy có phục vụ cho lợi ích cộng đồng hay cho mục đích kinh doanh của tư bản nước ngoài hoặc tay chân thân tín của tầng lớp lãnh đạo chóp bu. Và người nông dân Việt Nam cũng không hết nơm nớp lo sợ, không biết lúc nào và ai sẽ là người thực hiện cái đuôi định hướng XHCN, lại nhân danh ĐCSVN tiến hành một cuộc cải cách ruộng đất lần nữa, khi mà thời hạn 20 năm giao quyền sử dụng đất (1993 – 2013 đang đến gần.

Theo thống kê 2007 – 2009 của 49 tỉnh thành từ 07/2004 các địa phương đã thu hồi gần 750.000 ha để thực hiện hơn 29.000 dự án đầu tư. Chỉ nhìn các dự án đầu tư sân golf ta thấy đến 2009 toàn quốc có 166 sân golf, tổng diện tích chiếm dụng 52.000 ha, trung bình 300 ha/ sân. Chúng ta thấy là diện tích, để sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và chỉ cần vài phép tính đơn giản, có thể thấy đời sống của người nông dân thật sự là khốn khó.

Trong khi đó với ấn định mức lương cơ bản 850.000/ tháng (9/2010) rẻ mạt và chính sách hộ khẩu khắc nghiệt đã ngăn cản quá trình ly nông của tầng lớp nông dân. Do đó không thấy làm lạ, khi gần đây xẩy ra tình trạng thiếu lao động phổ thông ở các lãnh vực dệt may, da giầy, lắp ráp, gia công gia dụng đơn giản, thiếu công nhân có tay nghề cao, gắn bó với công việc.Trong khi lao động ở nông thôn không có việc làm.

Không tìm ra giải pháp cho việc thừa, thiếu lao động và quá trình ly nông, cộng với sự chuyên quyền, lộng hành, tùy tiện trong đền bù, giải tỏa ruộng đất của người nông dân thì chính người nông dân Việt Nam, nội trong những năm đầu tiên của thập niên thứ hai, thế kỷ 21 này, sẽ là người đại diện cho chính mình và vận mệnh dân tộc, sẽ là người đại diện hợp pháp HÀNH QUYẾT ĐCSVN và, lúc đó cái xác ở Ba Đình cũng chẳng có chổ mà chôn.

ĐCSVN đã nhiều lần, lừa bịp, lợi dụng giai cấp nông dân Việt Nam để làm cách mạng vô sản tại Việt Nam, và cũng đã nhiều lần lừa gạt nông dân Việt Nam, chiếm đoạt đất đai, đẩy người nông dân ra khỏi ruộng đất của họ, khiến họ lâm vào cảnh túng quẩn, bần cùng, vô sản, phải đi làm thuê trên chính miếng đất bị tư sản đỏ chiếm đoạt.

Chính người nông dân Việt nam, chứ không ai hết, sẽ tự tay ĐÀO MỒ CHÔN ĐCSVN.
Việc gì, bắt đầu ở đâu, sẽ được kết thúc ở đấy.

Hà Nội 26/11/2010
Oanh Yến Thị Phạm

PS: Cách đây hơn hai tháng tôi có một phản hồi với bài viết “ Năm tử huyệt của ĐCSVN’’. Không ngờ Dân Làm Báo trân trọng, nâng lên thành một entry của quý báo, và được các blog lề trái đăng lại. Mặc dù đã thấy năm tử huyệt của định chế vô nhân tính này. Nhưng tôi cứ suy nghĩ mãi: Ai ? sẽ là người có vinh dự, được ủy quyền của dân tộc, kết thúc sự có mặt trân tráo của chế độ toàn trị này. Nhiều đêm, không ngủ được, suy nghĩ… Và hôm nay tôi viết lên những suy nghĩ, trăn trở của mình và trong lúc tôi viết những dòng này, đôi khi, bật khóc không ra tiếng vì những thống khổ của dân tộc Việt Nam cứ như hiển hiện trước mắt.

nguồn: (danlambao)

Thư Kêu Cứu và đơn khiếu nại của gia đình Mục Sư Dương Kim Khải

Mục sư Dương Kim Khải sau khi rời nhà tù vào năm 2006.
Mục Sư Dương Kim Khải, người đã bị công an bắt đi từ ngày 10 tháng 8, 2010 cho đến nay. Đến bây giờ Mục sư Khải vẫn bị bắt và bị cắt đứt mọi liên hệ với gia đình, kể cả sự tiếp tế, thăm nuôi. Con trai của mục sư Khải, em Dương Mạnh Hùng, hiện chỉ mới 17 tuổi phải chăm sóc gia đình và người mẹ bị liệt giường vì tai biến mạch não trước đây. Hùng đã gửi thư kêu cứu cũng như đơn khiếu nại đến ông Lê Hồng Anh, Bộ Trưởng Bộ Công An và ông Trần Quốc Vượng, Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.

*****

Thư Kêu Cứu của gia đình Mục Sư Dương Kim Khải

Kính gửi các tổ chức tôn giáo và nhân quyền,
Kính gửi các cơ quan truyền thông,
Kính gửi Quý Vị hảo tâm khắp nơi,

Kính thưa Quý Vị,

Tôi tên là Dương Mạnh Hùng, hiện cư ngụ tại 37/6 tổ 33 khu phố 3, phường 28, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Cha tôi là Mục Sư Dương Kim Khải đã bị công an đến bắt đi vào ngày 10/08/2010 và giam giữ cho đến nay.

Từ khi cha tôi bị bắt đột ngột, tinh thần của mẹ tôi vô cùng sa sút, bệnh tình càng trở nên trầm trọng. Là một thiếu niên 17 tuổi đang theo học lớp 12, tôi bị lâm vào hoàn cảnh không cha, mẹ lại bị bệnh, nên việc học đã không còn như trước. Trước đây, khi có cha tôi ở nhà, ông là nguồn lao động chính của gia đình. Cha tôi cũng là người chăm sóc mẹ tôi, kể từ khi mẹ tôi bị tai biến mạnh máu não. Nay không cha, tôi rất khổ sở để chăm sóc cho mẹ tôi, một người đàn bà trong hoàn cảnh bị liệt giường, đặc biệt là các nhu cầu về vệ sinh, ăn uống. Hoàn cảnh này làm cho việc học của tôi thường xuyên bị gián đoạn và có nguy cơ là tôi phải bỏ học để giải quyết vấn đề gia đình. May nhờ có các Mục Sư, quý cô bác trong Hội Thánh, các bạn hữu của cha tôi và những người hảo tâm an ủi, giúp đỡ, nên gia đình tôi cũng tạm sống qua ngày trong thời gian ngặt nghèo này.

Nhưng dù hoàn cảnh của mẹ tôi hay của tôi có thê thảm đến cỡ nào, tôi cũng chịu được. Điều mà tôi không chịu được là sự đau đớn thiếu vắng người cha, nhất là mỗi khi mẹ tôi khóc nhắc đến cha tôi, đã hơn 3 tháng mà không có tin tức gì. Đây là lý do mà tôi cố gắng viết lá thư kêu cứu này, để mong các tổ chức và những người yêu chuộng công lý hãy quan tâm đến số phận của cha tôi, để can thiệp cho gia đình của chúng tôi được biết rõ hoàn cảnh của cha tôi hiện giờ ra sao, được đi tiếp tế, thăm nuôi và quan trọng hơn cả là được tự do, vì chúng tôi đều tin là cha tôi vô tội.

Cha tôi không thể có tội khi ông tin vào Đức Chúa Trời và rao giảng đức tin này đến mọi người, mọi giới.

Cha tôi không thể có tội khi ông giúp đở những kẻ cùng khổ, những người bị oan ức, bị cướp đất, cướp nhà.

Cha tôi không thể có tội khi ông tin rằng thế giới này có nhân quyền và cố gắng làm những gì ông có thể làm được để nhân quyền không phải là những điều vô nghĩa ở Việt Nam.

Vậy mà cha tôi vẫn bị bắt và bị cắt đứt mọi liên hệ với gia đình, kể cả sự tiếp tế, thăm nuôi. Đứng trước hoàn cảnh này, theo sự cố vấn của một số cô bác trong Hội Thánh rành về luật, mẹ tôi và tôi đã viết một lá thư gửi ông Bộ Trưởng Bộ Công An và ông Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao để khiếu nại về các sự vi phạm của cơ quan an ninh điều tra đối với trường hợp của cha tôi và trầm trọng hơn cả là hoàn toàn biệt giam cha tôi, không cho tiếp tế, thăm nuôi gì.

Tôi xin đính kèm theo thư kêu cứu này lá đơn khiếu nại của gia đình tôi đề cập ở trên và khẩn cầu các tổ chức tôn giáo, nhân quyền quốc tế can thiệp để nhà nước Việt Nam cứu xét giải quyết đơn khiếu nại của gia đình tôi.

Gia đình chúng tôi đội ơn vô cùng.

TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 11 năm 2010

Dương Mạnh Hùng

*

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đơn khiếu nại về việc cơ quan an ninh điều tra vi phạm luật tố tụng hình sự và yêu cầu được tiếp tế, thăm nuôi

Kính gửi :

Ông Lê Hồng Anh, Bộ Trưởng Bộ Công An.
Ông Trần Quốc Vượng, Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.

Kính thưa Quý Ông,

Chúng tôi tên là Mai Thị Dung và Dương Mạnh Hùng, hiện cư ngụ tại 37/6 tổ 33 khu phố 3, phường 28, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

Chồng và cha chúng tôi là ông Dương Kim Khải, cũng cư ngụ tại 37/6 tổ 33 khu phố 3, phường 28, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, đã bị công an đến bắt đi vào ngày 10/08/2010.

Sau gần 2 tháng không có tin tức gì của ông Khải, nên ngày 30/9/2010, chúng tôi đã viết một lá đơn gửi Trưởng Công An Quận Bình Thạnh và Phòng Cảnh Sát Điều Tra Quận Bình Thạnh để yêu cầu cho biết chồng và cha chúng tôi đang bị giam ở đâu ? Cơ quan nào đã giam giữ ? Vì tội gì ?

Sau khi lá đơn nói trên được gửi đi thì đến ngày 12/10/2010, gia đình chúng tôi nhận được bản “Thông báo về việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp” mang số 07/ANĐT của Công An Tỉnh Bến Tre đề ngày 16/08/2010 cho biết ông Dương Kim Khải “đã có hành vi : Tham gia hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, phạm vào điều 79 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam, hiện đang bị tạm giữ tại trại giam B34 Bộ Công An”.

Khi được biết người thân chúng tôi đang bị tạm giữ tại trại giam B34 của Bộ Công An, chúng tôi đã làm đơn yêu cầu ngày 28/10/2010 gửi Phòng Điều Tra B34 và công an Quận Bình Thạnh để được làm thủ tục đi thăm nuôi. Nhưng cho đến nay là gần một tháng kể từ khi chúng tôi gửi đơn yêu cầu này, gia đình chúng tôi không hề nhận được bất kỳ một sự trả lời nào của các cơ quan có thẩm quyền.

Là những người dân sống trong một đất nước có pháp quyền, chúng tôi luôn luôn tin tưởng vào sự hành xử đúng pháp luật của các cơ quan Nhà Nước. Nhưng những sự việc xảy ra liên quan đến thân nhân chúng tôi đã cho thấy các cơ quan an ninh điều tra vi phạm trầm trọng Luật Pháp Việt Nam.

Qua sự tìm hiểu và trao đổi với những người biết rõ về luật pháp, chúng tôi được biết là :

Thứ nhất, ngay khi bắt khẩn cấp thân nhân của chúng tôi, theo điều 85 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, cơ quan điều tra phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt. Nhưng điều này đã không xảy ra. Mãi cho đến ngày 12/10/2010, hơn 2 tháng sau khi chồng và cha chúng tôi bị bắt, cơ quan điều tra tỉnh Bến Tre mới gửi đến gia đình chúng tôi thông báo bắt người đề ngày 16/08/2010.

Thứ hai, với lệnh bắt khẩn cấp ngày 16/8/2010, cơ quan điều tra chỉ có quyền tạm giữ 9 ngày là tối đa. Sau đó, nếu muốn tiếp tục giam ông Dương Kim Khải, cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm giam, với sự phê chuẩn của Viện Kiểm Sát và phải thông báo chính thức cho gia đình người tạm giam biết, căn cứ theo khoản 4, điều 88 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự. Nhưng cho đến nay, sau hơn 3 tháng ông Khải bị bắt đi, gia đình chúng tôi không hề nhận được một công văn chính thức nào thông báo về việc tạm giam.

Thứ ba, nếu thân nhân chúng tôi đã có quyết định tạm giam, thì theo Nghị định số 113/2008/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 28/10/2008, về chế độ thăm gặp, nhận, gửi thư, quà, gia đình chúng tôi phải được phép tiếp tế hay thăm nuôi. Nhưng kể từ khi chúng tôi gởi lá đơn xin được thăm nuôi ngày 28/10/2010 cho đến nay, chúng tôi không hề nhận được bất kỳ một sự trả lời nào.

Kính thưa ông Bộ Trưởng Bộ Công An,
Kính thưa ông Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao,

Dựa theo quy định của điều 17 của Luật Khiếu Nại Tố Cáo, chúng tôi viết đơn khiếu nại này để tố cáo cơ quan an ninh điều tra vi phạm khoản 4, điều 88 của luật tố tụng hình sự, khi tiếp tục giam giữ chồng và cha chúng tôi mà không thông báo cho gia đình.

Trước sự vi phạm này của cơ quan an ninh điều tra, chúng tôi xin ông Bộ Trưởng và Ông Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao cứu xét và trả tự do cho ông Dương Kim Khải.

Trong khi chờ đợi Quý Ông quan tâm giải quyết đơn khiếu nại này để chồng và cha chúng tôi được đối xử đúng theo luật pháp của Việt Nam, chúng tôi cũng thỉnh cầu Quý Ông chỉ thị cho cơ quan an ninh điều tra cho phép gia đình chúng tôi được tiếp tế hay thăm nuôi, theo đúng những quy định của Nghị định số 113/2008/NĐ-CP và theo truyền thống nhân đạo của Nhà Nước Việt Nam.

TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2010

Người làm đơn

Mai Thị Dung và Dương Mạnh Hùng

Nguon: thongtinberlin

Tội ác chồng chất của Cộng sản Việt Nam

Hồ thị Bích Khương

Tội ác của NCQ CSVN từ thập niên 1930 tới nay, có lẽ không cá nhân nào vạch trần được hết. Nhưng cho dù họ có thủ đoạn lừa dối dư luận trong và ngoài nước bằng những chiêu bài ngoạn mục, thì bộ mặt thật qua những việc làm CSVN đã và đang tiến hành đối với người dân vẫn hiển hiện trước mắt, đó là sự tàn bạo, độc ác, dã man!
Đảng cộng sản Việt Nam làm tay sai cho Đảng Cộng sản Quốc Tế. Từ khi chủ nghĩa cộng sản được Hồ Chí Minh đưa về cho tới khi đạt được quyền thống trị hoàn toàn lãnh thổ, thì đảng cộng sản đã gây ra các cuộc tàn sát đẫm máu cho cả dân tộc Việt Nam: Người dân chết đói trong nạn đói năm 1945, cuộc tàn sát dã man từ 1953-1957 trong vụ đấu tố địa chủ của cái gọi là cải cách ruộng đất tại miền bắc đã gây nên hậu quả là hàng trăm ngàn người dân vô tội phải đầu rơi máu đổ, hàng ngàn thường dân vô tội bi thảm sát tập thể tại Huế trong chiến dịch xuân Mậu thân năm 1968, các cựu tù nhân của Việt Nam Cộng Hòa bị bắt bớ tù đày hành hạ thủ tiêu trong nhà tù Cộng sản sau ngày 30-4 năm 1975. Bên cạnh đó quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân bị chà đạp. Các tôn giáo bị đàn áp dã man. Nhà thờ chùa chiền bị tàn phá tan hoang, người dân Việt Nam sống trong sự khủng khiếp và kinh hoàng. Đảng cộng sản Việt Nam đã giết hại không biết bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc. Hậu quả cho đến hôm nay gần 90 triệu người dân đang sống trong sự đen tối.

Cho đến nay tình trạng đất nước Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản độc tài không có tiến triển gì tốt đẹp

1. Tham nhũng đã trở thành vấn nạn của đất nước.

Tất cả mọi nơi mọi lúc từ địa phương đến trung ương nhà cầm quyền tìm cách cấu kết thông đồng với nhau để bóc lột nhân dân. Tình cảnh người dân Việt Nam khốn khổ. đặc biệt là tầng lớp nông dân sống trong khốn cùng, bị phá nhà cướp đất. Khắp mọi miền đất nước dân oan đâu đâu cũng đầy rẫy. Người dân khiếu kiện khắp đất nước đâu đâu cũng tràng lan. Họ khiếu kiện từ thập niên này qua thập niên khác. Tư thế hệ này qua thế hệ khác, đó là hậu quả của nền cai trị độc tài cộng sản kéo dài trong nhiều năm qua. Cụ thể miền bắc 65 năm, miền nam là 35 năm.

2. Đạo đức xã hội bị dốc thê thảm, từ văn hóa đến giáo dục.

Một xã hội băng hoai và bệnh hoạn, Trong nhà trường các nữ sinh trở thành lệ nô lệ tình dục cho cán bộ có chức quyền, do thầy giáo quá lệ thuộc vào cán bộ cường quyền đã nảy sinh quan hệ bất chính; như vụ án gần đây là Hiệu trưởng Sầm Đức Xương một vụ án hy hữu bị phơi bày nhưng kết quả nhưng vẫn chưa lấy gì thỏa đáng, những nữ sinh là nạn nhân của chế độ vẫn bị giam cầm. Trong nhà trường không phát huy được truyền thống, yêu nước của dân tộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải đất nước, vận mệnh của dân tộc bị ngoại bang nắm gọn. Học sinh chỉ biết có mục đính làm sao ra trường kiếm được công ăn việc làm, có chỗ đứng trong xã hội và cuối cùng họ lai trở thành những con sâu dân mọt nước, những thành phần suy đồi đạo đức.

Hôm nay dưới sự hèn mạt nhu nhược của nhà cần quyền cộng sản trước Trung cộng mà bao nhiêu thanh, thiếu niên với trang phục lộng lẫy được đưa đón ra tận Hà Nôi ca múa nhảy nhót chào mừng lễ quốc khánh Trung cộng dưới danh nghĩa “ Đại lễ 1000 năm Thăng Long???” Chắc chắn rằng không có ai đón chờ ngày 1-10-2010 ngày quốc khánh Trung cộng ??? Họ đang bị lừa đảo ép buộc đón chờ cuộc sống mới của đất nước Việt Nam được sát nhập làm một tỉnh lẻ cho trung cộng??? Chắc chắn rằng chẳng ai hân hoan đón chào một thời đại mới nô lệ cho ngoại bang, nô lệ cho bọn bành trướng phương bắc, kẻ thù không đội trời chung của dân tộc Việt Nam mình. Quả thật đau đớn, nhục nhã cho con dân đất Việt , cho tầng lớp nhân dân bao năm qua dưới sự giao dục vô bổ của hệ thống giáo dục trong nhà nước XHCN VN. Hậu quả sự lọc lừa man trá của nhà cầm quyền cộng sản đối với nhân dânViệt Nam gây ra quá nhục nhã cho dân tộc Việt Nam. Nếu là họ vui mừng đang hướng về lịch sử, hào hùng vẻ vang của dân tộc, ôn lại truyền thống chống giặc ngoại xâm thì tại sao Kỷ niệm 1000 năm Thăng lại khai mạc vào ngày quốc khánh Trung Cộng???

3. Quyền tự do tín ngưỡng của người dân bị tước đoạt.

Từ khi đảng cộng sản nắm quyền thì các giáo hội bị đàn áp. Chỉ kể từ năm 75 khi tôi còn bé đến nay tận mắt tôi thấy nhà cầm quyền cộng sản đã san bằng đi bao nhiêu chùa chiền, các di tích thiêng liêng, các nhà thờ một cách trắng trợn. Các tín hữu đạo Tín Lành, đạo Công giáo, đạo Phật muốn sinh hoạt đều phải được sự đồng ý của NCQCS nếu không thì đều bị bắt bớ, bị tù đày, đất đai của giáo hội bị cưỡng chiếm, có xác chết cũng chẳng đươc yên thân. Các vụ đàn áp mới đây tiêu biểu như: Đàn áp tôn giáo tại Thái Hà, Cồn Dầu, Đồng Chiêm, Vinh, Cao Đài ở Ninh Thuận, Hòa Hảo ở An Giang. Bát Nhã…

4. Về lĩnh vực quốc phòng què quặt .

Nhà cầm quyền Cộng sản tàn bạo dày xéo lên đầu lên cổ nhân dân mình, nhưng lại nhu nhược với ngoại bang dâng đất đai lãnh thổ cho Trung cộng, bằng mọi cách cấu kết với kẻ thù truyền kiếp của dân tộc để kéo dài sự sống của chế độ độc tài phản dân hại nước. Thay vào các khẩu hiệu: “Độc lập, Tự do, Ấm no, Hạnh phúc”, “Nhà nước của dân, do dân, và vì dân”, “Mỗi đảng viên là đầy tớ trung thành của nhân dân”, thì nhà cầm quyền cộng sản đã ngang nhiên chà đạp lên quyền sống, quyền con người, và quyền tự do dân chủ của dân. Nay rước Trung cộng về dày xéo dân tộc mình dâng đất, nhượng biển cho Trung Cộng. Nhà CQCS không hề để ý đến nỗi nhục mất nước cũng như quyền lợi nhu cầu chính đáng của nhân dân. Chúng làm sao để chế độ cộng sản tồn tại kéo dài để phục vụ nhu cầu lơi ích riêng của họ, cho dù cả dân tộc Việt Nam trở thành thuộc địa của Trung cộng. Chúng ta khó tưởng tưởng được rằng bao đời nay cha ông ta đã đổ bao xương máu để bảo vệ đất đai lãnh thổ bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa, bây giờ Trung Cộng xâm lược chiếm đóng, sát hại đồng bào mình trên mảnh đất của tổ tiên. Khi các học sinh sinh viên đứng ra biểu tình phản đối Trung cộng giết ngư dân, xâm phạm lãnh thổ đòi lại Hoàng Sa –Trường Sa từ tay Trung cộng thì bị bắt bớ đuổi học tù đày. Nhà cầm quyền cộng sản tìm mọi cách giết hại và làm tê liệt lòng yêu nước, ý chí của nhân dân, lệ thuộc vào ngoại bang để tồn tại.

5. Tiếp tục tiến hành bát bớ các công dân yêu nước

Coi thường nguyện vọng của nhân dân và dư luận quốc tế. Hàng trăm công dân đang mòn mỏi trong tù và chúng vẫn tiếp tục ngang nhiên bất bớ đàn áp, khủng bố những công nhân có lòng tự trọng yêu đất nước, yêu nhân dân. Bất cứ có ai dám lên tiếng bảo vệ lãnh thổ, cũng với chủ trương, nguyện vọng dân chủ đa nguyên, đa đảng đều bị bắt bớ, giam cầm. Còn nữa, chỉ bảo vệ che dấu bản chất lừa đảo trước công luận quốc tế, bảo vệ cho quốc khánh Trung Cộng trên đất nước mình tại thủ đô Hà Nội mà ngang nhiên bỏ tù những người dân khiếu kiện mang nhiều oan khuất.

Trước tình thế hiểm họa cho dân tộc, nguy cơ mất nước đang đến gần. Đã đến lúc toàn thể nhân dân Việt Nam phải đứng lên thể hiện tinh thần bất khuất, khí phách anh hùng của nòi giống Lạc Hồng. Nhân dân Việt Nam không thể gồng mình gánh chịu mãi các phi lý bất công do chế độ độc tài cộng sản áp đặt. Cần phải giải thể chế độ độc tài cộng sản trên đất nước Việt Nam thân yêu của mình đấu tranh đòi công lý, tự do, dân chủ đa nguyên đa đảng trong tinh thần đoàn kết, hòa bình và bất bạo động. Đông đảo quần chúng nhân ta đã và đang làm. Để nói rằng trong chế độ độc tài toàn trị của đảng cộng sản hôm nay mà đòi hỏi đến nhân quyền, tự do, dân chủ đa nguyên đa đảng quả là khó khăn. Nhưng trước tình cảnh nghiệt ngã mà nhà CQCS đối với nhân dân Việt Nam. Những gì NCQCS tước đoạt của nhân dân Việt Nam trong bao thập niên qua. Nhà cửa, đất đai, quyền tự do tín ngưỡng bị cưỡng đoạt, vùi dập. Sự đàn áp dân lành gia tăng, thì tinh thần đấu tranh trong nhân dân Việt Nam càng phải phát triển bùng nổ lan rộng. nhất định nhân dân Việt Nam phải đem CSVN ra xử tội chúng một ngày không xa!

Đảng cộng sản không chỉ là vô tránh nhiêm với nhân dân mà còn phản bội lại dân tộc. Chúng ta thấy rằng đảng cộng sản không còn đủ tư cách điều hành đất nước.

Nay với tư cách một công dân tôi thẳng thắn thiết tha kêu gọi những đảng viên Cộng sản còn lương tri hay từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng vô thần tàn bạo để trở về với dân tộc VN. Hãy mạnh dạn bước ra khỏi con đường nô lệ để cùng với nhân dân đánh đuổi xâm lăng và xua tan mây mù Cộng Sản.

© Hồ Thị Bích Khương

Xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An.
Thành viên khối 8406, ĐT 0984 980 597

nguon:danchimviet

Cán bộ cao cấp: “Không thông qua Cương lĩnh!” và “Phải xây dựng HP mới!”

Âu Dương Thệ

“Ta nói chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng nó là cái gì mà bảo nó là nền tảng”, “Chủ nghĩa xã hội là gì? Có ai trả lời được không? Ta nói và ta biết là ta đang bịp người khác! “GS Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng –gần 90 tuổi- đã thành thực trăn trở đặt câu hỏi đó với nhóm cầm đầu chế độ độc tài toàn trị, đặc biệt với tác giả của Cương lĩnh dự thảo Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bà Dương Thu Hương đã nhận xét về ba Dự thảo văn kiện của Đại hội 11 sắp tới: “Hầu như không có nhận định nào trong Văn kiện là đúng sự thật thực tiễn”. Cũng chính vì thế ông Nguyễn Trung, nguyên cố vấn của TT Võ Văn Kiệt, đã dứt khoát đòi: “Nhận định về quốc tế, về các nước Xã hội chủ nghĩa và tình hình đất nước sai. Nên bỏ đi”. Trong khi đó GS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế thế giới, nhận xét về tình trạng phá sản tinh thần và tư cách tồi tệ của những người đang giữ quyền lực và sự xuống dốc của xã hội: “Thị trường quan chức bóp chết tất cả thị trường khác!” Bà Phạm Chi Lan, cựu thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, phê phán thái độ của nhóm đang có quyền lực: “Toàn là giả dối cả!”

Góp ý. Nguồn Google

Trên đây là một số nhận xét tiêu biểu của nhiều cựu cán bộ cao cấp, chuyên viên hàng đầu ở trong nước đã được trình bày trong một cuộc “Hội thảo khoa học” của Hội Khoa học kinh tế VN và Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia vừa mới được tổ chức vào ngày 7.10 ở Hà nội đánh giá về ba Văn kiện dự thảo của Đại hội 11 của ĐCSVN sẽ diễn ra vào tháng 1.2011 và đặc biệt về năng lực cũng như tư cách của nhóm lãnh đạo hiện nay.

Sau khi cho phổ biến ba Dự thảo các Văn kiện của Đại hội 11 trên báo chí vào 15.9, để tỏ ra là biết cầu thị nhóm cầm đầu đảng không chỉ kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến mà còn yêu cầu các giới ở trong đảng cho biết ý kiến về ba văn kiện dự thảo là: “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 “ và “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng”. (Dưới đây gọi chung là ba Văn kiện).

Trong ít ngày nữa Hội nghị Trung ương 14 sẽ được triệu tập để bàn thêm về ba Văn kiện này đồng thời thảo luận tiếp về đề án nhân sự ở các cấp cao nhất trong Đảng, Chính phủ và Quốc hội. Vì thế cần biết các nhận định và đánh giá của các cựu cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu về các vấn đề quan trọng này, để từ đó có thể thẩm định về tương lai của chế độ độc tài toàn trị sẽ đi về đâu.

Thành phần tham dự

Trong cuộc Hội thảo khoa học ngày 7.10 của Hội Khoa học Kinh tế và Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia có sự tham dự của nhiều nhân vật trước đây từng giữ các chức vụ quan trọng đảng và chính phủ hoặc đã từng là cố vấn chính của một số Thủ tướng. Ngoài ra còn có góp ý của một số chuyên viên kinh tế hàng đầu của chế độ này. Trong số những người tham dự phải kể tới: Cựu Ủy viên Trung ương đảng và cựu Phó thủ trướng Trần Phương, ông đã từng phụ trách ngành nội thương 1982-85; Phó Thủ tướng Vũ Khoan, phụ trách lãnh vực ngoại giao và ngoại thương thời TT Phan Văn Khải; nguyên ủy viên Trung ương đảng và Phó ban Tổ chức Trung ương và Trưởng ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương (khóa 6-7) Nguyễn Đình Hương; GS Phan Văn Tiệm, nguyên Thứ trưởng bộ Tài chánh ;Việt Phương , nguyên Thư kí và cố vấn của TT Phạm Văn Đồng ; Nguyễn Trung, cựu đại sứ và trợ lí TT Võ Văn Kiệt-Phan Văn Khải; Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước.

Các chuyên viên cao cấp tham dự: PGS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế; GS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế thế giới và thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng; GS Đào Xuân Sâm, nguyên Trưởng bộ môn Quản lí kinh tế trường Nguyễn Ái quốc; TS Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương; GS Lê Duy Phong, GS TS Khoa học ; bà Phạm Chi Lan từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng thời Võ Văn Kiệt-Phan Văn Khải; TS Lưu Bích Hồ, cựu Giám đốc Viện chiến lược phát triển bộ kế hoạch và đầu tư; GS Đào Công Tiến, nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Sài gòn, thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ thời Võ Văn Kiệt; TS Nguyễn Mại, nguyên Hiệu trưởng trường Thương nghiệp và Phó trưởng ban đầu tư ngước ngoài (tiền thân của Bộ kế hoạch và đầu tư)…

Cuộc Hội thảo Khoa học do GS Trần Phương chủ trì, kéo dài từ 8.30 giờ sáng đến 17 giờ chiều ngày 7.10 và đã đưa ra một „Biên bản Hội thảo Khoa học“ khoảng 6 trang DINA4. Bản này vừa được phổ biến không chính thức ra bên ngoài vào đầu tháng 11.10 (xem nguyên văn ở phần cuối). Đây chỉ là biên bản tóm lược. Tất cả các tham dự viên đã nhận định và đánh giá khá thẳng thắn về nội dung ba Văn kiên dự thảo sẽ được đưa ra tại ĐH 11 sắp tới. Ngay phần mở đầu GS Trần Phương đã có lời yêu cầu với các tham dự viên là „nói ngắn, nói rõ, không cần giải thích, vì mọi người đều đã đọc“. Tuy biên bản tóm lược chỉ gồm 6 trang nhưng người ta có thể nhận rõ được các phát biểu đã xoáy vào các điểm chính đã được đưa ra trong ba Văn kiện dự thảo của Đại hội 11: Tư tưởng và ý thức hệ Marx-Lenin; mục tiêu, phương hướng, đường lối và các giải pháp giải quyết các vấn đề đất nước trong thời gian tới; năng lực, tầm nhìn và tư cách của nhóm cầm đầu hiện nay.

Điều rất đáng chú ý là, tuy đây là cuộc hội thảo của các cựu cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu góp ý về ba Văn kiện chính của Đại hội 11, đúng ra một số ủy viên Bộ chính trị, hay ít ra các tác giả chính của ba Văn kiện này, cần có mặt để lắng nghe và nếu cần thì giải thích cho các tham dự viên. Nhưng trong Biên bản Hội thảo đã ghi rõ chỉ có “một số thành viên Tổ biên tập Cương lĩnh“ có mặt mà thôi. Điều này tự giải thích tinh thần cầu thị thực sự có hay không của các ủy viên Bộ chính trị tác giả chính của ba Văn kiện này như thế nào!

Các nhà khoa học đã nhận định như thế nào về nền tảng tư tưởng của chế độ toàn trị trong Cương lĩnh dự thảo?

Vấn đề quan trọng hàng đầu được hầu hết tham dự viên quan tâm là mổ xẻ và đánh giá nền tảng tư tưởng chính trị mà nhóm cầm đầu chế độ toàn trị chủ trương thực hiện ở VN trong các thập kỉ tới xuyên qua Cương lĩnh dự thảo. Tác giả chính của bản dự thảo này không ai khác là ủy viên Bộ chính trị kiêm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Hiện ông còn giữ chức „Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Cương lĩnh và Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ XI“. Đối với nhiều giới ở trong nước Nguyễn Phú Trọng là một biểu tượng của phe cực kì bảo thủ, độc tài và thần phục Bắc kinh.

Mặc dầu Liên Xô, cái nôi của Chủ nghĩa xã hội và các nước CS Đông Âu đã tan rã từ hai thập kỉ vì những sai lầm nghiêm trọng từ ý thức hệ Marx-Lenin tới mô hình tổ chức và vận hành của xã hội Xã hội chủ nghĩa, nhưng Cương lĩnh dự thảo có giá trị trong các thập niên tới vẫn cột chặt lấy tư tưởng Marx-Lenin làm kim chỉ nam cho việc xây dựng đất nước. Vì thế các nhà khoa học hàng đầu không chỉ phê bình nghiêm khắc tư duy bảo thủ và lạc hậu của những người soạn thảo các văn kiện này mà còn cảnh báo về các nguy hại tất yếu cho VN trong mọi lãnh vực đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân, nếu cứ phải tiếp tục chịu đựng dưới chế độ độc đảng toàn trị .

Trong cuộc Hội thảo khoa học nói trên, GS Võ Đại Lược đã phê phán thẳng thắn chủ trương cực kì bảo thủ và lạc hậu này: „Ta đang sống trong thời đại thế giới đại điều chỉnh, nhưng Văn kiện không ghi nhận được điều này“. Trong khi ấy GS Trần Phương đặt lại toàn bộ định đề của Cương lĩnh dự thảo „Ta nói chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng nó là cái gì mà bảo nó là nền tảng ?“ Ông nói tiếp “Mác mới là phác thảo, dự báo về xã hội tương lai, chứ có phải là nguyên lí, kinh thánh đâu!“, „Cái gọi Chủ nghĩa cộng sản đã là ảo tưởng rồi!“. Trong khi ấy ông Nguyễn Trung khẳng định rõ ràng là, trở ngại lớn nhất cho đất nước hiện nay nằm ở việc cứ ngoan cố duy trì thể chế chính trị độc tài đã sai lầm. Vì thế theo ông, “cải cách thể chế chính trị thành một vấn đề bức xúc, không giải quyết không phát triển được. Phải xây dựng hiến pháp mới!“. Còn GS Đào Xuân Sâm cảnh báo, nếu cứ đi tiếp con đường mòn thì tất yếu sẽ dẫn tới “Cương lĩnh thất bại, tuyên truyền thất bại. Lí luận chính trị chưa bao giờ suy đồi như bây giờ“. Bà Phạm Chi Lan nêu câu hỏi của người dân bình thường về khả năng và tư cách của nhóm lãnh đạo: “Bây giờ viết vậy, họ tin thế thật à?“ và bà lo lắng, trăn trở cho đất nước: “Nếu đưa cái Cương lĩnh chiến lược này ra mà thông qua thì sẽ ra sao đây!“ Cựu Phó TT Trần Phương kết luận qua đánh giá về nội dung Cương lĩnh và về tư cách, tâm địa của những người đã viết ra bản Cương lĩnh quái gở này: “Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói Xã hội chủ nghĩa mà không biết nó là cái gì? Nhiều chuyện ta tự lừa dối mình và lừa dối người khác. Phải sửa!“* TS Lưu Bích Hồ quyết liệt hơn đòi, nếu không sửa kịp thì “không thông qua Cương lĩnh“.

Ngoài việc một số nhà khoa học đã chỉ ra thái độ cuồng tín của nhóm cầm đầu chế độ toàn trị vẫn không chịu nhìn nhận những sai lầm và nguy hại của chủ nghĩa Marx-Lenin. GS Lê Du Phong phê bình nghiêm khắc các tác giả của Cương lĩnh này là, họ còn phủ nhận sự thực của lịch sử, khi họ nhắm mắt viết trong Cương lĩnh “Chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc“. Cho nên GS Phong đã kết án những người này là “xem thường lịch sử. Nói Chủ nghĩa xã hội là điều kiện độc lập. Các triều đại trước có Chủ nghĩa xã hội đâu mà vẫn độc lập!“

Các chuyên viên hàng đầu và cựu cán bộ cao cấp đã nhận định như thế nào về các “định hướng lớn“ chính trị, kinh tế, giáo dục và quốc phòng- ngoại giao sẽ được thông qua tại ĐH 11 ?

Bước sang phần đánh giá về mô hình tổ chức bộ máy Đảng và Nhà nước và các giải pháp lớn để phát triển đất nước đã được nêu ra trong ba Văn kiện sẽ được đưa ra trong Đại hội 11, hầu hết các tham dự viên trong cuộc Hội thảo khoa học ngày 7.10 đã có những nhận định chung khá đồng nhất về hệ thống tổ chức và vận hành quyền lực hiện nay của chế độ độc đảng. Đó là, những người cầm đầu hiện nay tỏ ra cuồng tín, lạc hậu hơn trong tư duy và có thái độ ngang ngược hơn so với trước. GS Lê Duy Phong đánh giá những tác giả các Văn kiện này là: “Tư duy lí luận lạc hậu, mâu thuẫn, xa rời thực tiễn, thụt lùi so với Đại hội trước“. Trong khi ấy TS Lê Đăng Doanh tố cáo thái độ ngang ngược của nhóm cầm quyền là đã không thực hiện các nghị quyết của Đại hội trước về một số việc rất quan trọng để dân chủ hóa đất nước, như „Luật về Hội, Luật về quyền tiếp cận thông tin, Luật Hiến pháp“. Mặt khác, vẫn theo nhiều tham dự viên, những người cầm đầu hiện nay rất ngạo mạn và tham quyền, như trong Cương lĩnh dự thảo đã ngang ngược đề cao tiêu chí „ĐCSVN là đảng cầm quyền“ coi như một việc tất yếu và vĩnh hằng!

Các tham dự viên còn chỉ ra những nguy hại cho đất nước trong các lãnh vực, nếu mô hình tổ chức và vận hành quyền lực bảo thủ, lạc hậu và phản động này cứ được tiếp tục như đã ghi trong các Văn kiện dự thảo của Đại hội 11. Trong khi những người soạn thảo các văn kiện vẫn ngạo mạn tự đắc bảo rằng, “dân chủ trong Đảng được mở rộng“, bà Dương Thu Hương đã dũng cảm tố ngược: “Dự thảo Văn kiện đánh giá:“Dân chủ trong Đảng được mở rộng“. Tôi nghĩ trong Đảng là mất dân chủ nhất.“ Trong khi ấy ông Vũ Tuấn nêu ra những tệ hại của chế độ độc đảng, như thái độ vô trách nhiệm của những người cầm đầu và vì thế họ đã đánh mất danh nghĩa: „…Lãnh đạo là ai? Ai cho anh quyền lãnh đạo? Chính quyền thì ỷ vào đảng, cái gì cũng đợi để thường vụ bàn!“ Đồng quan điểm này, cụ Trần Phương phê phán: “Đảng quyết mọi thứ mà lại không chịu trách nhiệm gì. Thế mới chết chứ!“. Vì thế TS Nguyễn Mại đã đưa ra đòi hỏi, “đã đến lúc phải đổi mới hệ thống chính trị, phải phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng của nhà nước. Quốc hội hiện chưa phải là cơ quan lập pháp.“Từ đó TS Lê Đăng Doanh rút ra kết luận dứt khoát :“Thể chế là vấn đề sống còn. Đảng phải đổi mới, phải được giám sát“.

Ngoài việc chống lại chủ trương rất ngang ngược “Đảng cầm quyền“ như đã ghi trong các Văn kiện dự thảo, nhiều người tham dự còn chống lại các „định hướng lớn“ đã được ghi rõ trong các Văn kiện này: Nền kinh tế gọi là „Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa“, trong đó đất đai thuộc quyền công hữu, tức là độc quyền của nhà nước, và “vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước“. Ông Võ Đại Lược cảnh báo: „Công hữu là chủ đạo? Thật là vô lí, có hại cho đổi mới! Doanh nghiệp Nhà nước là chủ đạo, nền tảng của kinh tế nhà nước, chỗ này là phi Xã hội chủ nghĩa nhất, nguy hiểm quá“. GS Lê Duy Phong đồng ý và chỉ ra những bức xúc trong kinh tế và xã hội: „ Vấn đề công hữu, kinh tế Nhà nước là chủ đạo, bình đẳng mọi thành phần là những vấn đề nổi cộm“. PGS Trần Đình Thiên phủ nhận những hô hoán vơ vào của những người cầm đầu bảo rằng, những thành quả kinh tế trong hơn hai thập niên qua là do thực hiện định hướng Xã hội chủ nghĩa: “25 năm qua điều ta đạt được là nhờ chuyển sang thị trường chứ không phải là do định hướng Xã hội chủ nghĩa“. Ông Lê Đăng Doanh nêu ra ba cái móc ngoặc tạo ra tham nhũng bất trị của chế độ hiện nay khiến cho „pháp chế Xã hội chủ nghĩa“ chỉ là hình thức, đó là: “Thể chế, lợi ích nhóm, vận hành quyền lực tùy tiện“. Ông đòi hỏi phải chấm dứt ngay các tệ trạng này chứ không được phép để nó tiếp tục như trong các Văn kiện: „Đổi mới thể chế phải là then chốt! Phải ngăn chặn lợi ích nhóm, kiểm soát sự lãnh đạo của Đảng. Cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng.“ GS Phan Văn Tiệm nói thẳng nguyên nhân của tham nhũng và đòi dứt khooát: „Từ nay từ bỏ chủ đạo. Không nên lập ra các tập đoàn kinh tế, vì đó là sân sau của quan chức“. Ông Võ Đại Lược cũng cho rằng, một trong các nguyên nhân của tình hình xã hội vô kỉ luật là do „cơ chế tuyển dụng, tuyển chọn cấp cao“ „không công khai minh bạch“. Tán đồng với quan điểm này bà Phạm Chi Lan và TS Nguyễn Mại nêu thí dụ điển hình về tệ trạng các quan tham nhũng và vô trách nhiệm như trong các vụ Vinashin, PMU 18…

Nhiều tham dự viên cảnh báo, nếu cứ ngang ngược duy trì các chủ trương sai lầm và bảo thủ như qui định trong các Văn kiện thì VN sẽ tiếp tục tụt hậu so với nhiều nước trên thế giới. Họ báo động thêm, ngay cả với nhiều nước trong khu vực nguy cơ tụt hậu của VN là rất lớn. GS Trần Phương còn vạch cho mọi người biết thói lừa bịp của những người cầm đầu. Trong “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020“ họ bảo rằng, tới 2020 VN sẽ tiến lên một nước công nghiệp với lợi tức đầu người là 3.000 USD/năm. Cho nên cụ Trần Phương vạch thói bịp dân của nhóm này: “Viết rằng 2020 thành nước công nghiệp mà có 3000 USD/người là bịp dân. Nước công nghiệp mà có 3000 USD/người thôi à!”

Một vấn đề đang rất bức xúc và hệ trọng khác cũng được nhiều cựu cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu lên tiếng cảnh báo trong cuộc Hội thảo này là lãnh vực quốc phòng-ngoại giao. Theo họ, nếu đất nước tiếp tục chìm sâu trong nạn độc tài, tham nhũng, tụt hậu và nhập siêu khủng khiếp như trong các năm vừa qua thì nguy cơ lệ thuộc kinh tế, thương mại và dẫn tới mất chủ quyền trước áp lực và chủ trương bành trướng của Bắc kinh là một sự thực hiển nhiên trước mắt. Cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan -người từng phụ trách lãnh vực ngoại giao và ngoại thương -, cựu Phó Thống Ngân hàng nhà nước Dương Thu Hương và cựu đại sứ Nguyễn Trung,…. đã cảnh báo rõ ràng trong các phát biểu tại cuộc Hội thảo Khoa học ngày 7.10. Ông Nguyễn Trung lưu ý :“Vấn đề phụ thuộc vào Trung quốc rất nguy hiểm. Toàn bộ xuất siêu của ta đập vào nhập siêu của Trung quốc mà không đủ. Nếu Trung quốc chỉ dùng Nhân dân tệ để buôn bán khu vực thì ta nguy.“. Bà Dương Thu Hương nhấn mạnh thêm: “An ninh quốc phòng, tôi đang rất lo sợ. Bauxite Tây nguyên, cho thuê rừng, lao động nước ngoài…không được giải quyết dứt điểm. Trong các báo cáo đề cập rất mờ nhạt.!“

* * *
Bình tâm xét thì những gì nêu ra trong “Biên bản Hội thảo khoa học“ ngày 7.10.2010 thực ra không có gì mới so với nhiều người ở trong và ngoài Đảng cộng sản đã nói trong thời gian gần đây. Nhưng ở đây có một số điều đáng lưu ý cần phải thấy rõ là 1. Có thể đây là lần đầu tiên nhiều cựu cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu của chế độ đã dám đứng ra tự tổ chức một cuộc “Hội thảo khoa học“ ở ngay thủ đô Hà Nội để phân tích và đánh giá về ba Văn kiện chính của Đại hội 11 sắp tới. Việc này cho thấy tinh thần không phục, không sợ nhóm cầm đầu đang vươn tới cả tầng lớp từng được coi là giường cột của chế độ. 2. Các cơ sở tư tưởng triết lí được coi là tiền đề, là nền tảng lí luận và khuôn mẫu tổ chức xã hội toàn trị đã bị các tham dự viên –những người đã từng một thời tin theo- phê phán rất nghiêm khắc, cho đó là nguyên nhân xuống cấp và tạo bất ổn của xã hội, đồng thời là nguy cơ đưa đất nước tới tụt hậu và mất chủ quyền ! 3. Tâm trạng chung lúc này của các cựu cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu là rất thất vọng không còn tin tưởng vào năng lực và ý chí của nhóm cầm đầu chế độ toàn trị. Không những thế, các tham dự viên còn nghi ngờ tư cách đạo đức của những người này. Các câu „toàn là giả dối cả“, hoặc “dân không tin vào Đảng nữa“ đã được nhiều tham dự viên nói thẳng nhiều lần trong cuộc Hội thảo ngày 7.10 !

Một cảm nhận chung rất xuyên suốt khi đọc “Biên bản Hội thảo khoa học“ là, trong thâm tâm đại đa số các tham dự viên ước mong sớm có sự chấm dứt chế độ độc tài toàn trị và đất nước chuyển sang một chế độ dân chủ đa nguyên. Mặc dầu cụm từ này chưa được công khai nhắc tới trong cuộc Hội thảo và chúng ta hiểu được lí do tại sao họ vẫn phải tránh công khai dùng nó. Các tham dự viên còn để lộ cho thấy, họ không còn đặt hi vọng vào những người cầm chịch chính trị hiện nay có ý muốn và ý chí tự sửa đổi. Nhiều người đã phê phán trong cuộc Hội thảo này là, các Văn kiện dự thảo của Đại hội 11 tỏ ra lạc hậu so với ngay một số Văn kiện của các Đại hội trước và ban lãnh đạo hiện nay đã tráo trở không thực hiện cả nhiều Nghị quyết quan trọng của Đại hội 10 trước đây! Câu hỏi rất quan trọng được nêu ra ở đây, một khi ngay cả cựu cán bộ cao cấp và các chuyên hàng đầu không còn phục và hi vọng vào nhóm cầm đầu nữa thì còn có ai tin chế độ nữa không ?

Nhưng điều làm xúc động nhất và cũng gây kinh hoàng nhất là phần kết luận của “Biên bản Hội thảo khoa học“. Các tham dự viên biết rằng, tuy họ là những đứa con tinh thần của chế độ, đã từng sinh ra, trưởng thành và bao nhiêu năm phục vụ chế độ, nhưng nhóm cầm đầu hiện nay của chế độ đang phủ nhận và khinh thường những người con tinh thần này. Họ tâm sự: Mặc dù những điều họ nói ra trong cuộc Hội thảo rất „trung thực, thẳng thắn“ với „trách nhiệm của nhà nghiên cứu“ và chỉ mong „Đảng mạnh lên, đất nước mạnh lên“. Nhưng tiếng nói từ đáy lòng của họ vẫn không lọt vào tai nhóm cầm đầu hiện nay. Chính vì thế, các cựu cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu đã phải nghẹn ngào gửi gấm tâm trạng rất ngậm ngùi của mình trong câu kết của Biên bản Hội thảo:

“Dù không được chấp nhận, nhưng ít ra cũng lưu vào văn bản, lưu lại hậu thế rằng, năm 2010 có một số nhà kinh tế đã nói như vậy, để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng còn những trí thức không đến nỗi dốt nát.“

Có thể nào! ? Có thể nào như thế được!? Các trí thức chỉ nói theo mệnh lệnh của lương tâm và sự hiểu biết của trí tuệ mà bọn cầm quyền vẫn ngang ngược chẳng thèm nghe ! Thời Trung cổ man dã đang hiện thực ở VN vào đầu Thế kỉ 21!

Không chỉ những lời nói từ lương tâm và trí tuệ của các đồng chí không được những kẻ có quyền lực lắng nghe mà chính họ còn ra lệnh cấm đăng tải và phổ biến những gì nghịch lỗ tai họ. Vì ngày 10.9.2010, vài ngày trước khi cho công bố ba Văn kiện dự thảo của Đại hội 10 và kêu gọi mọi người „góp ý kiến“, ủy viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương và Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Tô Huy Rứa đã ra bản Hướng dẫn số 112 HD/BTGTW rất độc tài, tha hóa và phản động:

“…Không đăng và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng những ý kiến phản bác chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về học thuyết Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai trò lãnh đạo của Đảng; những vấn đề cần giữ bí mật về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; những ý kiến đả kích cá nhân hoặc tổ chức đảng, cơ quan nhà nước.”

Tiếng nói thành thực xuất phát từ lương tâm và trí tuệ của nhiều cựu cán bộ cấp cao và chuyên viên hàng đầu đã bị liệt vào những loại cấm kị của bản Hướng dẫn trên. Điều này chứng minh rõ ràng là, thái độ hống hách quan liêu của những phần tử độc tài đang nắm quyền-tiền cộng với bệnh „kiêu ngạo Cộng sản“ đã đạt tới mức cực điểm và vì thế họ đã đánh mất lòng lương thiện và tính tự trọng tối thiểu!

Nội dung bản Hướng dẫn số 112 này đã tự bộc lộ tâm địa đen tối của nhóm có quyền lực hiện nay. Đại đa số nhân dân và ngày càng có nhiều đảng viên đã thấy rằng, chỉ vì tham vọng ích kỉ muốn leo cao hơn, ngồi lâu hơn nên một số người có quyền lực trong Bộ chính trị đã chọn hai thái độ hoàn toàn mâu thuẫn nhau trong việc bảo vệ cái ghế của họ: Một đằng họ đang đạp lên đầu nhân dân, bóp cổ những người dân chủ và bịt miệng, treo bút các cán bộ và chuyên viên còn biết quí lòng tự trọng. Nhưng giữa lúc ấy chính những người này lại hèn hạ cúi đầu tụng niệm các câu thần chú “16 chữ vàng“ và “bốn tốt“ của bọn bành trướng Bắc kinh. Trong khi cả thế giới đều biết Bắc kinh đang công khai ra oai diễn võ ở biển Đông, bắt giữ và hành hạ dã man hàng trăm ngư dân VN đánh cá ở quần đảo Hoàng sa, để cổ súy cho chủ thuyết đế quốc mới “cái lưỡi bò“, thì một số người có quyền lực của Cộng sản VN lại ngăn cản Quốc hội lên tiếng với lí do “không có gì mới“ (ủy viên Bộ chính trị và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng) . Thậm chí họ còn bênh vực Bắc kinh và chụp mũ những người VN dân chủ yêu nước: “Không để các lực lượng xấu sử dụng vấn đề Biển Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam-Trung quốc, chia rẽ quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân chúng ta.” (ủy viên Bộ chính trị và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh).

Sau bao nhiêu năm chiêm nghiệm về lòng dạ và năng lực của nhóm có quyền hành, gần đây ngay cả nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Sài gòn Lê Hiếu Đằng, nhân dịp kỉ niệm 80 năm “Mặt trận Dân tộc Thống nhất” của chế độ độc tài toàn trị và trước đêm tối của Đại hội 11, đã đưa ra môt nhận định rất đúng ”không có người cai trị nào tự nguyện từ bỏ quyền lực, ghế ngồi của mình. Dân chủ chỉ có được qua đấu tranh !” Ông đã chọn thái độ dấn thân dứt khoát và kêu gọi các đồng chí cùng hành động. Theo ông, đã đến lúc mọi người không thể cứ phải “ăn cái bánh vẽ dân chủ” và chịu làm “cây kiểng tự do” cho nhóm độc tài che mắt nhân dân và thế giới! Ông Đằng tâm sự với các đồng chí:

“Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, chúng ta không có gì phải sợ, tôi muốn nhắc lại điều tâm niệm này cho chính mình mà cũng là điều muốn nhắn gửi các đồng chí, đồng đội, bạn hữu của mình và tất cả những ai còn trăn trở với những vấn đề của đất nước, của dân tộc.”

Vì đã thấy rõ, hiện nay hơn lúc nào hết, “Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước” là chính nghĩa và rất khẩn thiết, cho nên Lê Hiếu Đằng đã hô lên: “Tại sao chúng ta phải sợ ? Và Ông đã đưa ra kết luận rất chí lí:

“Những người phải sợ là những người đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân. Chắc chắn họ sẽ bị nhân dân chối bỏ, bị lịch sử phủ nhận!”

Từ “Biên bản Hội thảo Khoa học” tới lời kêu gọi thiết tha “Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước” trước đêm tối của Đại hội 11 đã cho thấy, chúng ta đang là chứng nhân về sự dấn thân vì dân chủ tự do, vì hạnh phúc của nhân dân và chủ quyền dân tộc đang sục sôi trong tầng lớp chuyên viên và trí thức, kể cả những đảng viên Cộng sản còn biết quí lòng tự trọng ! Ngày càng nhiều trí thức Việt Nam thời đại của Thế kỉ 21 đang tự tin và nhập cuộc hành trình cùng mọi thành phần dân tộc !
Một khi tầng lớp trí thức nhận rõ được sứ mệnh của mình và dám kề vai gánh trách nhiệm lịch sử thì đây là những tín hiệu rất tốt cần được trân trọng và triển khai hơn nữa. Như vậy cuộc đấu tranh vì dân chủ đa nguyên, phát triển đất nước và danh dự tổ quốc của các thành phần dân tộc đang được tăng sức và lực, vững bước tiến lên vào thập kỉ thứ hai của Thế kỉ 21 với niềm tin tất thắng!

© Âu Dương Thệ

© Đàn Chim Việt

——————————————————————

Ghi chú

* Có lẽ ở đây cụ Trần Phương muốn ám chỉ tới quan điểm được coi như rất ngây ngô của ông Nguyễn Phú Trọng trong bài „“Sự phát triển nhận thức của Ðảng ta từ Cương lĩnh năm 1991 đến nay”. Trên Nhân dân 5.5.2010 để giới thiệu trong nội bộ Đảng về Cương lĩnh dự thảo, ông Trọng đã viết:

“Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Ðảng ta luôn khẳng định, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Ðảng và nhân dân ta; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam…

Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào? Ðó là điều mà Ðảng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để làm sao vừa theo đúng quy luật chung vừa phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của nước ta.“

Về vấn đề này xin xem thêm bài phân tích: Âu Dương Thệ, „Đại hội 11 đi về đâu và phục vụ ai? Nhân dịp trước Hội nghị Trung ương 13 đặt thẳng vấn đề với ông Nguyễn Phú Trọng: Cương lĩnh Chính trị 2011 sẽ như thế ?

Báo chí của Đảng trót dại hay họ đang tự diễn biến?

Chắc không cần giải thích nghĩa của từ dại trong tiếng Việt, hay phải trả lời câu hỏi “dại là gì?”. Vì ai mà không biết điều đơn giản đó, điều mà đứa trẻ lên ba khi đã bắt đầu biết nói biết chơi một cách hoàn chỉnh là nó hiểu.

Vậy mà hình như cả một bộ máy truyền thông của đảng và chính quyền nhà nước Việt Nam ta mấy hôm vừa rồi lại mắc “dại”, mà cái dại này quá ngây ngô mới buồn cười, đây là suy nghĩ của cá nhân tôi khi đọc bài viết trên Thông Tấn xã Việt Nam nhan đề “Bác bỏ bộ phim xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả đạo diễn – NSND Đào Trọng Khánh và rất nhiều các báo khác trong hệ thống báo chí của chính quyền cũng đăng lại tin này.

Linh mục Nguyễn Hữu Lễ trong một lần tới thăm Warsaw. Ảnh MVH

Theo bài báo của tác giả Đào Trọng Khánh cho biết bộ phim sự thật Hồ Chí Minh là của một nhóm người lưu vong ở hải ngoại đã thực hiện bộ phim tài liệu nói trên hòng xuyên tạc lịch sử vu cáo, bôi nhọ về Chủ tịch Hồ Chí Minh với những hình ảnh nghèo nàn, chắp vá và những luận điệu vu cáo của những kẻ thực hiện. Và nếu những ai đọc bài báo này của tác giả Đào Trọng Khánh thì bạn đọc sẽ tự tìm hiểu và được biết rằng Bộ phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh” của Phong trào đòi lại tên Sài Gòn thực hiện, bộ phim đã được phát hành hơn 1 năm trước đây do Linh mục Nguyễn Hữu Lễ và cộng sự tiến hành xây dựng và trình chiếu om xòm ở hải ngoại. Từ đó đến nay bộ phim này đã dần dần theo các phương tiện truyền thông đi vào từng ngõ ngách gia đình người Việt Nam từ hải ngoại đến trong nước ai ai cũng biết.

Cũng như mọi bộ phim khác, phim nào cũng vậy người ta chỉ xem một lần cùng lắm là hai lần đối với những người chậm hiểu thì bộ phim “Sự thật về Hồ Chí Minh” cũng thế. Với thời gian hơn một năm thì đa phần mọi người đã quên nó về cả nội dung lẫn tên phim thì việc bài báo này của tác giả Đào Trọng Thi lại là hành động khuấy động cho bộ phim này trở lại, vì những người chưa biết và chưa xem phải tìm xem cho thỏa trí tò mò.

Được biết cách đây khoảng hơn một năm khi bộ phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh” được công bố ở hải ngoại thì trong nước, trên các tờ báo, radio, TV cũng đã đồng loạt phản bác và chỉ trích về bộ phim này. Vậy tại sao bỗng dưng những ngày này báo chí nhà nước lại nhắc lại sự kiện không có lợi này để làm gì?

Nếu ai theo dõi tin tức trong và ngoài nước thường xuyên sẽ dẽ dàng tìm được câu trả lời thỏa đáng, đó là có lẽ nó liên quan tới sự ra đời của tổ chức chống cộng mới ở Austrlia mấy ngày vừa qua, đó là việc “Thành lập và ra mắt tổ chức LỰC LƯỢNG DÂN TỘC CỨU NGUY TỔ QUỐC tại Australia”, mà Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, tác giả của bộ phim “Sự thật về Hồ Chí Minh” lại là Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn và Yểm Trợ của Lực lượng Dân tộc cứu nguy Tổ quốc này .

Vì sao báo chí trong nước lại dại như vậy khi tuyên truyền không công cho “các lực lượng chống phá” hay là họ đang tự diễn biến thông qua một bài báo của tác giả Đào Trọng Khánh để quảng cáo và khuếch trương cho giúp cho Lực lượng Dân tộc cứu nguy Tổ quốc mới ra đời này?

Chưa hết, cũng nhờ bài báo của Thông tấn xã Việt Nam mà bạn đọc biết được một chi tiết mới, đó là biết đến Quyết định 505/QĐ-TTg ngày 21 tháng 04 năm 2010, do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký phê duyệt “Đề án tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2010), 20 năm Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam” (1990 – 2010)”.

Nghĩa là Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thừa nhận rằng UNESCO chỉ công nhận Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam” (1990-2010) chứ không phải UNESCO công nhận Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới” như đảng CS Việt Nam và chính quyền nhà nước tuyên truyền dối trá bấy lâu nay. Bởi làm gì có chuyện UNESCO công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa bao giờ đâu? Trước kia đảng và nhà nước ta toàn tự sướng, bịa đặt bốc phét nâng bi lãnh tụ để lừa gạt dân chúng trong nước đó chứ làm gì có thật.

Một bài báo của đảng xuất hiện không đúng thời điểm rất dễ gây cho bạn đọc hiểu lầm và suy diễn, nếu không phải vì những lý do phân tích nêu trên thì còn những lý do nào khác? Xin bạn đọc góp ý cho mọi người cùng biết.

Người xưa dạy rằng “Cái tốt thì khoe ra, cái xấu xa thì đậy lại”, vậy mà không hiểu tại sao Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí khác bỗng dưng khuấy lại cái hũ “Sự thật về Hồ Chí Minh” vốn quá “nặng mùi”, không mấy thơm tho ra để nhằm mục đích gì?

Cá nhân tôi chỉ thấy bài báo trên hoàn toàn phản tác dụng tuyên truyền theo chức năng của báo chí cách mạng của đảng và nhà nước, mà ngược lại hình như nó rất có lợi cho các “thế lực thù địch” lợi dụng trong chiến lược Diễn biến hòa bình hay ta còn gọi là hành động tự diễn biến từ trong đánh ra.

Tại sao truyền thông và báo chí của đảng trước đại hội mà lại dại một cách ngây ngô như thế? Hay là họ cố tình dại vì lợi ích của ai đó, hòng tạo bước ngoặt bắt đầu chiến dịch đánh phá nhằm để hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh trước đại hội XI?

Ngày 26/11/2010

Nguồn: Blog nguoiduatinKami

Cớ gì bây giờ “đồng chí” sợ “đồng chí”?

(Suy ngẫm cùng Luật gia Lê Hiếu Đằng và TS Hà Sĩ Phu)

V. Quốc Uy

Trong bài viết Kiến nghị dừng khai thác bauxite…, Luật gia Lê Hiếu Đằng nêu lên tình trạng các cán bộ, đảng viên, báo chí, đại biểu Quốc hội cứ giữ im lặng, cứ “nhân nhượng, dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc”, “không có ai lên tiếng thẳng thắn về những chuyện nghiêm trọng” như vụ khai thác bô-xít, cho thuê rừng đầu nguồn, vụ Vinashin, v.v., và ông quy nguyên nhân về nỗi SỢ.

Nỗi sợ thì không lạ, trước mắt là trăm ngàn nỗi sợ khác nhau, nhưng là một đảng viên khá cao cấp, ông LHĐ đề cập đến một nỗi SỢ rất đặc biệt, rất “nội bộ”: đảng viên trong cùng một đảng lại sợ nhau, và ông tự hỏi “cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình”? Nỗi sợ này, theo ông LHĐ là vô lý. Và để nhấn mạnh sự cực kỳ vô lý, ông khẳng định nỗi sợ này lại nằm trong những con người không hề nhút nhát, trái lại đã từng gan góc trước “kẻ thù” (lúc ấy), từng coi cái chết nhẹ như lông hồng! Vô lý nữa, tình “đồng chí” đã từng được coi là mặn nồng hơn cả tình ruột thịt, sao lại có thể sợ nhau?

Nghĩ rằng “nỗi sợ đồng chí” là vô lý, là không thể chấp nhận nên ông LHĐ nhắn nhủ và động viên tất cả các đồng chí của mình, rằng hãy mạnh dạn lên tiếng trước các vấn nạn, như ông đã lên tiếng. Quả thực so với trước đây, bây giờ đã ngày càng nhiều đảng viên (và các cán bộ của Đảng) đã dám mạnh dạn lên tiếng. Ý kiến của ông LHĐ đang có tác dụng thúc giục thêm, vậy đây là một ý kiến đáng trân trọng.

*

Song, nếu nhìn toàn cảnh thì sự im tiếng, sự sợ hãi vẫn chiếm số rất đông, số đảng viên mạnh dạn lên tiếng còn lâu mới được 1 phần trăm! Nghĩa là vượt qua “nỗi sợ đồng chí” không phải việc đơn giản, bởi nỗi sợ ấy không vô lý như ta tưởng, mà nó có lý của nó. Có lẽ vì thế mà TS Hà Sĩ Phu đã khẳng định rằng muốn giải thích được nỗi sợ ấy cần vận dụng đến 3 điều không đơn giản là “sự hiểu biết, lòng trung thực và nhân cách”! Muốn “giải đáp cho ra ngọn nguồn” như lời TS HSP thật không đơn giản chút nào. Tôi xin mạo muội đề cập đôi điều góp phần lý giải vấn đề không đơn giản ấy.

Trong chiến tranh thì toàn Đảng và dân chúng (do Đảng lãnh đạo) ở cùng một phía, phía kia là thực dân Pháp hoặc Mỹ cùng với chính quyền miền Nam. Lúc ấy quyền và lợi cơ bản chưa có, chỉ có gian khổ hy sinh. Lúc ấy có thể nói “Đảng với dân là một”, huống chi cùng là “đồng chí” trong Đảng thì sự chia sẻ gian khổ với nhau còn hơn cả người thân. Chữ “đồng chí” lúc ấy thiêng liêng, đáng yêu đến mức Tố Hữu viết: “Thương nhau, anh gọi em: Đồng chí!”, gọi “đồng chí” là âu yếm hơn cả vợ chồng. Sau này khi mô tả lại, nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng viết “Đồng chí – tiếng ấm nồng máu đỏ”, tình đồng chí là tình máu thịt. Nếu “đồng chí” với nghĩa như vậy thì làm gì có chuyện “sợ” nhau như bây giờ? Lúc ấy, nếu cấp dưới có phải nghe lệnh cấp trên thì cũng là tự nguyện.

Nhưng chiến thắng là bước ngoặc phân ly, chấm dứt quan hệ cũ, bắt đầu quan hệ mới. Đảng lên nắm chính quyền một cách cố định không luân chuyển, lãnh đạo cả đất nước, đầy quyền uy. Dù có thương yêu nhau đến mấy, trong cấu trúc xã hội tự nhiên cũng phân thành hai cực, Đảng ở cực lãnh đạo (hay cai trị), dân ở cực bị lãnh đạo (hay bị cai trị). Không có lý thuyết xã hội học nào lại coi hai cực cai trị và bị trị “là một” cả, từ đây nếu còn nói “Đảng với dân là một” là duy ý chí. Quan hệ giữa hai cực “đối tác” ấy sẽ hài hòa hay bất ổn là phụ thuộc vào đường lối của giới cai trị có thuận lòng dân hay không, lợi ích có mâu thuẫn với lợi ích dân tộc hay không.

Song xét thực chất, quyền lực không nằm ở toàn Đảng, quyền lực chỉ nằm trong tay thiểu số Đảng viên trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương. Đa số đảng viên là “đảng viên thường” thực chất chỉ là công cụ để thực hiện những chủ trương của Bộ Chính trị và BCH Trung ương. Hơn 2 triệu “đảng viên thường” này nằm ở giữa hai cực cai trị và bị cai trị. Về danh nghĩa họ là “công dân loại 1”, được hưởng một số quyền lợi của đảng viên, nhưng vì họ là công cụ giao lưu trực tiếp với dân nên phần nào họ cũng gần dân, và về một số mặt họ bị thiệt thòi hơn cả dân thường. “Đảng viên thường”, hay đảng viên cấp dưới, có nhiệm vụ phải làm gương, vừa để cho dân trông vào, vừa làm bình phong che cho những tật xấu, những điều bất chính ở các cấp cao. Thậm chí, khi phạm tội lỗi mà bị dân phát hiện họ dễ dàng bị kỷ luật để tượng trưng cho tính nghiêm minh. Nhiều đảng viên thổ lộ rằng sự mất dân chủ trong đảng còn nặng nề hơn bên ngoài, “19 điều cấm” khiến cho “đảng viên thường” còn thua một công dân bình thường về quyền công dân.

Trong Đảng, trật tự tôn ty phân biệt rất rõ, phẩm trật trên dưới phân định quyền sinh quyền sát nghiêm khắc hơn thời phong kiến, thử hỏi các “đảng viên thường” tức đảng viên không giữ quyền lực không “sợ các đồng chí” nắm quyền ở thượng cấp sao được? Không thể tự ý ra khỏi Đảng, không được nói tiếng nói của lòng mình, đa số họ cũng đầy tâm tư, bế tắc, luôn sống trong nỗi sợ.

Lại xét đến những biến động ngay trong giới nắm quyền lực. Quyền lực biến đổi con người, lúc gian khổ họ khiêm nhường, nhân ái. Quyền càng to càng mau tha hóa, trở nên ham muốn vô bờ và mưu mẹo, sẵn sàng phản bội tình “đồng chí”, sẵn sàng cướp công, vu vạ, hãm hại “đồng chí” như chơi.

Hãy so sánh hai bài thơ mô tả tình đồng chí ở hai thời kỳ chưa cầm quyền và cầm quyền thì rõ.

Năm 1948, mấy ai không thuộc bài “Đồng chí” của Chính Hữu:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay…

Nhà thơ Bùi Minh Quốc chỉ vì đòi quyền tự do sáng tác (theo đúng tinh thần nghị quyết 05 của BCT) mà bị khai trừ, năm 1988, trong bài “Những ngày thường đã cháy lên” ông viết:

Đồng chí – tiếng ấm nồng máu đỏ
Sao có lúc vang lên lạnh rợn thế này?
Đồng chí – dao đã nằm ém nhẹm dưới lòng tay
và mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy!

Rồi năm 1997, trong bài “Hý trường” của tập “Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn” có đoạn:

Hậu trường có gì xôm không nhỉ?

Cuộc sát phạt vào màn hay ho

Đồng chí ăn thịt đồng chí

Nhạc hùng càng nổi to! (http://www.hasiphu.com/nhomdalat_BMQ19.html)

“Dao ém nhẹm giữa lòng tay”, “mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy”, “đồng chí ăn thịt đồng chí” thì các đồng chí phải “sợ các đồng chí của mình” là lẽ đương nhiên, có gì là vô lý? Sự cạnh tranh chức quyền và “lợi ích nhóm” khiến cho cấp dưới sợ cấp trên đã đành, mà các cấp trên với nhau cũng “sợ” nhau từng giờ từng phút, nhất là trước thềm những Đại hội.

Báo chí của Đảng đang nêu bật mối lo sợ “tự diễn biến”, nhưng đây là sự tự diễn biến theo cả hai phía, một phía cấp tiến, gần lại hơn với nhân dân và thời đại dân chủ tự do, một phía bị tha hóa bởi quyền lực, miệng nói lý tưởng nhưng việc làm lại hy sinh lý tưởng cho lợi quyền riêng. Sự phân ly về hai phía không tránh khỏi ấy sẽ khiến cho tính chất “đồng chí” suy giảm dần, đến một lúc khó coi nhau là “đồng chí”, sẵn sàng quy kết nhau, thì sợ nhau là phải!

*

Lấy quá khứ làm điểm tựa, Luật gia Lê Hiếu Đằng cứ giả thiết mọi người còn đồng tâm thực thi lý tưởng Độc lập – Dân chủ nên coi hiện tượng “đồng chí sợ đồng chí” là VÔ LÝ, cần khắc phục ngay. Trái lại, TS HSP với cái nhìn khoa học lại gợi ý rằng tình trạng này rất khó khắc phục vì “đồng chí sợ đồng chí” là rất CÓ LÝ, cần vận dụng cả “sự hiểu biết, lòng trung thực và cả nhân cách” mới lý giải được, nếu thiếu một trong ba nhân tố ấy, câu trả lời sẽ “ấp úng” ngay! Theo HSP thì đa số đảng viên và cán bộ vẫn cứ “tự kiểm duyệt” để biến những mệnh lệnh không văn bản của thượng cấp thành sự đồng thuận tự nguyện, để mọi thứ vẫn êm trôi như không có gì xảy ra. Khi nỗi sợ đã ngấm vào máu, đã thành bản năng sinh tồn thì những lời động viên khích lệ chưa đủ, cần sự tháo gỡ từ gốc! Phải làm sao để đảng viên không phải sợ Đảng, “đồng chí” với nhau không phải sợ nhau nữa?

Như vậy thì cả ý kiến của hai ông đều đúng, mỗi ý kiến đáp ứng một phần của hiện thực và có tác dụng riêng, cả hai gộp lại mới thành bức tranh toàn cảnh về “nỗi sợ đồng chí”. Nỗi sợ ấy vẫn là một trở ngại vô cùng nặng nề, ngăn cản sự thực hiện lời Đảng rằng phải “dũng cảm nhìn thẳng sự thật, nói hết sự thật”, ngăn cản việc đặt lên bàn những vấn nạn công khai để mổ xẻ thật cụ thể và tìm cách khắc phục hữu hiệu.

Cùng với Luật gia LHĐ, ngày càng nhiều ý kiến đồng ý rằng “Dân chủ là giải pháp cho mọi vấn đề của đất nước”, nhưng cần nói tiếp: “chưa có được dân chủ trong Đảng thì chưa thể nói gì đến dân chủ cho xã hội”!

Làm thế nào chuyển được những nhận thức này thành hiện thực, chắc chắn đây không phải bài toán dễ dàng, nhưng chừng nào chưa giải được bài toán gốc này thì những việc hệ trọng cho quốc kế dân sinh như vụ Bauxite, vụ Vinashin, vụ Tàu cao tốc, vụ cho thuê rừng đầu nguồn, dù có đưa ra Quốc hội (nơi đại đa số là đảng viên) cuối cùng cũng chỉ loanh quanh dẫm chân tại chỗ, cứ “vũ như cẫn” hoặc càng xấu hơn.

V. Q. U.

Tháng 11-2010

Nguon: bauxitevn

Một người Việt Nam cả đời kiểm điểm

Yên Ninh

Không thể nhớ là mình đã bao nhiêu lần viết Bản tự kiểm điểm.

Còn nhớ, hồi mới đi học, mắc lỗi gì, cô giáo sẽ bắt viết Bản tự kiểm điểm và nêu tên trước toàn trường vào ngày chào cờ thứ 2 đầu tuần.

Cấp II, vẫn tương tự. Mắc lỗi, kiểm điểm, nêu gương. Quen quá thành nhờn.

Lên cấp III, “chuyên nghiệp” trong nghề viết Bản tự kiểm điểm. Thậm chí mắc lỗi ở trường, giám thị đến tận lớp, bắt nghỉ cả tiết học lên Phòng Giám thị ngồi chỉ để… viết Bản tự kiểm điểm. Được nghỉ không phải học.

Vào Đại học, quá chán ngán với những tiết học mà thầy, cô giáo chỉ làm mỗi nhiệm vụ khoe khoang sự giàu có, đi Tây, đi Tàu, sự học thức và con cái giỏi giang. Nghe một lần thấy lạ, nghe lần thứ 2 thấy nhàm, đến lần thứ 3 không thể chịu nổi. Chắc ông thầy giáo đó quên rằng đã kể chuyện này với sinh viên ở lớp này rồi. Bỏ học. Khoa gọi lên bắt… viết Bản tự kiểm điểm.

Đi làm ở một tờ báo tỉnh lẻ, viết một bài báo về một huyện có tệ nạn ma tuý. Có số liệu, ghi âm đàng hoàng nhưng vẫn bị đánh công văn đến Toà soạn yêu cầu kỷ luật phóng viên. Tổng Biên tập cũng chỉ gọi điện báo cấp cao hơn: Đã bắt Phóng viên viết bản tự kiểm điểm. Ông “sếp tỉnh” không có ý kiến gì nữa. Lần đầu tiên thấy bản tự kiểm điểm có giá.

Cấu trúc bản tự kiểm điểm gồm 3 phần: phần đầu là kính thưa những người đọc kiểm điểm, phần 2 là kể tội cần kiểm điểm, phần 3 là nhận thức sai trái rồi sửa chữa khắc phục. Từ bé tới giờ, chưa ai kiểm tra xem tôi kiểm tra, khắc phục sai trái như thế nào?

Đến bây giờ, vẫn viết kiểm điểm. Ít nhất mỗi năm 1 lần phải viết Bản tự kiểm điểm công chức. Bản tự kiểm điểm công chức năm trước cũng như năm sau. Mỗi việc Print ghi ngày tháng của năm đó nhưng không viết không được. Không thể nhớ là mình đã bao nhiêu lần viết Bản tự kiểm điểm.

Ở cơ quan tôi làm, hàng năm cũng phải viết Bản tự kiểm điểm báo cáo với cơ quan chủ quản. Khi có sai phạm cũng phải viết bản tự kiểm điểm. Cá nhân sai phạm thì tổ chức bắt viết Bản tự kiểm điểm, tổ chức sai phạm thì cấp trên hơn nữa bắt viết Bản tự kiểm điểm. Hàng năm, Việt Nam có thể có tới hàng triệu bản tự kiểm điểm.

Nghe chuyện nước ngoài. Một ông Bộ trường Tư pháp Nhật đã phải tuyên bố từ chức vì đã trót bỡn cợt trước Quốc hội rằng làm Bộ trưởng Tư pháp dễ như chơi!

Ông Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cũng phải từ chức sau những chỉ trích rằng ông quá thụ động trước những đợt nã pháo gây chết người của Triều Tiên.

Có vẻ, ở đó, không có thói quen viết bản tự kiểm điểm.

Y. N.

Nguồn: Beenet

Truy cứu Vinashin

Nguyễn Thanh Giang

Vinashin đang trở thành đề tài nóng đến mức sôi sục, là cái ung nhọt kinh tế rất lớn. Những thiệt hại do Vinashin gây ra làm cả xã hội xót xa, đau đớn.

Xin mời độc giả đọc lại bài viết sau đây, để thấy rằng hiện nay đâu chỉ có một Vinashin, mà còn nhiều lắm, có những “Vinashin” còn tệ hại hơn Vinashin. Tất cả đều được khai sinh, đều bắt buộc phải được nuôi dưỡng do chủ trương doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo nhằm bảo đảm cho được đường lối “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Một số đại biểu Quốc hội đang yêu cầu truy cứu trách nhiệm tới cùng. Xin hãy suy xét tới ngọn nguồn để thấy căn nguyên của tội trạng này là từ đâu, và, những ai cần phải được đưa ra xét xử?

THÊM MỘT LẦN NÓI VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

(Bài viết từ 15 tháng 11 năm 2009)

Báo Lao động số ra ngày 6 tháng 11 năm 2009 có bài “Trên 45% các tập đoàn, tổng công ty hoạt động hiệu quả thấp”. Bài báo nói về thực trạng của các doanh nghiệp nhà nước lớn như sau:

“Về hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, theo báo cáo có tới 45,05% các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCty) hoạt động hiệu quả thấp (tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dưới 10%). Chính điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của khu vực kinh tế nhà nước.

So sánh với các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp ngoài nhà nước, các doanh nghiệp có vốn FDI thì hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của nhà nước tại TĐ, TCty còn thấp, chưa tương xứng với quy mô, nguồn lực tài chính của Nhà nước, vị trí và vai trò trong nền kinh tế.

Không ít đơn vị, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ vào vốn vay ngân hàng và vốn chiếm dụng, cơ cấu tài chính không hợp lý dễ phát sinh rủi ro về cân đối dòng tiền, nợ phải trả cao gấp nhiều làn so với vốn chủ sở hữu.

Cụ thể năm 2006 có 38 TĐ, TCty hệ số an toàn vốn vượt ngưỡng 3 lần, chiếm 40% số TĐ, TCty. Năm 2007 số này là 31 TĐ, TCty, chiếm 32%; năm 2008 có 31 TĐ, TCty, chiếm 32% số TĐ, TCty có hệ số an toàn vốn vượt ngưỡng 3 lần.

Tính đến 31/12/2008, một số đơn vị có tỉ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu rất cao (trên 10 lần) là: TCty Xây dựng Công trình Giao thông 1 (21,6 lần); TCty lắp máy Việt Nam (17, 4 lần); TCty Xây dựng CTGT 4 (14 lần), TCty Thành An (13,9 lần ); TCty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (12,9 lần); TCty cổ phần XNK và Xây dựng Việt Nam (12,2 lần); TC ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 (12 lần); TCty Thủy tinh và Gốm xây dựng (11,3 lần), Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin (10,9 lần)…

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 31/12/2008, tổng nợ tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn (gồm các tập đoàn: Dầu khí, Than – Khoáng sản, Cao su, Dệt may, Công nghiệp Tàu thủy, Điện lực, Bưu chính viễn thông, không tính tập đoàn Bảo Việt) là 128 nghìn 786 tỉ đồng, tăng 20,54% so với cuối năm 2007 và chiếm gần 10% so với tổng nợ tín dụng đối với nền kinh tế tại cùng thời điểm.

Một số đơn vị có nợ lớn là Tập đoàn Điện lực Việt Nam nợ 66 nghìn 764 tỉ đồng, chiếm 51,84% tổng nợ tín dụng của 7 tập đoàn; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nợ 21 nghìn 477 tỉ đồng, chiếm 16,67%; Tập đoàn Vinashin nợ 19 nghìn 885 tỉ đồng, chiếm 15,44%.

Báo cáo cho biết, đây chủ yếu là nợ chung và dài hạn, phục vụ cho các dự án đầu tư mang tính chiều sâu và các kế hoạch phát triển. Cụ thể, nợ ngắn hạn chiếm 15%, nợ trung và dài hạn chiếm 85% tổng nợ của các TĐ, TCty.

Cũng theo báo cáo giám sát thì đa số các TĐ, TCty có số nợ phải thu lớn, tính đến 31/12/2008, số nợ phải thu đã tăng 6,3% so với cùng kì năm 2007, tổng số nợ phải thu của các TĐ, TCty là 185 nghìn 826 tỉ đồng, chiếm 38,28% vốn chủ sở hữu và 14,96% tổng tài sản của các TĐ, TCty.

Về chất lượng nợ, tổng nợ quá hạn của 7 tập đoàn đến 31/12/2008 là 4 nghìn 168 tỉ đồng, chiếm 3,24% tổng dư nợ của các tập đoàn tại các tổ chức tín dụng. Trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm 15% tổng số nợ quá hạn.

Tập đoàn Vinashin có số nợ quá hạn là 3 nghìn 812 tỉ đồng, chiếm 19,17% dư nợ của TĐ và chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của cả 7 TĐ. Nợ quá hạn của 9 nhóm TCty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là 1 nghìn 208 tỉ đồng, chiếm 10,5% tổng số nợ tại tổ chức tín dụng”.

Hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chính của doanh nghiệp đã thấp, hiệu suất đầu tư sang các lĩnh vực khác còn thấp hơn:

“47 TĐ, TCty tham gia đầu tư vào lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng… với tổng số vốn đầu tư rất lớn, cuối năm 2006 là 6 nghìn 434 tỉ đồng, cuối năm 2007 là 16 nghìn 190 tỉ đồng và cuối năm 2008 là 21 nghìn 164 tỉ đồng.

Tuy nhiên theo nhận định thì hiệu suất đầu tư (lợi nhuận trên vốn đầu tư) tính chung là rất thấp, thấp hơn so với đầu tư vào ngành kinh doanh chính của các đơn vị này. Năm 2008 thị trường chứng khoán suy giảm mạnh. Hầu hết các TĐ, TCty đều bị thua lỗ hoặc không phát sinh lợi nhuận. Tính đến hết tháng 12/2008, tổng mức đầu tư của EVN vào lĩnh vực chứng khoán là 214 tỉ đồng; các TĐ góp vốn vào quỹ đầu tư của TĐ Dầu khí Việt Nam là 368,9 tỉ đồng, TĐ Cao su là 27 tỉ đồng; TĐ Công nghiệp Tàu thủy 144 tỉ đồng đều không phát sinh lợi nhuận.

Cũng theo kết quả giám sát thì nhiều TĐ chạy đua đầu tư ra ngoài ngành, vào chứng khoán, trong khi đang thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư vào dự án phát triển các dự án quan trọng của nhà nước. Điển hình là EVN, năm 2008, đơn vị này đầu tư vào lĩnh vực tài chính khoảng 2 nghìn 146 tỉ đồng, trong khi từ nay đến 2015 để đảm bảo kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn điện đơn vị còn thiếu 382 nghìn 931 tỉ đồng”.

Rời bỏ nhiệm vụ chính (thường gọi là nhiệm vụ chính trị) để đi chôm chỉa, kiếm chác nhưng kết quả mang lại chỉ là nợ ngày càng chồng chất, càng đầm đìa:

“Báo cáo giám sát cũng cho thấy nhiều TCty làm ăn thua lỗ, tính đến cuối năm 2008 vẫn còn 23 đơn vị có lỗ lũy kế với tổng số tiền là 2 nghìn 797 tỉ đồng. Cụ thể, năm 2008, TCty Lắp máy lỗ phát sinh 68,75 tỉ đồng; TCty Xây dựng Công trình Giao thông 4 lỗ phát sinh 52,52 tỉ đồng; Tập đoàn Dệt may lỗ phát sinh 27,98 tỉ đồng…

Đáng chú ý, TCty Xây dựng Đường thủy có tới 7/8 đơn vị thành viên hạch toán độc lập chưa cổ phần hóa bị lỗ làm mất toàn bộ vốn chủ sở hữu của TCty (việc mất phần vốn của nhà nước ở các đơn vị thành viên làm cho phần vốn chủ sở hữu của toàn TCty bị âm trong 3 năm liên tiếp, năm 2006 âm 257.756 triệu đồng, năm 2007 âm 444.010 triệu đồng, năm 2008 âm 464.434 triệu đồng)”.

Thực trạng tồi tệ, nguy khốn đến như vậy nhưng vì phải tỏ ra đi đúng “lề đường bên phải”, bài báo lại không dám không ca ngợi các “đại gia của nhà nước”:

“Theo báo cáo giám sát thì tổng nguồn vốn của 90 TĐ, TCty đến 31/12/2008 là 1 triệu 241 ngàn tỉ đồng. Với quy mô về vốn, tài sản, vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế nhà nước, hoạt động của TĐ, TCty Nhà nước luôn song hành cùng tiến trình phát triển kinh tế của đất nước. Chỉ tính riêng trong năm 2008, khối doanh nghiệp nhà nước, mà chủ đạo là các TĐ, TCty đã đóng góp 40% giá trị GDP, tạo ra 39% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu.

Theo đánh giá chung thì nhiều TĐ, TCty đóng vai trò là công cụ quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết thị trường, ổn định giá cả, đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về giải quyết công ăn, việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội… Quy mô vốn chủ sở hữu của hầu hết các TĐ, TCty được bảo toàn và không ngừng tăng trong những năm qua”.

Đoạn ca ngợi này viết không đúng sự thực.

Theo đại biểu Quốc hội GS TS Nguyễn Đăng Vang, các “đại gia” không hề “đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về giải quyết công ăn việc làm”. Thực tế, toàn bộ số lao động trong 95 tập đoàn kinh tế nhà nước chỉ có 1,119 triệu trong số 54,8 triệu lao động toàn xã hội. Chỉ sử dụng được 2% lao động thì làm sao có thể xem là góp phần đáng kể, chứ nói chi đến đi đầu trong việc giải quyết công ăn việc làm cho xã hội? Chỉ với 2% số lao động ấy thì làm sao đóng góp được 40% giá trị GDP?

Chắc chắn không thể đạt 40%.

Con số thực có lẽ chỉ khoảng 18,9 %!

Thế mà, Báo cáo chính trị tại Đại hội VIII của ĐCSVN trước đây đã từng vạch chỉ tiêu đóng góp 60 % vào GDP cho khối doanh nghiệp nhà nước. Thuở ấy, trong bài góp ý cho Đại hội này có tiêu đề “Thế nào là định hướng đúng” (*) đề ngày 1/5/1996 tôi đã viết:

“Vậy mà, sao vẫn phải “Tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế nhà nước” và gán ghép cho nó cái chỉ tiêu chiếm tỉ trọng 60 % GDP? Liệu có thể làm thế nào trong dăm năm tới đạt chỉ tiêu đó không? Hay là, nó chỉ đạt tỉ trọng đó khi GDP phải teo lại? Liệu có ai thích cái cơ chế đó chỉ vì muốn lợi dụng nó để biến một số phần tử trong “giai cấp mình” thành những tên tư bản đỏ – những tên tư bản được đề bạt, được chỉ định, được bao cấp, được bảo vệ bằng chuyên chính vô sản? Chính những tên này không chỉ bóc lột dã man hơn mà còn đục ruỗng nền kinh tế tàn tệ hơn bất cứ loại tư sản nào!”.

Quả vậy, cho đến nay, đã qua ba kỳ Đại hội, sau 14 năm, không những chỉ tiêu 60% không thể nào đạt được mà muối mặt man khai cũng chỉ dám công bố con số 40% hoàn toàn sai sự thật như trên!…

Nói các TĐ và TCty nhà nước đã đóng góp trên 50% kim ngạch xuất khẩu là không đúng. Chính báo cáo của Chính phủ cho biết năm 2006 doanh nghiệp nước ngoài tạo được kim ngạch xuất khẩu đến 62,8% trong khi toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả tư doanh, kể cả các “đại gia” lẫn các doanh nghiệp nhỏ chỉ đóng góp được 37,2%! Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ngoài vẫn đạt 60,3%, trong khi DNNN chỉ được 39,7%. Năm 2008 có tiến bộ hơn nhưng toàn bộ khối DNNN cũng chỉ có kim ngạch xuất khẩu khoảng 45% chứ lấy đâu ra trên 50%!

Những bài báo, những báo cáo như đang nói đến (kể cả báo cáo trước cơ quan quyền lực tối cao) chứng tỏ: để bảo vệ cho được quan điểm, đường lối của Đảng, người ta không ngần ngại sử dụng những thủ đoạn man trá để lừa dối nhân dân, lừa dối xã hội.

Trong bài viết “Thế nào là định hướng đúng” (*) tôi cũng đã từng tố giác: “Tại các doanh nghiệp nhà nước, người ta đem tài sản quốc gia và của cải nhân ra bán đi hoặc cho vay lòng vòng, thậm chí vay của nước ngoài để chia chác, làm giàu cá nhân hoặc tiêu sài phung phí. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là bầu sữa tong teo của nhân dân bị vắt ra đau đớn để nuôi béo một bọn người vừa bất tài, vừa vô trách nhiệm, vừa phi nhân bản”.

Đến bài viết “Về vấn đề vai trò của doanh nghiệp nhà nước” (**) đề ngày 20/4/2000 tôi lại hơn một lần rền rĩ thống thiết:

“Cách đây dăm năm, trong một bản góp ý vào Báo cáo Chính trị của Đại hội VIII, tôi không nén nổi lòng mình, cũng đã từng thẳng thắn cảnh báo: “Nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là bầu sữa tong teo của nhân dân bị vắt ra đau đớn để nuôi béo một bọn người vừa bất tài, vừa vô trách nhiệm, vừa phi nhân bản”. Lẽ ra tôi phải viết “hầu hết DNNN”, nhưng lúc đó lòng dũng cảm của tôi chỉ dừng ở mức dám dùng một tính từ chỉ số lượng hoàn toàn bất định: “nhiều”. Bây giờ thì bên cạnh câu ấy, tôi còn muốn minh họa thêm bằng một biếm hoạ chua xót mà ở giữa là một cái bồ sứt cạp thủng đáy; phía trên là mồ hôi, nước mắt, xương máu nhân dân đang được mạnh tay đổ vào; phía dưới, ngoác ra hàng loạt cái mồm khốn nạn chen nhau nhồm nhoàm nhai nuốt.

Cũng như chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trước đây, chủ trương ưu tiên củng cố, xây dựng các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang tạo ra nhiều nghịch lý, nhiều phản giá trị cả trong kinh tế lẫn xã hội .

Thật vậy, DNNN không chỉ là những cái bồ thủng đáy để người ta rót của cải, tiền bạc của nhân dân, của nhà nước vào những cái mồm tham nhũng đủ mọi cấp, đủ mọi loại, mà còn là những cái bồ sứt cạp để người ta đổ tung toé một cách vô tội vạ những khoản “tiền chùa” to lớn, tạo nên tình trạng lãng phí rất đau lòng”.

Từ đấy tôi đã nêu kiến nghị:

“Không thể giao phương án cải cách doanh nghiệp bao gồm việc sắp xếp lại hay cổ phần hoá cho các cấp chủ quản xây dựng và chỉ đạo thực hiện. Như thế khác nào trông chờ họ tự đẽo, tự cưa cái ghế của họ, tự gạt đi cái “mâm cỗ chùa” họ đang hưởng? Cần thiết lập một cơ quan độc lập đủ mạnh để thực hiện một chương trình cải cách DNNN. Cơ quan này phải có quyền lực thực sự, đồng thời phải chịu mọi trách nhiệm trước nhà nước.

Cần xác định lại thế nào là vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước? Đâu phải đóng được vai trò chủ đạo thì phải và chỉ cần chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất và lưu thông đồng thời chi phối cưỡng bức các thành phần kinh tế khác thông qua việc tăng cường quyền lực tài chính và chính trị.

Muốn đóng vai trò chủ đạo, muốn chỉ đạo được, muốn chi phối được về thực chất thì không thể vận dụng mệnh lệnh hành chính mà phải thông qua sự thuyết phục bởi tính hiệu quả. Hiệu quả của các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các thành phần kinh tế nhà nước phải đủ sức cạnh tranh và cạnh tranh thắng cuộc đối với các thành phần kinh tế khác, thì khi đó mới chi phối được nền kinh tế quốc gia và mới xứng đáng vai trò chủ đạo .

Song song với việc xử lý tích cực đối với các DNNN cần khẩn trương hơn trong việc tạo lập môi trường sản xuất – kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kể cả DNNN cần khẩn trương hơn trong việc tạo lập môi trường sản xuất – kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế . Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả DNNN phải chuyển sang hoạt động theo một luật doanh nghiệp thống nhất. Từ đó tạo một sân chơi phẳng, một trường đua phân minh để chiến thắng thực sự thuộc về tài trí chứ không phải chỉ dành cho các cậu ấm, cô chiêu được nuôi dưỡng bằng bầu sữa bao cấp của nhà nước”.

Những nhận xét, đánh giá khách quan, khoa học như vậy, những kiến nghị tâm huyết thực sự vì dân, vì nước như vậy đã được thành khẩn dâng lên từ hơn chục năm qua. Nếu tinh thần ấy được hiện thực hoá thì nền kinh tế nước nhà đâu phải gánh những món nợ è vai hiện tại và những nguy khốn tương lai nhỡn tiền! Tiếc rằng tấm lòng ấy, những ý kiến ấy không những không được tiếp nhận nghiêm túc mà người viết còn bị truy chụp đủ tội: gián điệp, phản động, chống CNXH, chống Nhà nước, cơ hội v.v.; bị lục soát nhà cửa và bị công an bắt đi tra vấn hơn một chục lần, bị bỏ tù, bị hàng chục bài báo của Đảng bôi bẩn, lăng nhục…!

Cho dẫu như vậy, trước tình hình quá nguy cấp: vì phải gồng gánh DNNN mà, theo Ngân hàng Thế giới WB, năm 2009 nợ nước ngoài của Việt Nam đã lên tới 26,8 tỷ USD (gần bằng 1/3 GDP). Đây là hiểm hoạ lớn sẽ đổ lên đầu con cháu chúng ta sau này, mà tội lỗi từ chúng ta. Cho nên, đến Đại hội XI sắp tới của ĐCSVN tôi vẫn không thể không thêm một lần khẩn khoản kiến nghị: Hãy đừng vì can tâm nô lệ mãi cái ý thức hệ “Định hướng XHCN” mà cứ cố xác lập vai trò chủ đạo DNNN một cách duy ý chí hoàn toàn vô lý để làm khổ dân, hại nước. Một nền kinh tế thị trường lành mạnh, hiện đại (chứ không phải nền kinh tế thị trường hoang dã như ở Việt Nam hiện nay), một chính phủ giỏi giang đủ sức quản lý chỉ đạo ngang tầm các nước tiên tiến sẽ bảo đảm kinh tế phát triển tốt, đưa đất nước đến giàu mạnh.

N.T.G

Tài liệu tham khảo

(*) Trong cuốn “Khát vọng ngàn đời” xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1997.

(**) Trong cuốn “Suy tư và Ước vọng” xuất bản tại Pháp, Hoa Kỳ, Canada

Nguon: Bauxitevn

Lảy vài mắt xích từ buổi chất vấn Thủ tướng

Nhân Hòa
26/11/2010
Bauxite Vietnam

Tôi nghe từ quán trà bệt ven đường, một ông bình dân nói: luật pháp Hoa Kỳ làm cho người bình thường nhất cũng hiểu để chấp hành, luật pháp Việt Nam làm cho người soạn ra luật đó cũng không hiểu. Lộn xộn là phải. Chả biết đúng hay sai?
Tôi là một cán bộ kĩ thuật dưới trung bình, đã hết ‘date’, chắc không thân Hoa Kỳ như nhiều quan chức Đảng, Nhà nước được họ cấp học bổng hay đủ tiền cho con, cháu sang đó học về nối nghiệp lãnh đạo, nhưng qua sách, báo do Ban Tuyên huấn TW in ra, tôi cảm nhận, Hoa Kỳ mạnh nhất thế giới là do luật pháp minh bạch, cầu thị, sai đâu sửa đấy. Ở ta, luật pháp thế nào ấy mà người soạn ra luật như Chủ tich Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và người thi hành luật như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoặc là cũng lấn bấn, hoặc là được phép làm sai!? Lảy vài mắt xích.
Mắt xích 1. Đại biểu thượng đẳng Anh hùng Nguyễn Minh Thuyết đã chỉ rõ, Thủ tướng vi phạm luật, đó là điều 33 Luật Doanh nghiệp Nhà nước quy định: “Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc công ty”. Nhưng Thủ tướng là người ký quyết định để cho ông Phạm Thanh Bình vừa là Chủ tịch HĐQT, vừa là Tổng giám đốc công ty thì giải thích chuyện này như thế nào?
Thủ tướng (đại thể): Ông Bình được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chọn năm 1996, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải bổ nhiệm cả hai chức vụ vào năm 1999; đến tôi, cấp dưới nói là ‘chưa tìm được ai’, tôi khi đó là Phó Thủ tướng đồng ý! Đây là thí điểm kéo dài từ năm 1999 (11 năm).
Lạ quá. Điều kiện chưa chín muồi, chưa có tướng, chưa đủ quân đã đánh Điện Biên, đánh Sài Gòn, chắc nướng hết binh sĩ. Minh bạch nhất là Chính phủ biết trái luật Doanh nghiệp nhưng vẫn làm. Bộ Chính trị, Trung ương không ai biết sao? Các Bộ trưởng không biết sai sao? Xung quanh Thủ tướng có hàng trăm Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên viên thượng đẳng… không ai dám nói sao?
Công dân vi phạm lỗi tí ti như không đội mũ bảo hiểm (chỉ mang rủi ro cho cá nhân) thì bị Công an đuổi bắt, truy sát (như ở Bắc Giang, Nghệ An…). Thủ tướng (do tế nhị?) phạm luật lớn, đe dọa 5% thu nhập của 80 triệu dân … tính sao đây? Nói nhận trách nhiệm, nhưng trách nhiệm theo điều nào, luật gì, doanh nghiệp, lao động, hình sự, hay an ninh…? Vô tình làm trái hay cố ý làm trái gây thiệt hại kinh tế kinh hoàng nhất lịch sử? Đại biểu, cử tri vẫn không thỏa mái vì trách nhiệm chưa có thuộc tính.
Mắt xich 2. Trên chính trường, Hiến pháp ta dùng uyển ngữ, dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội bầu ra Thủ tướng, v.v. Bản chất là, dân thuê Quốc hội, Quốc hội thuê Chính phủ quản lí đất nước này (có lương, thưởng, bổng lộc). Dân có khắt khe vài lời, Quốc hội có khắt khe vài lời (thực tế không phải, toàn lời vàng ngọc) thì cũng là lời ông chủ, lời bậc sinh thành… kiên nhẫn nghe và giải thích. Thế là phải đạo. Việc ai đó thuê viết bài đe dọa một số Đại biểu Quốc hội khả kính trên website của Chính phủ là điều không thể chấp nhận, nếu không nói là quá xa đạo lí. Danh nhân, trí sĩ phẫn nộ. Nếu bình tĩnh một chút, Thủ tướng xin lỗi các Đại biểu, treo bút vài tháng mấy anh ít văn hóa (không phải ít học hàm học vị đâu nhé), sóng gió sẽ qua. Ông Thuyết cao siêu lắm, ông dùng chữ “thế có khôn ngoan không” hàm ý cứu Chính phủ về lỗi ứng xử. Tiếc quá, Thủ tướng đề nghị ĐB Thuyết xem xét theo đúng pháp luật hay không! Là công dân, chúng tôi hiểu, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, bôi nhọ Quốc hội tội to hơn bôi nhọ mọi lãnh đạo khác theo điều 88 bộ Luật Hình sự, tuyên truyền chống phá…
Tôi cứ mơ Trời Phật phù hộ, có ai đó, đủ lòng yêu nước, đủ quyền lực… cho lấy phiếu tín nhiệm, thăm dò dư luận sòng phẳng vào lúc này thì các ông bà Nguyễn Minh Thuyết, Dương Trung Quốc, Lê Văn Cuông, Phạm Thị Loan… sẽ ghi điểm. Chưa chắc điểm của Chính phủ cao hơn. Thế mà họ bị đe nẹt!
Mắt xích 3. Lời “gom lại” của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa giải kẹt cho Chính phủ, nhưng không ghi điểm cao. Phải chăng, sơ suất của ông (và cả Thủ tướng) là mấy lần lấy Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương làm điểm khởi phát cho công việc. Đó là căn cứ lấn cấn. Muốn thế cần có một bộ luật về Đảng. Quốc hội không làm… Một số Đại biểu diễn đạt rất uyên bác: “Đây là Quốc hội!” và phải tự thêm phần đuôi: “do dân bầu ra, làm ra luật và chỉ tuân theo luật”. Ông diễn đạt trôi chảy, nhẹ tênh về các mô hình thí điểm. Khó nói quá, 60 năm qua dân ta vật lộn với các mô hình thử nghiệm. Cả đất nước là một phòng thí nghiệm khổng lồ. Chả biết vì sao thế giới đã làm chán vạn, giàu có, yên ổn, hạnh phúc gấp nhiều lần ta, ta không học cứ thích làm chẳng giống ai? Đôi khi không khéo bị rơi vào “cái bẫy” lời khen quốc tế. Chả ai yêu và hiểu ta bằng ta. Chả Đảng nào dám nói không kính trọng dân. Chưa Tổng thống nào đến Việt Nam dám nói nước các bạn nhếch nhác và lộn xộn…
Ông diễn giải lí do chưa cần thiết phải lập Ủy ban điều tra đặc biệt của Quốc hội cũng chưa thuyết phục. Luật của ta quá mẹo, trên cả Hiến pháp. Hiến pháp qui định, mọi công dân bình đẳng trước pháp luật. Luật không nói là cấm nhưng không qui định áp luật cho mấy chức danh. Đương nhiên có người đứng trên luật. Ông nêu lý do Ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an… đang làm vì thế chưa cần thiết phải lập Ủy ban điều tra đặc biệt của Quốc hội đối với Thủ tướng. Nó gờn gợn thế nào ấy. Ban Kiểm tra Trung ương làm việc của Đảng. Đây là Quốc hội! Luật chưa cho phép Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Tòa Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao điều tra Thủ tướng. Đúng luật! Duy có Uỷ ban điều tra của Quốc hội được làm, ông chưa cho? Lời “gom” của ông không biết có cản trở luật không?
N. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Sách lược “ẩn mạnh, phô yếu” của Trung Quốc

Sau những sai lầm chết người mà Tổng thống Richard Nixon dành cho Trung Quốc (TQ) quyền ưu đãi tối huệ quốc trong thương mại với Mỹ, có nghĩa là cho phép Trung quốc bán vào Mỹ miễn thuế và hơn thế nữa, họ được nhập nhiều mặt hàng có công nghệ cao. Vì thế kinh tế Trung quốc ngay sau đó tăng trưởng nhanh, từ một nước nông nghiệp lạc hậu không khác gì Việt Nam những năm bao cấp nay là quốc gia có nền kinh tế vươn lên thứ hai chỉ sau Hoa kỳ và sự chênh lệch với Mỹ chỉ còn là khoảng cách rất ngắn.

Đã vậy, từ địa vị nước một nước đông dân nghèo nay họ vươn lên trên mọi phương diện thành chủ nợ lớn nhất của Hoa kỳ, và là quốc gia có tổng số vốn dự trữ lên khoảng 7 ngàn tỷ đô-la. Nhưng sự trỗi lên vượt bậc của Trung quốc vẫn chưa làm cho những nhà lãnh đạo quốc gia này vừa ý mà họ muốn nhắm đến đích thực một đại cường quốc về quân sự mà không có quốc gia nào có thể cản được họ.

Trung quốc đã dành 18 % ngân sách cho việc phát triển quân sự mặc dù trên báo chí họ chỉ thông báo con số rất khiêm tốn là 5 %. Để thế giới biết đến mình, kinh sợ mình họ đã không ngần ngại phô trương thế lực quân sự nhất là bằng tầu chiến, tên lửa tầm xa, tầm trung và đặc biệt là hoả tiễn chống tầu chiến từ xa. Cùng với các động thái này, họ khoanh vùng biển cho mình có đặc quyền thống trị một khu vực rất rộng lớn là biển Đông, kể cả những khu vực thuốc lãnh hải Việt Nam, Philipin, Thái Lan v.v…Để nắn gân Mỹ, họ còn cống bố đường lưỡi bò trên biển Đông, nơi đường hàng hải quốc tế mà tầu thuyền xưa nay của thế giới vẫn thường qua lại cũng thuộc quyền kiểm soát của mình.

Để chèn ép Hàn quốc và Nhật ở phía Đông Bắc, họ dùng Bắc Triêu tiên để răn đe kiềm chế hai quốc gia có nền kinh tế mạnh này và vừa qua việc tầu đánh các của họ đâm vào tuầu tuần tra của Nhật rồi ăn vạ Nhật, cưỡng bức bắt Tô-ky-ô phải thả tầu là để dằn mặt Mỹ. Từ gián tiếp đến trực tiếp, họ tổ chức các buổi diễn tập với quy mô lớn với hai mục đích là răn đe các quốc gia nhỏ đang có tranh chấp chủ quyền về biển và lãnh hải nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản như dầu hoả, khí đốt và là khu vực hải sản quý.

Tiến bước hơn nữa đây cũng là việc đưa tay nắn gân cả Hoa kỳ không muốn hạm đội lớn của Mỹ đi lại khu vực mà cho cho là nay thuộc quyền của họ. Nhưng sau những thời gian nhún nhường, kìm chế thì nay Mỹ biết rằng làm như vậy lợi bất cập hại. Vì sao?

Vì mấy lẽ. Một là kinh tế Mỹ vài thập niên qua đã quá chú trọng vào sản xuất công nghệ cao, bỏ đi những nền kinh tế truyền thống như dệt may, hàng nông nghiệp xuất khẩu lúa mì, sản xuất ô-tô, hàng điện tử, đồ y tế hiện đại v.v…mà tập trung nhiều vào khai thác dầu khí và sản xuất vũ khí, tạo cơ hội vàng để Trung quốc trỗi dậy làm mưa làm gió trên thị trường thế giới, đặc biệt thị trườngchâu Âu và lấn át ngay cả trong nước Mỹ. Sự nguy hại đến với Hoa kỳ không chỉ nằm ở vấn đề sự mất cân đối trong cán cân thương mại Mỹ Trung đã lên đến hàng trăm tỷ đô-la hàng năm hay do các hàng nhu yếu phẩm của Trung quốc đang tràn lan thao túng trên thị trường Hoa Kỳ thế giới đang đe doạ kinh tế quốc gia này như những công nghệ sản xuất đồ dùng gia đình, nhu yếu phẩm, nông nghiệp mà ngay cả đến sản xuất ô-tô đây sẽ là xuất máy bay, vũ các loại vũ khí hiện đại của khí của Trung quốc cũng xuất hiện lấn át Hoa kỳ trong một ngày không xa với kỹ thuật chẳng thua kém mà lại rẻ hơn rất nhiều so với các hàng này của Hoa kỳ.

Người ta tự hỏi, nếu Mỹ để Trung quốc qua mặt về vai trò quân sự tại khu vực Đông Nam Á thì có nghĩa là Hoa Kỳ chịu chấp nhận vai trò thứ yếu không chỉ về ảnh hưởng kinh tế mà kéo theo cả vị thế quân sự tại khu vực truyền thống này. Nếu là như vậy Mỹ sao có thể đủ sức thuyết phục, cuốn hút chào bán sản phẩn quân sự được nữa khi mà không có sức răn đe Trung quốc nắn gân mình?

Mỹ hiện nay là chủ hàng lớn nhất trong việc xuất khẩu vũ khí trên thế giới sau đến Nga và Trung quốc luôn. Người ta còn nhớ, hàng năm Hoa kỳ mang về lợi nhuận khổng lồ là 400 đến 500 tỷ đô-la tiền bán vũ khí cho thế giới mà 75 % làlcho các quốc gia tại khu vực Đông nam Á đầy tiềm năng đang lên này. Việc Trung quốc gây sức ép buộc tầu chở sân bay khổng lồ của Mỹ phải bỏ cuộc tập trận với Hàn quốc vừa qua và việc công khai hoá hoả tiễn tầm xa có khả năng diệt tầu chiến ở cự ly hàng ngàn cây số đã khiến Mỹ đặc biệt lo ngại và không khỏi giật mình. Nghiêm trọng đến mức mà Trong chương trình truyền hình The Apprentice của đài ABC ngày hôm qua (18/11), ông trùm bất động sản và giải trí Donald Trump phải thốt lên rằng “người Trung Quốc đang cười vào mũi Mỹ và rằng nước Mỹ đang không được tôn trọng”. Ông nói: “Tôi đang làm ăn với nhiều người Trung Quốc và họ đang cười vào mũi chúng ta. Họ cảm thấy chúng ta là những tên ngốc và đất nước chúng ta đang được dẫn dắt bởi những tên ngốc“.

Nhà tỉ phú 64 tuổi cho rằng Mỹ đã bỏ qua tội thao túng tiền tệ của Trung Quốc. Ông này đã ví hành động đó của Trung Quốc giống như tội “giết người”. “Tôi tin là tất cả mọi người đang xâu xé nước Mỹ “.Đây chính là nguyên nhân lớn nhất buộc tổng thống Obama và ngoại trưởng bà Clinton phải xuất hiện liên tục và đưa ra những cam kết có tính kiên quyết khẳng định vai trò ảnh hưởng lớn mạnh của mình ở khu vực Đông nam Á và Thế giới hiện nay. Cuộc phô trương có tính quyết định của Mỹ tại hội Hà Nội vừa qua và ở Nam Hàn mấy ngày này là câu trả lời đánh thép của quốc gia này.

Nhiều người cho rằng quốc tế đã quá chú ý về xuất khẩu vũ khí của Mỹ và Nga mà quyên không biết rằng hiện nay Trung quốc là quốc gia đứng hàng thứ ba sau hai quốc gia này về xuất khẩu vũ khí hiện đại và vũ khí thông thường như hoả tiễn tầm trung, tầm ngắn, tên lửa vác vai, súng bộ binh, xe tăng và ngay cả máy bay chiến đấu hhiện đại tàng hình, máy bay không người lái v.v…tổng số tiền thu về dù không được kiểm chứng nhưng ước đoán là vào khoảng 30 tỷ đô-la, một con số khổng lồ khiến Pháp, Anh, Đức và Nga Mỹ cũng phải giật mình.

Người ta đặc biệt chú ý đến một hợp đồng lớn giữa Trung quốc và Pakitan vừa được chính Tư lệnh Không quân Pakistan – ông Rao Qamar Suleman hôm qua (18/11) tiết lộ, nước này vừa mua một loạt tên lửa của Trung Quốc để trang bị cho 250 chiếc chiến đấu cơ JF- 17 Thunder của họ. Phát biểu trên tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, Tướng Suleman cho biết, các hệ thống Radar và tên lửa điều khiển tầm trung SD-10 sẽ được sử dụng trên những chiếc máy bay chiến đấu do hai nước phối hợp sản xuất. Và mới đây người ta cũng đã tìm thấy rất nhiều vũ khí được cả đôi bên chính phủ và lực lượng du kích ở các nước Nam phi là xuất xứ từ Trung quốc. Bởi thế, Mỹ và Nga, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á đang rất quan tâm theo dõi sát về vấn đề này, đặc biệt là Nhật Bản và Nam Triều Tiên nước nằm bên cành Trung quốc và đang có tranh chấp về lãnh hải và đảo biển.

TT Obama thăm Ấn Độ

Thực ra Trung quốc không phải bây giờ sợ sức mạnh quân sự Mỹ mà sợ chính là sự liên kết lại của các quốc gia Đông Nam Á và khu vực để chặn sự bành trướng của họ. Cụ thể là trước sự đe doạ có thật khi thấy tầu chiến Trung quốc hung hăng bắt tầu đánh cá của Việt Nam và các nước ở khu vực này thì Việt nam và các nước Aisan đã tự nhiên giang tay kết nối thành một khối kinh tế tách dời khỏi ảnh hưởng Trung quốc và bắt đầu từ liên kết kinh tế nay có cả liên kết về mặt quân sự.

Hội nghị các quốc gia Đông Nam Á mở rộng tại Hà Nội đã là keo dính chặt các quốc gia Đông Nam Á lại với nhau trong một quyết tâm chung đưa vấn đề tranh chấp biển Đông ra tầm cỡ quốc tế chứ không theo sách lược đơn phương giữa Trung quốc và từng quốc gia có tranh chấp chủ quyền. Tiếp theo đó là hàng loạt quốc gia khu vực này tân trang mua sắm vũ khí để đối phó với tình trạng hung hăng quá mức của Trung quốc. Người ta đánh giá một trong những thành công lớn nhất của ngoại giao Việt Nam chính là tại Hội nghị các quốc gia đông Nam Á mở rộng vừa qua được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam đã đưa vấn đề an ninh biển Đông lên bàn giải phẫu quốc tế và và chuyuển hoán từ đối thoại song phương với Trung quốc nay trở thành đối thoại tập thể, có tính quốc tế với người khổng lồ này, tạo quan hệ chặt chẽ giữa giữa khối Aisan và Mỹ, Nhật bản, Hàn quốc và nay có cả Úc và Newwzeland cùng tham gia.

Rõ ràng Trung quốc đang trơ trọi giữa một khối vững mạnh chứ không còn như hình thái mấy tháng trước đó họ ngang dọc, muốn làm gì thì làm. Trước hình thái mới, cho dù Trung quốc có cố tình đẩy nhanh khả năng quốc phòng khổng lồ của mình nhưng khi vấp phải một khối liên kết vững mạnh này thì họ thấy phải chồn tay, lạnh gáy chứ không còn như trước nữa.

Như vậy, Trung quốc đã thực sự thất bại trên mặt ngoại giao và nay đang chịu mũi dùi của quốc tế vào các vấn đề an ninh hàng hải ở khu vực đầy nóng bỏng này. Từ bị ép về ngoại giao, quân sự nay Trung quốc bắt đầu bị sức ép mạnh hơn về kinh tế. Mặc dù họ luôn cổ xuý cho tự do mậu dịch với các quốc gia nhưng cánh cửa nay đang khép hẹp lại và có nguy cơ bị tẩy chay do các hàng rào cản mậu dịch mà các quốc gia đang đưa ra mà đứng dầu là Hoa kỳ sau đó là lần lượt các nước ở châu Âu và các quốc gia Đông Nam Á. Vì thế, đứng trước vấn đề sống còn của Trung quốc vào những năm tới đây, các nhà lãnh đạo Trung quốc giờ đang áp dụng sách lược mới đó là “ẩn mạnh, phô yếu”.

Người ta rất chú ý đến các bài phát biểu của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đang có khả năng đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung quốc tới đây, khi hôm qua (15/11) đã tuyên bố, một đất nước Trung Quốc ổn định và thịnh vượng không phải là một mối đe dọa cho bất kỳ nước nào mà ngược lại còn đem đến cơ hội phát triển cho nhiều nước khác. Trong bài phát biểu về nền kinh tế Trung Quốc và mối quan hệ của nước này với thế giới bên ngoài tại lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Singapore, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc vẫn là một đất nước đang phát triển cho dù GDP của nước này được dự đoán sẽ đạt mức cao thứ nhì thế giới trong năm nay. Ông đã cố gắng đưa ra những con số để thuyết phục mọi người không nên sợ Trung quốc mạnh hiện nay khi cho rằng, GDP trên đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 1/10 so với của Singapore và chỉ xếp thứ 100 của thế giới. Sự phát triển của Trung Quốc vẫn “chưa cân đối, chưa đồng bộ và ổn định và chúng tôi sẽ phải nỗ lực trong nhiều năm nữa mới tiến tới được trình độ hiện đại và mang lại được một cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng cho toàn thể nhân dân Trung Quốc.”

Những lời phát biểu nhũn nhặn như con chi chi của vị Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người có khả năng kế vị ông ôn-Gia-Bảo lãnh đạo nước Trung hoa tới đây là:

Theo lời ông Bình “Trung Quốc theo đuổi con đường phát triển hài hòa, đồng bộ và khoa học ở bên trong song song với con đường phát triển hợp tác, hòa bình và cởi mở ở bên ngoài. Sự phát triển hơn nữa của Trung Quốc sẽ chỉ đem lại thêm nhiều cơ hội hơn cho thế giới, cụ thể là các nước láng giềng.”

Nhưng những lời của nhà lãnh đạo vốn được mệnh danh là bảo thủ, cứng rắn này dù có mền đến mấy cũng vẫn không làm hài lòng lãnh đạo các quốc gia lân bang và người ta đã cảnh giác ngay sau khi ông Bình phát biểu những lời trấn an này lại là việc họ đưa tầu chiến hiện đại đến vùng biển đang tranh chấp với Nhật bản, bất chấp phía Nhật lên án.

Hàng loạt báo chí Nhật và các nước đãđăng tin về chuyện ngày 18/11/2010 thì báo chí các nước liên tục đăng bài và ảnh về cuộc ra mắt của tầu chiến hiện đại Trung quốc đang tiến về vùng biển tranh chấp với Nhật. Theo báo chí Nhật Bản, hôm nay, tàu tuần tra hiện đại của Trung Quốc có khả năng mang theo máy bay trực thăng đã bắt đầu chuyến hành trình từ tỉnh Quảng Đông ra vùng biển phía đông đang tranh chấp với Nhật Bản.

Người ta đặc biệt quan ngại dấu hiệu cho thấy một mặt trong lời nói thể hiện “ẩn mạnh, phô yếu”, nhưng mặt kia thì họ đang tăng nhanh cuộc chạy đua vũ trang nhất là đầu từ vào hải quân và Hoả tiễn tầm xa, như hình ảnh con tầu Yuzheng 310 nặng 2580 tấn là tàu tuần tra hiện đại nhất của Trung Quốc được trang bị những công nghệ rất tinh vi. Nhữngnăm tới đây Trung quốc chắc chắn sẽ ra mắt hàng loạt những con tầu như vậy thậm chí còn lớn mạnh hơn, tối tân hơn. Và nay, chẳng riêng gì Hoa Kỳ, các nước châu Âu mà cả nước Nga cũng buộc phải cảnh giác đối phó với một Trung quốc ngạo nghễ.

Người ta cũng đặc biệt chú ý đến chuyến công du của tổng thống Mỹ đến Ấn-độ mới đây và báo chí Mỹ đã không ngần ngại nói thẳng ra rằng: “Chuyến công du đến Ấn Độ của Tổng thống Obama là một bằng chứng cho thấy, trọng tâm chiến lược của Mỹ đang chuyển từ Bắc Kinh sang Delhi.”

Sự lo lắng về một Trung quốc quá mạnh và hung hăng hiện nay đã khiến cho thế giới phải có sự đổi thay và điển hình là hàng loạt các mối bang giao ký kết giữa Nga và Hoa kỳ, giữa Hoa Kỳ và Ấn độ và mới đây là khối NATO với Nga chính là hồi chuông cảnh báo của thế giới về một Trung quốc hùng mạnh và ngão nghễ chăng? Tất nhiên những dấu hiệu Mỹ Nga, Ấn, Nhật, Hàn và NATO xích lại gần nhau đang khiến cho Trung quốc buồn và vì thế việc xuống thang trong chính sách của Trung quốc từ phô trương sức mạnh, nắn gân các nước nay chuyển sang sách lược ” ẩn mạnh, phố yếu” là lẽ đương nhiên. Nhưng có điều con mãnh hổ đầy sức mạnh đó dù có co thân ngồi đó thì cái móng vuốt nhọn vẫn không giấu được đi sau lớp lông dầy.

Ngày 21 tháng 11 năm 2010.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

Dự luật nhân quyền ‘chế tài quan chức VN’?

Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ có thể xem xét một dự luật nhằm trừng phạt các cá nhân đã và đang lạm dụng nhân quyền tại Việt Nam.

Ông Cao Quang Ánh từng tới Hà Nội trong nhiệm kỳ dân biểu. Ảnh: BBC

Mục đích dự luật nhắm tới những người bị xem là đồng lõa trong việc vi phạm nhân quyền đối với công dân Việt Nam, hoặc thân nhân của họ.

Dự luật có tên là “Ðạo luật chế tài (vì) vi phạm nhân quyền ở Việt Nam” được trình Hạ viện bởi dân biểu Mỹ gốc Việt đầu tiên, Nghị sĩ Cao Quang Ánh và năm nghị sĩ khác tại Hạ viện là Ileana Ros-Lehtinen, Christopher Smith, Frank Wolf, Ed Royce và Loretta Sanchez.

Dự luật cũng được ba Thượng nghị sĩ Sam Brownback, John Cornyn và Richard Burr trình lên Thượng viện.

Văn bản trích dẫn điều được mô tả là ‘nhiều vi phạm nhân quyền mà chính phủ Việt Nam gây ra đối với công dân Việt Nam’ và tìm cách áp đặt lệnh trừng phạt đối với cá nhân đồng lõa.

Trừng phạt ‘có mục tiêu’

Các biện pháp trừng phạt bao gồm cả việc bác thị thực (visa) hoặc thanh trừng các giao dịch tài chính hoặc mua bán bất động sản ở Hoa Kỳ, thông cáo của dân biểu Cao Quang Ánh cho hay.

Thông cáo nói tiếp: “Kể từ khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “Các nước Quan ngại Đặc biệt ” vì vi phạm tự do tôn giáo trong năm 2006, giới lãnh đạo chính phủ Mỹ nhận thấy rằng thực trạng nhân quyền tại Việt Nam liên tục xấu đi.”

Thông cáo dẫn lại lời Ngoại trưởng Hillary Clinton trong chuyến thăm Việt Nam gần đây rằng: “Hoa Kỳ vẫn còn quan ngại về việc bắt giữ và kết tội người cho bất đồng chính kiến ôn hòa, tấn công vào các nhóm tôn giáo, chế ngự tự do Internet, bao gồm cả các blogger”.

“Những người bị quấy rối bao gồm các luật sư, nhà báo, blogger, các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền, giới lãnh đạo công đoàn độc lập….”

Thông cáo trên trang của Dân biểu Cao Quang Ánh nói: “Thật không may việc Việt Nam trấn áp công dân của mình, đặc biệt là trong năm qua, cho thấy sự cần thiết phải có hành động có mục tiêu cụ thể hơn của Hoa Kỳ.”

Dân biểu Ánh, người sẽ rời nhiệm sở ngày 02 tháng Một tới, cho biết ông sẽ “thúc đẩy mạnh mẽ” để thông qua Đạo luật Thanh trừng Nhân Quyền Việt Nam trước khi quốc hội khóa 111 nghỉ để bàn giao trong tháng 12.

Trên trang web của Dân biểu Cao Quang Ánh cũng có thông cáo đề ngày 22 tháng 11 theo đó ông chủ xướng đề xuất Đạo luật 2010 Cổ vũ Dân chủ cho Việt Nam.

“Giành được việc chuẩn thuận của quốc hội cho Đạo luật 2010 Cổ vũ Dân chủ cho Việt Nam sẽ là ưu tiên hàng đầu trong những ngày cuối cùng của tôi trong văn phòng,” ông Ánh nói.

Nguồn: BBC

Những nữ lưu mang khí phách Trưng Vương

Phạm Thiên Thơ

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng công
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ gót chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên Biên Thành
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta …
Đó là những câu thơ trong cuốn Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng còn vang vọng trên hơn 2000 năm lịch sử.

Ai là những phụ nữ sống trong những hoàn cảnh nhiễu nhương, cha anh hay chồng con bị giam cầm, khốn quẩn trong tù lao, đến thân mạng và trí óc dần đi đến kiệt quệ suy tàn! Chắc lòng sẽ luôn quặng đau, nước mắt hàng ngày không khỏi nhỏ trên từng chén cơm khi người thân yêu nhất trong đời đang bị khổ nhục trăm bề trong vòng lao lý của bạo quyền?

Người phụ nữ việt nam hôm nay thực sự đang gánh chịu mọi hoàn cảnh đau thương chung với gia đình và đất nước.

Vụ bắt bớ giam cầm TS. Luật sư Cù Huy Hà Vũ mới đây đã dấy lên xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Đây có thể nói là đòn thù được tung ra tới tấp qua sự tọa rập của một số nhân vật có chức quyền nhưng đã làm những điều sai trái, đã từng bị Luật sư Cù Huy Hà Vũ lên tiếng khiếu kiện, tố cáo như Nguyễn Tấn Dũng, Lê Thanh Hải, Vũ Hải Triều v.v… Đòn thù này được Bộ công an tiếp tay giàn dựng kịch bản bôi nhọa thanh danh, đàn áp và bỏ tù TS. Cù Huy Hà Vũ.

Đòn thù này tỏ ra qúa ấu trĩ, chỉ lộ rõ thêm bản chất cuồng ngạo của đảng CSVN với những khẩu hiệu luôn huênh hoang từ trước đến nay như “Đảng CSVN quang vinh muôn măm’’, luôn tự cho mình là cha thiên hạ, hành xử mù quáng theo thói các bạo chúa phong kiến thời xa xưa muốn giết hại ai thì cứ một mực thẳng tay tàn hại người mà không còn coi đạo đức, phẩm gía con người ra gì nữa! Những trò vu oan gía họa cho những người lương thiện nay đã trở thành thuộc tính của giới công an. Qua các vụ Bát Nhã, Đồng Chiên, Cồn Dầu… đã chứng minh cho thấy đảng, nhà nước và bộ phận công an đã luôn chà đạp lên mọi gía trị đạo đức và nhân phẩm của con người. Ngày nay không còn ai lạ gì công an luôn diễn trò cấu kết với giới côn đồ xã hội đen để đánh đập, đàn áp người lương thiện. Gắp lửa bỏ tay người, vừa ăn cướp vừa la làng là nghề của đảng, nhà nước và công an ta hôm nay.

Công an mà lại hiếp người thế cô như TS. Cù Huy Hà Vũ thì hỏi công lý dưới gầm trời này có còn không? Luật pháp và luơng tri con người đã được bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ TS. Cù Huy Hà Vũ nêu qúa rõ qua cuộc nói chuyện với đài Chân Trời Mới. Riêng báo CAND Online trong nước thì ngược lại tung chiến dịch bôi bẩn TS Cù Huy Hà Vũ với những lời lẽ đầy hằn học để mở màng cho các tờ báo khác theo khuôn phép đảng và nhà nuớc nhại lại (Phải gọi là khuôn phép mới diễn tả chính xác hơn là “lề phải’’). Ai mới thật là kẻ vi pháp, thách thức mấy những người có tên trong đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Dương Hà cũng không hề dám ló mặt ra truớc một tòa án phân gải sự công bằng, được đông đảo mọi người tự do đến lắng nghe. Người viết tin rằng sẽ có ngàn ngàn lớp lớp người đến chứng kiến, chưa kể vô số các ký gỉa phóng viên nước ngoài đến nữa! Liệu trò gắp lửa bỏ tay người, vừa ăn cướp vừa la làng của đảng, nhà nước và công an ta có hiện nguyên hình hay không? Ai đời có người ngu dại tự đào hố chôn mình bao giờ! Nên một toà án đòi trả lại sự công bằng, nhân phẩm và đạo đức cho TS. Cù Huy Hà Vũ chỉ có đối với những ai biết thượng tôn pháp luật, việc có thể thực hiện dể dàng trong một xã hội dân chủ và pháp trị nhưng dưới chế độ CHXHCNVN thì bất khả thi vì những kẻ cầm quyền luôn độc tài, luôn ngồi xổm trên luật pháp, còn ra sức trù dập, chà đạp lên tất cả những đòi hỏi tối thiểu nhất về quyền làm người.

Năm 40 Hai Bà Trưng khởi binh ở Châu Phong, xa gần hào kiệt khắp nơi đều đứng lên hưởng ứng. Đa số các nữ tướng theo Trưng Vương đều có chung những hoàn cảnh như cha anh hay chồng con đều bị tên thái thú Tô Định bắt bỏ tù và giết hại. Trong hoàn cảnh này thì giới nữ lưu đã trở thành trụ cột chính gánh đỡ cho gia đình và vận nước đang hồi nghiêng ngã. Xã hội nước Việt ta thời kỳ cách nay trên 2000 năm tôn trọng nữ quyền rất rõ rệt, không những bình đẳng với nam giới mà còn trội xuất, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề khi người nam thiếu vắng trong gia đình. Nhất là trong những cơn nguy nan của gia đình và đất nước đứng trước sự cai trị bạo ngược tham tàng của nhà Hán. Với chính sách đồng hóa, buộc người Việt phải theo phong tục tập quán và tín ngưỡng Khổng giáo thì xã hội tôn trọng nữ quyền đã dần biến mất, thay vào đó người phụ nữ bị hoán chuyển vào chốn phòng the như những kẻ bị giam lỏng, tuy không đến nỗi qúa khắc khe, bạc đãi như các xã hội Hồi giáo nhưng nếp sống văn hóa trọng nam khinh nữ đã dần hình thành theo Tàu từ đó.

Ngày nay trong kỷ nguyên mới này, thời đại mà thế giới văn minh đã luôn đề cao “nam nữ bình quyền’’ với những Tuyên ngôn và Công ước Quốc tế về Quyền làm người, thì trên 2000 năm trước nước Việt ta đã chứng tỏ điều đó trong thời Bà Trưng, Bà Triệu. Đây có thể nói là một phần tinh hoa của ý thức mẫu hệ, những giá trị đạo đức, nhân phẩm mặc nhiên đã là những ý thức nội tại, tự giác khi người Việt biết sống thương yêu nhau. Tình yêu đúng nghĩa tự nó mang đến sự tương kính lẫn nhau, không phân biệt nam nữ, nghèo hèn. Nhưng khốn thay trên một ngàn năm Bắc thuộc, người Tàu đã tìm cách đánh phá, triệt tiêu tình thương yêu đoàn kết của dân tộc Việt ta, tìm cách đồng hóa, nô lệ hóa dân tộc ta bằng thứ văn hóa du mục, trọng nam khinh nữ. Thứ văn hóa du mục này được Khổng giáo chăm chước để áp dụng vào xã hội Trung Hoa tạo nên một thứ tôn ti đẳng cấp cứng nhắc, trước tiên nhằm phục vụ, cũng cố quyền lợi cho giới vua chúa, quan lại, còn dân thường thì luôn bị khinh rẻ, bỏ quên!

Khôi phục lại sử hồn trên 2000 năm thời Trưng Nữ Vương, cho ta thấy gía trị bình đẳng giữa nam và nữ. Khi tình thương yêu thực sự có trong mỗi người Việt thì thứ văn hóa cổ hủ, trọng nam khinh nữ, phân chia đẳng cấp, mang tính áp đặt của Tàu được tiếp tay qua các thể chế chính trị như chế độ CSVN hôm nay sẽ không thể tồn tại.

Đạo đức, nhân phẩm và sự tự do nơi mỗi con người phải được khôi phục. Những nữ lưu như Nguyễn Thị Dương Hà, Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Thị Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lê Thị Công Nhân, Lê Thị Kim Thu, Hồ Thị Bích Khương v.v… đã tỏ khí phách vào thế hệ Trưng Vương mới. Quyền sống và quyền làm người của các bà, các cô đang đấu tranh buộc nhà cầm CSVN phải tuyệt đối tôn trọng. Không thể để CSVN học mãi thói hung tàn nơi đàn anh Bắc triều của chúng.
Thế hệ Trưng Vương hôm nay đang thổi một luồng gió lớn vào tận đáy cùng sâu thẳm xã hội, từ đây cho tới ngày đất nước Việt Nam quang phục lại những truyền thống thương yêu và đoàn kết như những người con cùng chung bọc mẹ Âu Cơ. Ý thức công dân cần trưởng thành để biết lên án những kẻ độc tài đang ra sức đàn áp bắt bớ giam cầm những tiếng nói chân chính vì công lý, vì sự thật, vì quyền lợi sống còn của dân tộc và đất nước qua những vụ cho Tàu khai thác bauxite tại Tây Nguyên, cho nước ngoài thuê rừng canh tác, yếu hèn im lặng trước những ngang ngược cướp bóc, đánh đập, giam cầm và còn đòi tiền chuộc của lính Tàu đang trấn đóng tại Hoàng Sa đối với ngư dân Việt Nam, đến những dự án vĩ cuồng về đường cao tốc, những lối kinh doanh với vô số dự án hổn độn dẫn đến phá sản của các chức ngành quốc doanh như Vinashin… tất cả đều là những sai lầm do thiểu số cầm quyền của chế độ độc tài đảng trị, đang di hại dài lâu đến đất nước và đến nhiều thế hệ mai sau, cần phải chấm dứt và thay đổi hẳn chế độ hiện hành. Khi tâm thức người dân mỗi ngày một trưởng thành, đều nhận thấy việc nhà cầm quyền nếu còn tiếp tục đàn áp các tiếng nói tự do dân chủ tức là còn cố ý ngăn chận tiến trình dân chủ hóa và phát triển đất nước, để dân tộc ta cứ mãi suy yếu, không đủ nội lực chống trả lại mọi cuộc xâm lăng và đồng hóa của Bắc triều, có nghĩa là nhà cầm quyền CSVN còn u mê nối giáo cho giặc thực hiện công cuộc xâm chiếm và đặt Việt Nam vào qũy đạo đô hộ của Bắc triều thì đó cũng là lúc toàn dân Việt Nam phải lên tiếng buộc đảng và nhà nước CSVN phải dứt khoác chọn lựa giữa hai con đường là: Đi theo tiến trình dân chủ hóa đất nước hay phải tìm đường chạy theo các thái thú Tàu về mẫu quốc Trung Hoa. Nếu không thì phải nhận lấy những hậu qủa trước làng sóng cách mạng, trước tòa án quốc dân và lịch sử.

Thế hệ Trưng Vương hôm nay đòi nhà cầm quyền CSVN phải trả lại tự do, đạo đức và nhân phẩm cho mọi người, chấm dứt hẳn một xã hội đầy đẳng cấp, bạo hành theo quái thai “Định hướng xã hội chủ nghĩa’’ để mọi người dân đều bình đẳng, nam nữ đều có quyền sống như nhau. Từ đó Việt Nam sẽ quang phục lại bản sắc yêu thương hài hòa những gì đã trãi dài suốt ngàn năm lịch sử mà không cần phải đeo mang một gánh nặng qúa ê hề với thứ văn hóa du mục của Hán tộc đã kềm hảm sự trưởng thành của Việt Nam trên đường hội nhập với thế giới văn minh nhân bản.

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Vinashin – Trả nợ năm nào, bao nhiêu,


Con tàu ma Vinashi do tập đoàn quốc doanh quản lý chưa kịp ra khơi vùng vẫy trước sóng gió đã vội đắm ngay trước bãi đóng tàu của mình để lại tờ di chúc với khoản nợ khổng lồ (100.000 ngàn tỷ đồng) cho người dân lao động nghèo Việt Nam giải quyết!

Trong buổi chất vấn của đại biểu quốc hội Việt Nam về việc thanh toán món nợ hàng trăm ngàn tỷ đó, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một người đứng đầu trong chính phủ đã phát biểu: ” Trả nợ năm nào, bao nhiêu, thì thưa các đồng chí: Tôi không làm được điều đó, mong các đồng chí thông cảm!” Ôi! Lời phát biểu đầy ấn tượng của vị lãnh đạo đất nước! “Tôi không làm được điều đó…!” Xin thưa, nếu ông không làm được, thì tại sao ông còn ngồi ở cái cương vị của người lãnh đạo chính phủ? Và, “Mong các đồng chí thông cảm!” Hahaha!!! Giời ạ! Cứ như là vỡ kịch hề “Táo quân về trời” vậy đó!
Đồng bào ơi! Đồng bào hãy thông cảm cho ông thủ tướng bởi vì việc quản lý kinh tế không phải là khả năng của ông ấy!

Vâng, kính thưa ông thủ tướng! chúng tôi có thể thông cảm cho ông, nhưng ai thông cảm cho hàng triệu người dân lao động nghèo đây? Ai sẽ là người còng lưng ra để gánh những món nợ khổng lồ mà các ông đã phè phởn tiêu xài phung phí vô tội vạ trên con tàu đầy nước mắt Vinashin? Không ai xa lạ hết, đó là tầng lớp lao động nghèo Việt Nam! Rồi, các ông lại đề xuất tái cơ cấu tổ chức cho cái con tàu ma đó trong khi các ông còn không biết là phải mất bao lâu mới có thể trả hết số nợ hàng trăm ngàn tỷ đồng đó! Chúc may mắn các đồng chí bôn-sơ-vich kính yêu!

Văn hóa lãnh đạo của quan chức Việt Nam đâu rồi? Hãy tự dũng cảm nhận lấy lổi lầm của mình và tự xin từ chức để chứng tỏ mình là một chính khách dám làm và dám chịu! Nhưng, thôi! Ở Việt Nam thì làm gì có văn hóa lãnh đạo chứ! Làm sai thì rút kinh nghiệm để lần sau làm sai cái khác! Thông cảm cho nhau là chính mà!

Ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa đủ tư cách là người phải đứng ra chịu trách nhiệm cho toàn bộ sự thất bại này. Chúng ta cần nên nhớ rằng đảng lãnh đạo tất cả, vì vậy, toàn bộ trung ương đảng cộng sản Việt Nam cùng với 15 tên ủy viên trong bộ chính trị là những kẻ phải chịu trách nhiệm trước toàn dân.

Đại biểu quốc hội sẽ làm được gì khi mà các vị đang bị khống chế bởi đảng cộng sản Việt Nam? Xin hỏi các vị đại biểu rằng quốc hội có phải là cơ quan quyền lực cao nhất đúng theo hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hay là đảng cộng sản là cơ quan có quyền lực hơn cả quốc hội? Kiến nghị của các vị cũng giống như kiến nghị của những người dân oan nghèo! Sẽ bị quăng vào sọt rác và không ai thèm đếm xỉa đến bởi quyền lực tối thượng đang trong tay đảng, mà lãnh đạo đảng là các vị kính yêu trong bộ chính trị trong đó có ông thủ tướng! Chịu thua chưa?

Nếu vẫn còn đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước, thì hàng trăm ngàn con tàu kinh tế như con tàu Vinashin sẽ từ từ ký vào giấy khai tử và hơi sức đâu mà chất vấn chính phủ làm gì!

Buồn!

Nông Đức Dân

http://thangnongdan.blogspot.com/2010/11/thu-tuong-nguyen-tan-dung-vinashin-tra.html

Ðộc tài là tai họa lớn nhất

Ngô Nhân Dụng

Bắc Hàn mới bắn trọng pháo sang một tiền đồn của Nam Hàn trên hòn đảo Yeonpyeong phía dưới vùng phi quân sự, làm hai binh sĩ miền Nam thiệt mạng. Hành động khiêu khích này chắc sẽ không gây lại một cuộc chiến tranh mới trên bán đảo Triều Tiên, đã ngưng từ năm 1953.

Cũng như hồi đầu năm nay, Bắc Hàn đã đánh chìm chiến hạm Cheonan của hải quân miền Nam, lần nào chính quyền Bình Nhưỡng đoán trước Hán Thành sẽ không phản ứng mạnh cho nên lâu lâu lại đánh trộm một lần. Chết người, nhưng họ đâu có quan tâm đến mạng con người?

Tại sao Kim Chính Nhật lại có những hành động khiêu khích mạo hiểm như vậy? Lỡ chiến tranh tái phát thì sao? Cả hai vụ gây hấn trên đều có mục đích, vì lý do nội bộ của chính quyền cộng sản miền Bắc. Chủ tịch Bắc Hàn đang bệnh nặng, không biết lúc nào sẽ chết. Ông muốn nâng cậu con trai út Kim Vĩnh Ân lên để nay mai nối ngôi vua mà ông bố đã được ông nội truyền cho. Nhưng cậu trẻ quá, sợ bá quan trong triều không phục. Phải cho cậu thi hành mấy công việc gây sôi nổi khắp thế giới, rồi để cậu điều khiển triều đình trong công tác ứng phó. Gây ra hai vụ giết người, để cho Kim Vĩnh Ân nhân dịp này đứng ra kiểm điểm thái độ, hành vi các tướng lãnh một cách chặt chẽ hơn, chuẩn bị cho cậu nắm đầu quân đội. Cậu Út đã được phong lên làm đại tướng và nhậm chức phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Ðảng. Một chính quyền cộng sản độc tài có thể gây ra những biến cố làm thế giới lo sợ, thị trường chứng khoán tụt xuống, chỉ vì ông chủ tịch nhà nước cần củng cố địa vị của cậu quý tử!

Nhưng tại sao chính phủ Nam Hàn không phản ứng mạnh mẽ hơn những lời tố cáo trước dư luận? Bởi vì Nam Hàn, ngược lại, là một nước dân chủ. Chính quyền một nước tự do dân chủ sẽ phải lắng nghe ý kiến dân chúng. Các nhà lãnh đạo Nam Hàn biết là dân chúng không ai thích chiến tranh. Ai muốn chiến tranh tái diễn để bao tài sản tích tụ được sau nửa thế kỷ xây dựng kinh tế bị phá tan tành? Ai muốn chịu đựng cảnh hàng triệu dân Bắc Hàn chạy xuống miền Nam tị nạn khi chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ? Thà rằng một chính quyền phải nhịn nhục trước một vụ gây hấn nhỏ còn hơn là để cho toàn dân chịu lầm than.

Cái khác nhau giữa dân chủ và độc tài là như thế.

Nhưng trên đây là chuyện thời chiến tranh, hai miền Nam Bắc Cao Ly trên nguyên tắc vẫn còn trong tình trạng lâm chiến vì sau khi ngưng tiếng súng vẫn chưa có một hiệp ước nào thiết lập hòa bình.

Ngay trong tình trạng bình thời, chúng ta cũng có thể thấy các chế độ dân chủ và độc tài hành xử khác nhau trên nhiều phương diện. Thí dụ như khi đối phó với các tai họa, do con người gây ra hay những thiên tai. Các chính quyền dân chủ thế nào cũng lo trước cho dân dễ tránh tai họa, và lo sửa chữa các chính sách để phòng ngừa tai họa đến sau. Vì họ sợ nếu sơ suất sẽ rất dễ bị mất phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới. Thế nào trước khi bỏ phiếu người dân cũng biết là các “cụ bên trên” có lo việc đề phòng tai họa cho đất nước hay không. Thế nào dân cũng biết các cụ có làm gì hay không để sửa đổi các điều sơ suất đã mắc phải. Tại sao dân biết? Vì có báo chí tự do, ai cũng có quyền phát biểu, không giấu diếm được.

Còn những chế độ độc tài thì khác. Thường họ kêu la rất lớn khi tai họa xẩy ra (để xin thế giới cứu trợ), nhưng sau đó họ rất mau quên, dần dà quên luôn, đâu lại vào đó! Ký sau có tai họa, cả thế giới lại lo cứu trợ! Những vua chúa độc tài không cần biết dân nghĩ gì! Dân đang khen họ hay là đang chửi, cũng không ảnh hưởng gì đến ngôi vị họ đang ngồi cả. Vì dân đâu có được tự do bỏ phiếu bầu thủ tướng hay tổng bí thư!

Chỉ cần nhìn vào cảnh tượng khi tai họa xẩy ra, chúng ta biết chính quyền loại lo cho dân chúng nhiều hơn. Hãy nói chuyện thiên tai, tai họa do Trời sinh; vì có thể giả thiết rằng ông Trời không có phân biệt chế độ tự do hay độc tài khi ông gây ra bão lụt hoặc động đất!

Tháng 8 năm 2007, trận bão Dean, cấp 5, thổi vào vùng bán đảo Yucatan, Mexico bên bờ Ðại Tây Dương, với tốc độ từ 200 đến 250 cây số một giờ. Trận bão biển này được đặt tên “El Gigante,” (Ông Khổng Lồ) trước đó đã làm 12 người chết khi đi qua các hòn đảo vùng Caribbean! Cuối cùng, tại Yucatan thiệt hại về tài sản lên tới 400 triệu đô la Mỹ nhưng chính quyền cho biết không một người dân nào bị thiệt mạng.

Gần một năm sau, vào tháng 5, 2008, một trận bão cấp 5 tương tự đã kéo vào nước Miến Ðiện (Myanmar). Bão được đặt tên là Nargis thổi từ Vịnh Bengal vào vùng châu thổ sông Irrawaddy phía Nam Miến Ðiện với tốc độ chưa tới 200 km một giờ, cuối cùng đã làm cho gần 200,000 người dân Miến thiệt mạng.

Nhiều người sẽ trách ông Trời thiên vị, thương dân Mexico mà không yêu dân Miến Ðiện. Nhưng nếu nhìn cho kỹ, hiểu cho sâu, chúng ta sẽ thấy thủ phạm gây ra tai họa của dân Miến là con người, chứ không thể đổ hết tội cho Trời.

Ngay khi nghe tin bão, tổng thống Mexico, ông Felipe Calderón bỏ ngang một cuộc họp với Tổng Thống Mỹ Gorges W. Bush và Thủ Tướng Canada Stephen Harper tại tại Quebec để bay về nước. Cảnh sát được điều động tới 100 ngôi làng để “xua đuổi” dân di tản tránh bão, vì nhiều người không muốn đi; những người khác lo ngăn ngừa nạn cướp bóc, hôi của nhà cửa bị đổ hay khi dân chạy lánh nạn. Công ty dầu lửa quốc gia Petroleos Mexicanos đã đóng cửa tất cả các giàn khoan dầu ở ngoài khơi và đưa tất cả các nhân viên cùng công nhân vào đất liền tị nạn trước khi bão đồ tới. Tất nhiên, các du khách ở Cancun là những người được di tản sớm nhất, hy vọng sẽ có ngày họ trở lại!

Tại sao trận bão tấn công Miến Ðiện lại làm chết nhiều người như vậy? Một lý do chính là người dân không chuẩn bị phòng chống bão, người ta nói cả 500 năm mới có một cơn bão lớn như vậy. Nhưng nguyên nhân chính là do chính quyền Miến Ðiện không quan tâm đến tình trạng dân chúng sống ra sao, không thông báo những tai họa sắp đến để hướng dẫn dân chúng đề phòng. Chính quyền quân phiệt Miến tự họ bầu lẫn nhau, cũng không cần dân chúng bỏ phiếu cho họ.

Tai họa lớn không phải là mưa bão mà là nước lụt sau cơn mưa. Ở vùng đồng bằng sông Irrawaddy người dân đã phá rừng và bỏ những đồn điền trồng xoài trong mấy chục năm qua, thay vào đó là những thửa ruộng trồng lúa và nuôi tôm. Chính họ đã phá bỏ những “con đê tự nhiên” ngăn nước lũ tràn về, để cho khi gặp bão thì chạy không kịp nữa, giống như nạn phá rừng ở miền Trung nước ta.

Hầu hết dân chúng trong vùng bị bão không hề biết là tai họa sắp xẩy ra. Không có viên chức nhà nước nào đi báo động với dân. Khi bão sắp đập vào, không cai lo di tản dân đi xa những vùng nguy hiểm, mặc dù cả thế giới có thể trông thấy trước cơn bão đang hướng về phía nào, với tốc độ bao nhiêu.

Chúng ta đang sống trong một thời đại có vệ tinh nhân tạo chụp hình ảnh, thu lượm tin tức, dữ kiện khí tượng từng phút một để cả thế giới sử dụng khi cần theo dõi các trận bão. Chính quyền mỗi nước phải quyết định xem có đầu tư vào việc sử dụng phương tiện đó hay không. Trận bão Nargis này đe dọa cả Ấn Ðộ và Bangladesh. Khác với hai nước kia, Miến Ðiện không có một hệ thống radar để theo dõi và tiên đoán hướng bão sẽ đi tới.

Tại Ấn Ðộ, sáu đài quan sát thuộc sở khí tượng đã loan tin sắp có bão từ 10 ngày trước, liên tiếp suốt từ 27 tháng 4. Nhưng báo, đài nước Miến Ðiện, hoàn toàn do tập đoàn thống trị kiểm soát, chỉ loan tin bão 2 ngày trước khi bão ập vào, mà không phải người dân nào cũng để ý. Tại Bangladesh, có hệ thống các còi hú, có những đài dựng lên làm nơi cho dân thấy mà chạy tới trú ẩn, nhà nước phát trước những bản đồ chỉ đường chạy lánh nạn khi cần. Nhờ thế nên trận bão Sidr năm trước đó chỉ có 3,000 người Bangal thiệt mạng. Nếu Miến Ðiện cũng có một hệ thống như vậy, thì không đến nỗi chất tới 200,000 người! Các nhà quan sát quốc tế gọi đó là “những cái chết không cần phải xẩy ra.”

Những câu chuyện bão lụt trên đây xẩy ra ở Mexico, Myanmar, Ấn Ðộ, Bangladesh, cho thấy tai họa thiên nhiên gây thảm khốc cho con người nhiều nhất ở những nước mà người dân phải sống dưới những chế độ độc tài. Khi những người cai trị không phải do dân bầu lên mà chỉ do trong đảng cầm quyền họ suy cử, bầu bán lẫn nhau mà thôi, thì họ không có “phản ứng tự nhiên” là lo trước các tai họa đe dọa đời sống người dân.

Việt Nam hiện đang sống dưới một chế độ như vậy. Hiện nay trong nội bộ Ðảng Cộng Sản đang diễn ra một cuộc tranh chấp gay go giữa những người muốn sang năm lên thay thế Nông Ðức Mạnh làm tổng bí thư, có thể kiêm luôn chức chủ tịch nước! Các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, vân vân, dùng đủ các thủ đoạn để bôi nhọ, phá đám nhau. Có ai phải trình bày một “chương trình tranh cử” cho dân Việt Nam thẩm lượng và lựa chọn hay không? Không cần. Xưa nay vẫn như vậy. Chính vì thế cuộc “tranh cử nội bộ” này càng ngày càng lộ ra những cảnh thật là nhơ nhuốc.

Trong khi đó, lũ lụt vẫn mỗi năm đổ xuống miền Trung Việt Nam, năm nào cũng chết người như năm nào. Dân đã quen rồi, năm ngoái chết 100 người, năm nay chết 50, những con số đó nghe mãi trở thành vô cảm. Có ai lo lắng đến mối lo của người dân hay không? Có ai nghiên cứu thiết lập một hệ thống báo động cho dân không? Ai đã cho phép phá rừng bừa bãi suốt từ năm 1975 đến nay để cho lũ lụt tràn về không gì ngăn cản?

Bờ biển miền Trung là nơi quá xa xôi đối với “các cụ!” Ngay tại thủ đô Hà Nội năm 2008 mưa lụt cũng đã giết chết 18 người, trong số 49 người chết ở cả các nơi khác. Từ hồi đó đến nay dân Hà Nội đã có được một hệ thống bảo vệ chống lụt tốt hơn hay chưa? Nhưng tại Sài Gòn, thì đầu tháng 11 vừa rồi lại ngập lụt nữa! Một lý do cũng vì nhà nước lì ra không cử động. Ông Nguyễn An Niên, chủ tịch Hội Khoa học Thủy Lợi thành phố nói với nhà báo rằng từ năm 2008 đã có một dự án phòng chống lụt, ngân khoản 11,500 tỷ đồng đã được chấp thuận, nhưng chưa thấy ai đem thi hành. Ông Niên không biết bao giờ nó mới được đem ra làm, nhưng sau hai năm thì tổng số chi phí đã tăng gấp đôi rồi. Không biết để vài năm nữa sẽ có tiền để thực hiện hay không! Nhiều con kinh đáng lẽ trở thành đường thoát nước thì đã bị “quy hoạch” cho lấp đi cho giới đầu tư xây cất. Riêng trong Quận II đã có 30 mẫu (ha) đất sau khi lấp bằng mấy con kinh.

Nhưng không phải nhà nước cứ đem các kế hoạch phòng chống lụt ra làm là dân đã bớt khổ. Tại một con đường quận 7, sau khi dự án phòng chống lụt hoàn tất, hàng ngàn gia đình bị lụt đe dọa, vì ngôi nhà họ ở thấp hơn con đường mới làm, thấp từ nửa mét đến một mét! Cứ mưa đến là nhà bị lụt ngay, không cần đợi! Các nhà thầu làm dự án nào, cho công việc gì thì chỉ biết công việc trong dự án của họ thôi, không chịu trách nhiệm về chuyện khác! Nếu họ xây một khu gia cư mới, họ sẽ lo đào cống rãnh đầy đủ. Nhưng việc nối đường cống mới này vào hệ thống ống cống cũ không phải việc của họ? Có nhà thầu muốn cho “công trình” của mình đẹp mắt, còn đem lấp luôn những ống cống cũ xấu xí đi. Nếu bị mưa thì nước nó ùn đi đâu “kệ mẹ nó!”

Cuối cùng thì đó là trách nhiệm của ai?

Ðó là trách nhiệm của những ông đang chửi nhau ở Hà Nội. Ông này tố ông kia bao che đàn em ăn cắp, làm công quỹ mất mấy tỉ Mỹ kim. Ông kia bèn chỉ mặt ông này kể tội đã từng sách nhiễu tình dục cấp dưới, lại nuôi mafia, tư bản đỏ. Nhưng trong cuộc đấm đá này không ông nào tự mình ra mặt cả, toàn dùng thủ đoạn ném đá giấu tay!

Thử hỏi người dân Việt Nam, rằng mấy ông ấy có ai lo về chuyện lũ lụt hay không? Chắc các ông ấy sẽ bảo đó không phải là việc của họ! Xin đồng bào thân mến hãy đi hỏi các đồng chí bên Miến Ðiện!

Tai họa của các chế độ độc tài thì kể mãi không hết!

Nạn tham nhũng trong lĩnh vực đất đai đã trở nên phổ biến ở Việt Nam

Đức Tâm
Theo AFP, hôm nay (25/11), một báo cáo về tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực đất đai tại Việt Nam đã được công bố. Nghiên cứu này, được tiến hành theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới, sứ quán Thụy Điển và Đan Mạnh tại Việt Nam. Tài liệu nhận định tệ nạn tham nhũng đã trở nên « phổ biến ».
Theo đại sứ Thụy Điển Staffan Herrstrom, có tới 86% số hộ gia đình được hỏi cho biết là họ có cảm giác nạn tham nhũng tồn tại trong lĩnh vực đất đai. 33% số doanh nghiệp nói rằng họ đã phải hối lộ để có được quyền sử dụng đất.

Theo luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu của nhà nước nhưng người dân hoặc doanh nghiệp có thể mua, trao đổi hoặc bán giấy chứng nhận sử dụng đất. Bản nghiên cứu nhấn mạnh, việc cấp giấy sử dụng đất là một trong những nguồn gốc của tệ nạn tham nhũng.

Đại sứ Thụy Điển nói, quy trình thủ tục cấp giấy phép sử dụng đất rất nặng nề, cực kỳ quan liêu, tạo ra một môi trường trong đó nạn tham nhũng có thể sinh sôi nẩy nở. Trong khi đó, đại diện sứ quán Đan Mạch nhấn mạnh, do tham nhũng, người nghèo lại càng nghèo hơn và người giầu lại càng giầu hơn. Nguyên nhân là do việc chuyển giao đất đai của một bộ phận dân chúng ở nông thôn cho các nhà đầu tư và những người giầu có ở thành thị, với mức giá thấp hơn thị trường.

Bản báo cáo nhận định, tình trạng này dẫn đến việc người dân mất tin tưởng vào chính quyền, bởi vì có hiện tượng xung đột lợi ích, nói một cách khác là các quan chức hưởng lợi, nhận hối lộ khi ra các quyết định trưng dụng, thu mua đất đai của dân nghèo, để giao cho các đối tác khác và tham nhũng đã tạo ra một sự bất ổn định xã hội thực sự.

Tại Việt Nam, cho đến nay, vẫn có khoảng 70% dân số sống ở nông thôn. Do tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, nhiều diện tích đất đai trồng trọt ở nông thôn được chuyển thành các khu xây dựng nhà ở hoặc khu công nghiệp. Việc trưng dụng đất đai, đền bù thấp đã gây ra nhiều bất bình trong tầng lớp dân nghèo ở nông thôn. Nhiều vụ xung đột, tranh chấp đất đai, thậm chí dẫn đến chết người, đã xẩy ra trong những năm gần đây.

Nguon: RFI

ĐẢNG CHỮA CHÁY, NHÀ NƯỚC NÓI QUANH

PHẠM TRẦN
Chỉ còn hơn tháng nữa đến ngày đại hội XI, nhưng nội bộ Đảng như nhà có đám ma còn Chính phủ thì thay nhau vá víu, giải trình cứu nguy dự án khai thác Bauxite và cố vớt lên con tầu đã chìm Vinashin.
Tất cả những chuyện rối ren này đã thể hiện trong các bài viết của cán bộ cao cấp trong đảng và tại cuộc chất vấn trong 3 ngày i ngày 22, 23 và 24 tháng 11 (2010) của Quốc hội với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, và một số Bộ trưởng là những người có trách nhiệm trong vụ làm ăn thua lỗ của Tổng công ty tầu chìm Vinashin và Dự án khai thác Bauxite.

LO XOẮN VÓ LÊN

Nhưng trước hết, hãy nói về “phong trào” phản công các ý kiến chống đảng đã và đang rộn ràng nẩy sinh ngay trong nội bộ đảng.

Nguyên do bắt đầu từ “Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)” , sẽ được thông qua tại Đại hội đảng vào tháng 1/2011, theo đó đảng kiên định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động của đảng để xây dựng đất nước và chủ trương “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” của nên kinh tế quốc gia.

Nhiều cựu Lãnh đạo, đảng viên, Sỹ quan cao cấp nghỉ hưu và trí thức trong nước đã chỉ trích Cương lĩnh vẫn còn tiềm ẩn lạc hậu, lạc lõng, mất định hướng, mơ hồ, cũ rích, bảo thủ, lừa dối, không có ý thức thời đại và hão huyền.

Họ chất vấn hai chữ “qúa độ” lên xã hội chủ nghĩa cho đến bao giờ và cái xã hội được vẽ vời là “lý tưởng” này ở đâu và như thế nào ?

Những người chỉ trích đảng cũng chê nhóm sọan thảo ra Cương lĩnh đã “ảo tưởng” khi viết rằng : “ Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.”Lối 20 Nhà Trí thức. cựu lãnh đạo Chính phủ còn phê bình Cương lĩnh có nhiều điểm “lừa dối” trong cuộc thảo luận của họ vào ngày 7-10 (2010) tại Hà Nội, bởi vì Cương lĩnh có đọan viết : “ Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.”Ngòai phản ứng bất lợi cho đảng đã tạo được nhiều ảnh hưởng trong nước của giới Trí thức, các văn kiện đảng còn bị nhiều người Việt Nam ở nước ngòai lên án là “chậm tiến” và chỉ kéo dài đói nghèo, lạc hậu cho dân tộc.
Do đó, lần đầu tiên kể từ khi đảng tổ chức Đại Hội Đại biểu tòan quốc lần thứ I Đảng Cộng sản Đông Dương từ ngày 27-31/3/1935, đảng đã phải đương đầu với sự chống đối công khai và quyết liệt của chính những cựu Lãnh đạo trong đảng, Nhà nước và Quân đội đối với chủ trương và đường lối của đảng.

Nhưng đảng đã chống những người quay lưng lại với quyền lãnh đạo bất khả xâm phạm của mình như thế nào ?
Xuyên qua một số bài viết tiêu biểu được chọn để phổ biến truớc Đại hội đảng thì vũ khí duy nhất của đảng sử dụng là 2 chiếc mũ thù địch vô hình “những thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” để đội lên đầu những người chống mình.

Chẳng hạn như Đông Quan đã viết trong bài “Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên Báo Quân đội Nhân dân ngày 14/11/2010 rằng : “Lợi dụng góp ý vào các dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội XI, có kẻ đã quay lưng với lịch sử dân tộc và của chính mình khi tung lên mạng Internet những ý kiến, những bài viết kể lể những sai lầm, khuyết tật của mô hình cũ của CNXH với thứ văn chương và giọng điệu hằn học cũ rích và cuối cùng đi đến phủ nhận luận điểm “Loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” được ghi trong dự thảo Cương lĩnh bổ sung sửa đổi của Đảng với những lập luận, rằng: “Luận điểm trên chỉ nên xem là một phán đoán để ngỏ… Phán đoán này vốn không có ý nghĩa chính trị thiết thực, chưa đủ cơ sở lý luận và căn cứ thực tiễn… Tốt nhất là nên đưa ra khỏi Cương lĩnh”. Mới xem qua, người đọc cảm nhận đây là một ý kiến đáng quan tâm vì trong đó có sử dụng mấy thuật ngữ triết học. Song nếu đọc kỹ hơn một chút, người ta thấy đó là quan điểm phủ nhận chủ nghĩa xã hội.”

Đại tá Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ Nguyễn Xuân Thành, Học viện Quốc phòng viết bài “65 năm kiên định nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước” trên báo diện tử của Trung ương đảng 19/11/2010 đã báo động rằng : “Hiện nay, các thế lực thù địch đang tiếp tục thực hiện “diễn biến hoà bình” nhằm thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, tiến tới xoá bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Trên mặt trận tư tưởng, lý luận, chúng tập trung tiến công vào vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội, đòi “xóa bỏ điều 4 trong Hiếp pháp năm 1992 qui định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Điều đó không chỉ thể hiện trong những luận điệu công kích trực diện vào vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ nguyên tắc cơ bản trên đây mà còn thông qua những luận điệu công kích bản chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chia rẽ mối quan hệ giữa các thành tố cơ bản trong hệ thống chính trị XHCN Việt Nam.”Nguyễn Xuân Thành vẽ ra bài bản chống đảng của “các thế lực thù địch” với nhiều mánh khoé, nhưng có 2 điểm nổi bật là :

(1) Công kích bản chất, vị trí, vai trò của nhà nước ta: Nội dung chủ yếu là xuyên tạc, phê phán bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước ta, hạ thấp vị trí, vai trò của nhà nước Việt Nam XHCN…Về mặt lý luận, chúng khuyến khích, cổ vũ cho sự hình thành“chủ nghĩa chống nhà nước” (anti-étatisme) ở Việt Nam – một trào lưu lý luận chủ trương thực hiện“nhà nước càng ít càng tốt” ở phương Tây TBCN từ nửa cuối thế kỷ XX.

(2) “ Trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh, chúng triệt để lợi dụng, kích động những mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo, mâu thuẫn vùng, miền, tìm cách hỗ trợ, xúi dục các phần tử phản động trong nước tiến hành các cuộc bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên, gây mất ổn định ở Tây Bắc, Tây Nam Bộ, khuyến khích xu hướng ly khai (thành lập “Nhà nước Đềga độc lập” ở Tây Nguyên, “Nhà nước H’Mông” ở Tây Bắc, “Nhà nước Khơme Crôm” ở Tây Nam Bộ), sử dụng các vấn đề “dân chủ, nhân quyền” làm ngòi nổ chống phá nhà nước và chế độ XHCN.”

Để đối phó, Thành kiến nghị đảng : “ Chủ động và tích cực đẩy mạnh cuộc đấu tranh phê phán các quan điểm thù địch, sai trái về bản chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta; vạch trần tính chất phản khoa học và phản động của âm mưu, thủ đoạn chia rẽ mối quan hệ giữa các thành tố cơ bản trong hệ thống chính trị XHCN Việt Nam và nhân dân, đặc biệt là âm mưu, thủ đoạn thực hiện “phi chính trị hoá nhà nước”, tách nhà nước khỏi sự lãnh đạo của Đảng, chuyển hoá nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo mô hình nhà nước pháp quyền Tư Bản Chủ Nghĩa.”

Đến phiên Giáo Sư,Tiến Sỹ Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương được lệnh tung hô đảng trên cùng trang báo (của đảng) trong bài “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của dân tộc Việt Nam” ngày 18/11/2010.

Theo Thắng thì : “ Đảng Cộng sản Việt Nam đã biến cái có thể thành hiện thực khi tỏ rõ trách nhiệm và năng lực lãnh đạo của mình, nhận lĩnh trách nhiệm là người tiên phong đưa dân tộc phát triển. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó, không tự nhiên mà có và không phải cứ tự nhận mà được. Vai trò đó được xác lập trên cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam đã thay mặt giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đáp ứng được yêu cầu phát triển của dân tộc.”

Chuyện Thắng khoe đảng đã “ thay mặt giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp cách mạng” là chuyện “vơ vào” đã qúa quen thuộc trong lịch sử với người dân Việt Nam từ khi Việt Minh cướp chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945.

Vì vậy, nếu ngày nay vẫn còn có người phủ nhận những “thành tích” được gọi là “cách mạng” của đảng cũng không có gì mới lạ, vì đảng đã “tự biên, tự diễn” nhiều “thành qủa” từ 65 năm qua rồi.

Điều này đã được chính Thắng xác nhận khi viết : “Song, một số ý kiến không cho rằng như vậy. Bằng nhiều cách lập luận khác nhau, một số ý kiến đó cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không những không có công lao gì mà ngược lại còn là lực cản cho sự phát triển của xã hội Việt Nam; rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra sức ỳ làm cho đất nước bị tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; rằng, sở dĩ như vậy là vì Đảng Cộng sản Việt Nam đi theo một hệ tư tưởng lỗi thời là chủ nghĩa Mác – Lênin, hệ tư tưởng đó đã làm cho xã hội Việt Nam vận hành theo lối “Đảng trị”, mất dân chủ, không tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc để phát triển; và như thế, Đảng Cộng sản Việt Nam không xứng đáng với vai trò tiên phong của dân tộc, v.v.
Một số người có sự biểu hiện của sự thâm thù đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, hằn học với sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Họ đã có thái độ cực đoan trên các vấn đề liên quan đến Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là phủ nhận những đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam.” TIẾP TỤC NGHI NGỜ
Nhưng tại sao gần đến ngày đại hội rồi mà trong dân vẫn còn có nhiều người nghi ngờ về đảng, vẫn đang có nhiều người đã từng sống chết với đảng cả cuộc đời mà bây giờ lại quay đầu không muốn nhìn mặt đảng nữa ?

Hãy lắng nghe Tiến Sỹ Đinh Quang Tuấn, Cục Tuyên huấn, Tổng cục chính trị ta thán trong bài “Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay”, cũng xuất hiện trong báo Điện tử Trung ương đảng ngày 17/11/2010 : “ Chúng ta đang tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XI. Đây là dịp mà các thế lực thù địch, chống cộng đẩy mạnh các hoạt động chống Đảng với nhiều âm mưu, thủ đoạn khác nhau. Ngoài các nội dung về tư tưởng, lý luận, vấn đề nhân sự, đoàn kết nội bộ, đường lối chủ trương của Đảng sẽ là những vấn đề nhạy cảm nhằm lợi dụng để kích động dư luận, lung lạc tư tưởng cán bộ, đảng viên, nhân dân gây mất lòng tin của nhân dân với Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị và công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Do đó, việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong xây dựng, đổi mới hệ thống chính trị và trong công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội là vấn đề đặc biệt quan trọng hiện nay.”Lạ thật. Đảng CSVN đã độc quyền lãnh đạo cả nước 35 năm qua không bị ai tranh dành, muốn làm gì thì làm, muốn nói ngược nói xuôi sao thì nói, chả ai cãi được nửa lời và đảng cũng chẳng thèm nghe lời khuyên can của ai thế mà dân vẫn nghi ngờ, vẫn đòi đảng phải thay đổi để cho dân tộc tiến lên.

Tuấn thắc mắc : “ Những thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… của đất nước đạt được trong quá trình đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã chứng minh sự phát triển và trưởng thành của Đảng. Thành tựu đó rất to lớn và đáng tự hào, chứng minh tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Song các lực lượng chống đối vẫn tìm cách phủ nhận những thành tựu đó ở nhiều dạng khác nhau, có người cho rằng cứ để quá trình phát triển lịch sử tự nhiên quyết định việc nhân loại đi lên CNXH hay CNTB, không cần sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; hoặc phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng thì mới nâng cao được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; nếu chỉ có một đảng lãnh đạo là độc đoán, độc tài và thiếu dân chủ.v.v. Thực chất những tư tưởng, quan điểm sai trái đó không có gì mới, nhưng các thế lực thù địch vẫn tung hô, kích động đòi Đảng ta phải thế này, thế kia theo ý muốn của chúng; đã đi ngược với quy luật khách quan, muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng.”Như thế thì đảng đã lâm nguy chưa, hay cứ tiếp tục đi theo đường cũ để chũi đầu xuống cát làm khổ dân tộc ?

Vậy mà Tuấn vẫn cố gắng vẽ ra quan điểm cối chầy, cạn kiệt tư tưởng vòng vo tam quốc của mình rằng : “ Hiện nay, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với các thứ chủ nghĩa cơ hội – xét lại, chủ nghĩa chống cộng và các quan điểm sai trái, phản động vẫn diễn ra gay go, quyết liệt trên nhiều vấn đề cơ bản như: vấn đề thời đại ngày nay là gì; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân có còn không; thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; vấn đề dân chủ; con đường phát triển của các dân tộc; vai trò của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế v.v đang đòi hỏi Đảng ta phải triển khai mặt trận lý luận rộng rãi với chất lượng cao hơn để góp phần đấu tranh, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin trong điều kiện mới. “

Nhưng thế nào là “lý luận rộng rãi với chất lượng cao hơn” để nâng cao, đổi mới với thứ chủ nghĩa đã chết như Mác-Lênin ?

Vấn đề bây giờ là tư duy của con người CSVN chứ không phải thứ lý luận cùn, bế tắc lối thoát như Tuấn viết rằng : “Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nói chung và ở Việt Nam nói riêng những năm đầu thế kỷ XXI đang đòi hỏi sự lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phải vươn cao hơn nữa về chất lượng. Đảng phải thật sự có trí tuệ mà cốt lõi là tích cực nâng cao trình độ lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để tổng kết thực tiễn, xây dựng đường lối, chính sách đúng đắn.”

Nhưng đảng là ai và ai là đảng nếu không phải đó là tổ chức của những con người đã cạn kiệt lý trí và cằn cỗi tư duy, thoái trào và lạc hậu như Đinh Quang Tuấn ?

NÓI CHUYỆN VỚI ĐẦU GỐI

Đó cũng là hậu qủa của 3 buổi chất vấn của Quốc hội trong 3 ngày 22, 23 và 24/11/2010 với các Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường Phạm Khôi Nguyên , Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo cơ cấu lại Vinashin và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nguyễn Sinh Hùng nói với Quốc hội rằng : “ Nếu chúng ta quản trị tốt và làm ăn có hiệu quả, trước mắt năm nay, Vinashin vẫn tiếp tục lỗ, nhưng nếu thị trường tốt, quản trị tốt, thì năm 2011 có thể lỗ ít, năm 2012 có thể sẽ đứng vững và từ năm 2013 – 2014 sẽ trở lại lãi. Tính cả nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, cộng với lãi suất do vay nợ gây ra thì Vinashin đều có khả năng đảm bảo trả nợ.” (VOA, Đài tiếng nói Việt Nam)

Theo Chính phủ thì tài sản của Vinashin hiện này trị tiá 104.000 tỷ đồng, nhưng nợ 86.000 tỷ đồng. Nhưng thực tế không ai nắm vững vì ông Lê Quang Bình, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết số tiền Vinashin mắc nợ lên tới 120.000 tỷ đồng.
Nguyễn Sinh Hùng cũng cho biết, việc xử lý vi phạm đã và đang được tiến hành và hưá “những người cố ý làm trái, người vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.”

Hùng nói : “ Bộ Chính trị cũng chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm một cách nghiêm túc từ người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng liên quan một cách công bằng.”

Lời điều trần của Nguyễn Sinh Hùng chưa thuyết phục được Quốc hội vì tương lai của Vinashin vẫn còn tùy thuộc vào những chữ “nếu” to bằng cái làng của Nguyễn Sinh Hùng.

Vụ Vinashin cũng đã chiếm mất 2 tiếng đồng hồ chất vấn và trả lời của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ tại Quốc hội hôm 24/11.

Dũng nói : “Việc cố ý làm trái của những người lãnh đạo tại tập đoàn, cơ quan chức năng xử lý theo đúng pháp luật, còn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm trong quản lý và quản lý của sở hữu ….Là người đứng đầu, tôi nhận trách nhiệm đó.”

Tuy nhiên không ai biết đảng và nhà nước sẽ xét xử trách nhiệm của Dũng như thế nào.

Báo chí Việt Nam trích lời Dũng nói với Quốc hội rằng : “ Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ có liên quan đến việc quản lý Nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với vấn đề này đang kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm. Kết luận kiểm điểm như thế nào, trách nhiệm cụ thể như thế nào chúng tôi sẽ công khai.”
Cách nay vài tuần lễ, Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết của Tỉnh Lạng Sơn đã yêu cầu Ban Thường vụ Quốc hội lập Ủy ban điều tra trách nhiệm của Chính phủ trong vụ làm ăn thua lỗ nghiêm trọng của Vinashin và đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm Nguyễn Tấn Dũng và các Bộ trương có trách nhiệm trong vụ đổ vỡ Vinashin.

Tuy nhiên Ban Thường vụ Quốc hội không tán thành việc lập Ủy ban điều tra với lý do “không cần thiết vì bên đảng và chính phủ cũng đang điều tra rồi.” Tuy nhiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa quyết định việc có đồng ý bỏ phiếu tín nhiệm Nguyễn Tấn Dũng và một số Bộ trưởng theo yêu cầu của Đại biểu Thuyết hay không.

Tại buổi chất vấn, Nguyễn Tấn Dũng tái xác nhận quyết tâm của Bộ Chính trị về việc “tái cơ cấu Vinashin” và hy vọng, việc làm này sẽ phục hồi Vinashin trong vài năm. Tuy nhiên, Dũng thừa nhận việc thực hiện đề án tái cơ cấu còn nhiều khó khăn và mong được Quốc hội và nhân dân “ chia sẻ, ủng hộ, giám sát.”

Theo báo cáo của Chính phủ thì Vinashin hiện bị thiếu nợ 86,000 Tỷ đồng nhưng nguồn tin Quốc hội cho biết số nợ này là 120,000 tỷ đồng, nên nhiều Đại biểu lo ngại nếu cứ tiếp tục lấy tiến của dân đổ vào con tầu không đáy này thì nền kinh tế sẽ lâm nguy.

VỤ BAUXITE

Về dự án khai thác Bauxite và bảo đảm tuyệt đối cho hồ chứa Bùn đỏ, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng chưa làm hài lòng các Đại biểu Quốc hội, nhưng Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho hay, khác với Hungary, Việt Nam đã nghiên cứu kỹ về thiết kế an tòan của hồ chứa bùn đỏ nên hoàn toàn bảo đảm.Trong khi đó thì Nguyễn Tấn Dũng báo cáo với Quốc hội rằng : “Riêng về vấn đề an toàn hồ bùn đỏ, Đoàn khảo sát ở Hungari đã có báo cáo đánh giá giải pháp công nghệ và quản lý hồ bùn đỏ Tân Rai là hiện đại, có độ an toàn cao. Tuy vậy, sau khi có kết luận thẩm định lại của tư vấn nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét quyết định và chỉ tiếp tục thực hiện Dự án khi bảo đảm an toàn về môi trường. “

Dũng nói với Quốc hội : “ Hiện nay Dự án Tân Rai đã hoàn thành nhiều hạng mục, dự kiến tháng 4 năm 2011 sẽ có alumin thương phẩm. Dự án Nhân Cơ đang hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu năm 2011 sẽ khởi công xây dựng và đưa nhà máy vào vận hành cuối năm 2012.”

Nhằm trả lời cho sự o ngại có bàn tay của Trung Quốc, Dũng khẳng định : “ Hai dự án này đều do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản là doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đầu tư, không liên doanh với nước ngoài. Tập đoàn Nhôm Trung Quốc là đơn vị được thuê làm tổng thầu EPC – xây dựng nhà máy theo hình thức chìa khoá trao tay và sẽ bàn giao nhà máy cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam sau 2 năm xây dựng.”Cũng nên nhắc lại là sau khi xẩy ra vụ hồ chứa Bùn đỏ ở Hung Gia Lợi bị vỡ ngày 4/10/2010, hang ngàn chuyên viên, trí thức và các nhà khoa học Việt Nam đã yêu cầu Chính phủ Việt Nam đình chỉ ngay dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên đề tránh hiềm họa về sau, bởi vì tất cả những bảo đảm về hồ chứa bùn đỏ của Việt Nam chỉ dựa trên lý thuyết hòan tòan không an tòan vĩnh viễn.

Nhiều Đại biểu Quốc hội cũng băn khoăn về những lời cam kết chỉ dựa trên giấy của Chính phủ.

Trong số những người kỳ tên yêu cầu đình chỉ dự án Bauxite có cả Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước đa lo ngại sinh mạng của hàng triệu con người ở Tây Nguyên và lưu vực sống Đồng Nai sẽ không được bảo đảm nếu đảng Nhà nước chỉ biết căn cứ vào lý thuyết để tiếp tục dự án có nhiều nguy cơ này.

AI CHỈ ĐẠI CHỐNG QUỐC HỘI ?

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết chất vấn tại sao Chính phủ lại để cho Báo điện tử của nhà nước đăng các bài viết chỉ trích và lên án các Đại biểu Quốc hội đã phê bình chính phủ trong vụ Vinashin , Nguyễn Tấn Dũng nói : “ Tôi thường xuyên quan tâm chỉ đạo báo chí, chỉ đạo qua các cơ quan chủ quản, qua các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về báo chí với tinh thần báo chí VN thực hiện đúng chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, làm tốt vai trò của báo chí cách mạng. .. Phải làm đúng tôn chỉ mục đích, làm đúng pháp luật.”
Dũng phân bua tiếp với Quốc hội :”Tôi không có chỉ đạo trực tiếp hay quản lý trực tiếp một tờ báo nào. Website Chính phủ có chức năng là một tờ báo điện tử, thuộc văn phòng Chính phủ, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chỉ đạo. Website là tờ báo điện tử Chính phủ phải thực hiện đúng quy định của pháp luật Nhà nước, đúng chủ trương của Đảng. Cũng như mọi tờ báo khác, nếu đăng tải sai pháp pháp luật, sai chủ trương của Đảng thì phải chịu trách nhiệm về việc đăng tải của mình.
Việc nói khôn ngoan hay không khôn ngoan tôi không biết nên nói thế nào. Từ tiêu chí yêu cầu, làm đúng pháp luật, tôi cũng đề nghị ĐB Thuyết xem xét theo đúng pháp luật hay không, đúng chủ trương của Đảng hay không.” Nói cách khác thì Dũng muốn nói với Đại biểu Thuyết rằng mình không chỉ thị cho Báo chính phủ đăng các bài chỉ trích một số Đại biểu Quốc hội mà đó là trách nhiệm của Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ .

Phải chăng đây là hành động “đánh bùn sang ao”, hay Dũng đã không biết cả những việc xẩy ran gay tại văn phòng làm việc của mình ?
Phải chăng đó cũng là lý do tại sao cả nước không còn tin vào Đảng và Chính phủ như đã chứng minh trong các ý kiến chống đảng đang được loan truyền rộng rãi trước ngày Đại hội Đảng XI ?

Phạm Trần
(11/2010)

Nguon: doithoai

Một nhà cầm quyền khiếp nhược

Đại Nghĩa-Sưu tầm

Những người cộng sản cầm quyền ngày hôm nay được thừa hưởng một cái di sản cách mạng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ với danh nghĩa giải phóng dân tộc. Lúc phôi thai thiếu thốn họ được người dân bảo bọc giúp đỡ, họ lễ phép nhúng nhường. Trong gian khổ tình đồng chí đồng đội thắm thiết hoạn nạn cùng chia, gian nan cùng gánh.
Nhưng rồi thói đời như một định lý mà họ không tránh khỏi khi “ hột múi cắn hai, cục đường nuốt tuốt”. Đúng vậy, hồi còn đấu tranh gian khổ thì đoàn kết, đại đoàn kết; nhưng khi thành công thì chia rẽ, đại chia rẽ. Lúc bấy giờ mỗi người đã có vị thế lợi lộc khác nhau, tiền, quyền, sắc đẹp làm mờ mắt anh lính cụ Hồ. Ngay cả những người từng đào hầm cho họ trốn, đem cơm nước cho họ ăn vậy mà khi thành công họ lại đem ra bắn ( Bà Nguyễn thị Năm thời CCRĐ) thì thử hỏi có đạo lý cách mạng nào hơn? Bây giờ thì mỗi người thi nhau lo chụp giựt, cấu xé, sát phạt lẫn nhau tranh giành quyền lực, không còn tinh thần đồng chí đồng đội nữa, cũng không còn ý chí chiến đấu nữa. Tôi còn nhớ một câu nói của nhà văn Dương thu Hương hồi còn ờ trong nước đại ý như sau:“ Họ can trường trong chiến tranh, nhưng yếu hèn trong hòa bình”. Thật đúng vậy, ngay như tướng Võ nguyên Giáp ngày xưa được tiếng anh hùng, nhưng khi hòa bình ông ta chỉ còn là một đề tài cho thiên hạ ví von với câu:
“ Ngày xưa đại tướng cầm quân. Ngày nay đại tướng cầm quần chị em”. Chua chát thay và nhục nhã thay cho người anh hùng thời XHCN. Ngày nay đứng trước họa ngoại xâm tiến sĩ Hà sĩ Phu có nhận định như thế nào:

“Trong khi báo chí đang nói rất nhiều về nạn NỘI XÂM, phải chống nội xâm để cứu nước thì nạn NGOẠI XÂM, sau nhiều năm nung nấu, đã hiện diện ngay giữa lòng đất nước chúng ta. Mất nước nhản tiền. Việc mất trắng hàng loạt cao điểm trên đất liền, mất hai quần đảo và kèm theo là vùng hải phận bao la chẳng những mất lãnh thổ và tài nguyên mà còn đẩy Việt Nam vào tư thế nhục nhã của một nước chư hầu mất khả năng tự vệ và họ bóp là chết…
“ Vậy mà cái nước bị làm nhục, cái đảng bị làm nhục, không dám triệu tập đại sứ của họ, không có một hành động trả đũa ngoại giao tương xứng, không một đại diện có thẩm quyền nào dám lên tiếng… Thật đáng khôi hài đến chảy nước mắt. Tự nhận“ra ngỏ gặp anh hùng”mà các anh hùng cứ lúng búng trong xó bếp vậy sao?Phải đúc một dấu hỏi to bằng chừng nào trước tòa nhà Quốc hội của chúng ta cho xứng đây?” ( Đối Thoại online ngày 13-12-2007 )

1- Bán đất, bán biển.

Kể từ cuộc thư hùng“ răng cắn môi” ở sáu tỉnh biên giới tháng Hai năm 1979 và sau thất bại trong trận tấn công cao điểm Núi Đất ( trước của Ta nay thuộc Tàu) năm 1984 thì đảng ta không còn nhuệ khí đấu tranh và bắt đầu khiếp nhược. Hành động điển hình là đảng CSVN đã ký hai hiệp ước bán đất năm 1999 và bán biển năm 2.000, vì thế mà một luật sư trẻ Lê chí Quang đã viết bài“ Hãy cảnh giác với Bắc triều” cảnh giác bọn cầm quyền CSVN nhưng luật sư Quang đã bị chúng cho vào tù để nhớ đến Bắc triều một cách thắm thía hơn.
Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang, trong lần trả lời phỏng vấn của đài Little Saigon nói rõ về việc ông Nguyễn đức Tâm, vốn là trưởng Ban Tổ chức của đảng và đã từng có chân trong Bộ chính trị đảng CSVN gửi thư tố cáo lên BCT về việc ký hai hiệp ước với Trung quốc như sau:

“ Ông Tâm nói rõ là Lê khả Phiêu sang đấy thì bị nhà lãnh đạo Trung quốc dùng mỹ nhân kế, luồn gián điệp đánh lừa Lê khả Phiêu để lung lạc vừa mua chuộc về mặt tinh thần vừa hứa hẹn sẽ giữ ghế cho Lê Khả Phiêu, vừa đưa gái ra làm lú lẫn Lê khả Phiêu và đưa Lê Khả Phiêu đến chỗ bí hiểm nhất là dâng lãnh hải cho TQ”. ( Việt Tide số 28 ngày 25-1-2002 )

Ngày xưa vua Lê Thánh Tông từng truyền lệnh: “ Kẻ nào làm mất một tấc đất của Đất nước là kẻ đó trọng tội với Tổ Tông” thế mà ngày nay tên Lê khả Phiêu, Tổng bí thư đảng cộng sản việt Nam đã bán đất, bán biển cho TQ hàng ngàn cây số vuông đất và hàng chục ngàn cây số vuông biển thì thử hỏi tội là bao?
Giáo sư Trần Khuê trả lời phỏng vấn của báo Việt Tide, ông nói:

“ Các cụ lão thành cách mạng và các cựu chiến binh mà tôi gặp ở đó nói rằng Bộ chính trị của Lê khả Phiêu đã nhường một phần đất biên giới cho TQ. Tôi rất ngạc nhiên. Họ cũng phê bình, chê ông Lê khả Phiêu là hậu duệ của Lê chiêu Thống…
“ Đúng như thế. Hành động cắt đất, cắt biển cho ngoại bang như thế là hành động phản dân tộc, phản quốc, phản lịch sử, cần phải được xét xử”. ( Việt Tide số 30-8-2-2002 )

Cụ Hoàng minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác Lê trả lời phỏng vấn của Việt Tide nhận định về hai hiệp ước biên giới và Vịnh Bắc bộ:

“ Còn những lực lượng ở trong nước quỳ gối dân đất nước cho ngoại bang thì đấy là một trọng tội, không thể tha thứ được…
“ Hiện nay, việc bán đất đất nước là do lãnh đạo cao cấp nhất của đảng cộng sản. Họ lợi dụng quyền khống chế của họ với quốc hội và chính phủ. Họ độc quyền mà, nên họ cứ làm bừa..
“ Người chính thức được trao nhiệm vụ ký kết là ông Lê khả Phiêu. Thế rồi Trần đức Lương là người đang lãnh đạo hiện nay. Họ không dám công khai, họ chui lủi, giấu diếm những việc làm khuất tất của họ”. ( Việt Tide số 29 ngày 1-2-2002 )
Theo cựu đại tá QĐND Bùi Tín thì qua hai hiệp ước về biên giới và biển đảo Tổ quốc ta bị mất một số đất và một số biển như sau:

“ Qua Hiệp ước Biên giới, TQ đã giành được nhiều điểm cao có lợi về quân sự, một số vùng canh tác có dân cư, rằng vùng tỉnh Lạng Sơn phía VN mất nhiều nhất,rằng cổng Nam Quan, một địa danh có ý nghĩa lịch sử và văn hóa sâu đậm của ta, vốn ở sát đường biên nay đã ở sâu gần 4 km trong nội địa phía TQ…
“ Hiệp ước phân định Vịnh Bắc bộ…thì ta đã bị TQ ép một cách vô lý để họ lấn tới diện tích bị mất thêm gần 10.000 km2”. ( Người Việt ngày 14-11-2008 )

Bài ca bán đất.
“ Kính gửi Quốc hội khóa X,
kỳ hợp thứ X, tháng 12-2001.

Nhại thơ Bút Tre:
Quốc hội đại biểu của dần ( của dân)
Mà không ai dám chất vần nửa câu ( chất vấn)
Biên giới hiệp định lõm sâu
Đất đai bị mất,( mà) vẫn vểnh râu quai hàm!

Vào bài:
Hoan hô cộng sản Việt Nam,
Cuối đời bán cả giang san nước nhà
Bản Giốc cảnh đẹp của ta,
Nay còn đâu nữa để mà ngắm trông.
Trường Sa mù mịt biển Đông,
Cả Hoàng Sa nữa mất tong còn gì.
Mục Nam Quan giữa biên thuỳ,
Nay lùi xa tắp thấy gì nữa đâu.
Ngước trông lệ nhỏ rầu rầu,
Suối Phi Khanh cũng qua cầu người ta.
Mấy nghìn năm ! thật xót xa!
Trách ai cắt đất để mà vinh thân.
Mặc cho cuộc thế xoay vần,
Cuối đời đầy túi, cóc cần cái chi.
Quốc hội một lũ ù lì,
Nhưng còn bia miệng sẽ ghi muôn đời.
Việc này không thể buông trôi!

Tháng 12 năm 2001
Các lão thành Hà Nội”.
( Việt Tide số 24 ngày 28-12-2001 )

2- Rước voi dày mả tổ.

Toàn dân Việt Nam hôm nay đều biết rằng công hàm bán nước ngày 14-9-1958 của thủ tướng nước VNDCCH ký công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ tiên Việt Nam nay thuộc về TQ là cái tội của ông Hồ chí Minh. Ngoài ra ông ta còn cúi đầu tuân lệnh của Mao trạch Đông tàn sát hàng trăm ngàn nhân dân vô tội một cách dã man trong chiến dịch CCRĐ năm 1953-1956 và huỷ hoại cả tài sản văn hóa dân tộc qua vụ đàn áp phong trào Nhân văn Giai phẫm năm 1958.
Ngày nay con cháu Hồ chí Minh lại tiếp tục rước Trung quốc vô khai thác bauxite Tây Nguyên là chủ trương lớn hay là nô lệ lớn của đảng? Đảng CSVN có biết khai thác bauxite Tây Nguyên sẽ là một thảm họa cho dân tộc Việtnam.Biết bao là nhà cách mạng lão thành trong đó có cả đại tướng Võ nguyên Giáp, cựu phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình và hàng mấy ngàn chuyên gia trí thức chống đối việc khai thác này. Thảm họa bùn đỏ gây ô nhiễm môi trường ở Hungary, ở ngay trong tỉnh Cao Bằng mới đây chứng tỏ khai thác bauxite là một thảm họa không thể tránh được, chưa kể đến nguy hại cho an ninh quốc phòng. Biết bao là kiến nghị kêu gọi dừng ngay lại việc khai thác bauxite nhưng đảng CSVN đã cúi đầu nhận lệnh của Trung quốc qua những tuyên bố chung cho nên bất cứ với gía nào chúng cũng không thể ngừng lại được:
– Tuyên bố chung ngày 4-12-2001 tại Bắc Kinh, giữa TBT. CSVN Nông đức Mạnh và TBT. CSTQ Giang trạch Dân :
“ Nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông”.
– Tuyên bố chung ngày 17-11-2006 tại Hà nội, giữa TBT. CSVN Nông đức Mạnh, CT nước Nguyễn minh Triết và TBT.CSTQ Hồ cẩm Đào:
“ Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Đắc Nông”.
– Tuyên bố chung ngày 2-6-2008 tại Bắc Kinh, giữa TBT.CSVN Nông đức Mạnh và TBT.CSTQ Hồ cẩm Đào:
“ Hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án như: Bô-xít Đắc Nông”.
( Bauxite Việt Nam online ngày 7-11-2010 )
Dân Việt Nam nên xem lại tên Nông đức Mạnh là ai? Dòng tộc nào? Mà dám ngồi trên đầu trên cổ bọn quốc hội (đảng hội), bọn cầm quyền bù nhìn để làm việc “ rước voi dày mã tổ” như thế?
Vụ cho người nước ngoài mướn rừng đầu nguồn khai thác 50 năm đã làm xôn xao dư luận nhất là báo điện tử VietnamNet đang đưa loạt bài cảnh báo về tình trạng cho công ty Innovgreen trồng rừng phía Bắc giáp với biên giới Trung quốc là một đại họa. Rõ ràng bọn chúng có một kế hoạch khai thác rừng đầu nguồn để xây dựng vùng chiến lược với những cao điểm quân sự“ quốc phòng” của ta để chuẩn bị tiến hành một cuộc xâm lược trong tương lai. Chính báo điện tử VietNamNet bị chúng “đánh sập” vì đã vạch trần âm mưu thâm độc của chúng với loạt bài:
– InnovGreen đang làm gì trên biên giới Việt Nam?
– InnovGreen đều‘ nhắm’ vào các vị trí nhạy cảm?
– Sự hoài nghi về dự án trồng rừng của InnovGreen
– Thâm nhập chốt quân sự nơi InnovGreen trồng rừng…
– …

3- Những hành động khiếp nhược.

Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang, vị giáo sư giàu lòng yêu nước đã cho chúng ta thấy được chân tướng và thái độ luồn cúi của một tên chóp bu của đảng CSVN:

“ Ngày 5 tháng 11 năm 1991, TBT Đỗ Mười vả TT Võ văn Kiệt thăm nước CHNDTH để chính thức bình thường hóa bang giao và triển khai tư tưởng chỉ đạo của Lê đức Anh. Trong khi Đỗ Mười lật đật trèo mấy bậc tam cấp hấp tấp ngước lên ôm chầm lấy Giang trạch Dân thì ngay sau đó TQ khẳng định mối quan hệ đôi bên chỉ là“ thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đấu”
(thân nhưng không gần,sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau)…
“ Thế đã là bỉ mặt lắm rồi”. ( Việt Tide số 264 ngày 4-8-2006 )

Nhân khi TQ đưa hàng hóa chất lượng kém và có cả độc hại vào thị trường VN, các chuyên gia kinh tế nước ta lên tiếng cảnh báo cho nhân dân trên báo chí thì TQ đã lên giọng trịch thượng, thế mà bọn cầm quyền dảo lỗ tai ra nghe:

“ Ông Hồ tỏa Cẩm không phải là nhân vật đi tiên phong trong chuyện khuyến cáo. Một số nhà báo Việt Nam từng kể rằng, năm2007, vào lúc nửa đêm, chính quyền TQ đã“ vời” Đại sứ VN tại TQ đến để trách mắng vì báo chí VN chỉ trích chất lượng hàng TQ”. ( RFA online ngày 7-7-2009 )

Trung quốc đã hoành hành trên biển Đông. Cấm ngư dân ta đánh cá, không cho ngư dân ta trú bảo số 9 đến Hoàng sa. Thường bắn, bắt, đụng chìm tàu đánh cá của ngư dân ta thế mà nhà cầm quyền không có được hành động nào can thiệp mà chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ khiến giáo sư Trần Khuê lấy làm bức xúc:

“ Họ phản ứng rất chậm chạp. Báo chí kể cả các cơ quan ngôn luận chính của đảng CS như báo Nhân Dân. Thông tấn xã VN cũng đều hoàn toàn im lặng. Thái độ im lặng đó thật hết sức khó hiểu. Tại sao họ có thể bạc nhược đến như thế. Đồng bào mình bị giết hại, họ là cơ quan ngôn luận, hàng trăm cơ quan ngôn luận, vậy mà cứ im lặng. Thái độ đó rất khó chấp nhận được”.( Việt Tide số 84 ngày 21-10-2005 )

Trên thế giới này từ xưa đến giờ chưa từng có nhà cầm quyền nào mà người dân mình đi biểu tình chống kẻ xâm lựợc lại bị bắt, bị bỏ tù. Người ta chỉ bày tỏ lòng yêu nước qua trang mạng một cách ôn hòa cũng bị bắt, tôi không hiểu cái di sản của ông Hồ chí Minh để lại nó thảm hại không biết đến chừng nào! Nhà thơ Tiêu Dao Bảo Cự lên tiếng:

“ Ngoài những bài viết trên mạng, việc biểu tình của vài trăm sinh viên, học sinh và văn nghệ sĩ ở Hà Nội và Sài Gòn trước tòa Đại sứ và tòa Lãnh sư Trung quốc hôm chủ nhật 9-12-2007 vừa qua là hành động đầu tiên để phản đối xâm lược…
“ Ông Lê Dũng, phát ngôn nhân chính phủ tuyên bố liên quan đến việc biểu tình:“ Đây là việc làm tự phát chưa được phép của cơ quan chức năng Việt Nam. Khi các vụ việc trên xảy ra, các lực lượng bảo vệ của VN đã kịp thời có mặt, giải thích và yêu cầu bà con chấm dứt việc làm này”.
“ Một tuyên bố tệ hại nhất, phản chính trị nhất, thể hiện chủ trương và tư thế của nhà cầm quyền hiện tại: Kìm hãm nhân dân trong sự phục tùng nô lệ và run sợ trước thế lực bá quyền của TQ. Đó không phải là đường lối ngoại giao khôn ngoan, chính là sự khiếp nhược tự đưa mình vào thế yếu”. ( Đối Thoại online ngày 14-12-2007 )

“ Người ta vẫn chưa quên cảnh công an thẳng tay đàn áp những sinh viên Việt Nam biểu tình phản đối TQ xâm lược vào đầu tháng 12 năm 2007, và việc blogger Điếu Cày, cô Phạm thanh Nghiên cùng một số người khác đã bị bỏ tù vì đã công khai biểu lộ lòng yêu nước khi xác định chủ quyền của VN trên biển Đông”. ( RFA online ngày 10-3-2009 )

Nhà thơ Trần mạnh Hảo, trong một cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Việt Hùng đài RFA ông nói:

“ Thấy giặc ngoại xâm thì phẫn nộ xuống đường. Một nhà nước mang tiếng là nhà nước của nhân dân, bảo vệ dân, bảo vệ đất nước mà lại đi bắt người đi biểu tình chống ngoại xâm? Thì nó biểu hiện một điều khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc. Không có ai đi đàn áp nhân dân mình chỉ vì nhân dân mình yêu nước cả..

“….
Tuổi trẻ mít- tinh
đả đảo Trung quốc xâm lược!
Sông Bạch Đằng tràn lên phố biểu tình
Sông Bặch Đằng bị bắt
ải Chi Lăng theo tuổi trẻ xuống đường
ải Chi Lăng bị bắt
gò Đống Đa nơi giăc vùi xương
sẽ bị bắt nếu biểu tình chống giặc!

Có nơi đâu trên thế giới này
như Việt Nam hôm nay
Yêu nước là tội ác
biểu tình chống ngoại xâm bị “ nhà nước” bắt?
……..” T.M.H
( RFA online ngày 24-1-2008 )

4-Không dám chỉ đích kẻ thù.

Thường thì báo chí Việt Nam không dám đá động gì đến TQ, nhưng có lần tờ báo An ninh Thế giới của công an CSVN dám làm cái chuyên khó tin nhưng có thật đó là “ chửi” Trung quốc làm người ta nghĩ đến sự khiếp nhược của báo chí quốc doanh “ đi theo lề” trước đây:

“ Nay báo này dám viết về trò“ không hữu hảo” của TQ làm người ta liên tưởng tới từ `“ tàu lạ” khi nó đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân mình. Không những báo chí ở trong nước bị cấm dùng nhóm từ“ tàu Trung quốc” mà ngư dân cũng bị buộc phải dùng từ“tàu lạ” để trả lời báo chí”. ( Đối Thoại online ngày 11-8-2009 )

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của đài RFI, ông Dương danh Dy, chuyên gia về Trung quốc nói thẳng rằng:

“ Tôi xin thẳng thắn nói với ông rằng chữ “ tàu lạ” mà báo chí Việt Nam dùng thực ra muốn tránh nói đến tàu Trung quốc. Ta phải nói thẳng với nhau như vậy. Bởi vì, chúng ta biết là từ tháng Ba năm nay, Trung quốc đã thành lập một đội tuần tiểu đi tuần tra ở khu vực mà Trung quốc gọi là biển Nam Hải của họ, còn đối với Việt Nam thì đó là biển Đông”.( RFI online ngày 20-7-2009 )

5- Bọn cầm quyền cầm quyền phản động.

Tôi chưa từng bao giờ nghe trên thế giới này có một nhà cầm quyền nào mà chuyên sử dụng trò ném đá dấu tay, khiếp nhược như bọn cầm quyền nước CHXHCNVN hiện nay. Họ đã dùng bọn côn đồ xã hội đen đàn áp những người đấu tranh đòi tự do dân chủ cũng như đàn áp các tu sĩ bằng cách bóp“ dái” họ, hoặc cho bọn đầu gấu trong trại giam đánh đập hù dọa các nhà dân chủ đang bị giam cầm trong tù ngục. Bọn cầm quyền cũng đã từng sử dụng hàng ngàn cảnh sát khuyển mã để đàn áp những giáo dân hay dân oan khiếu kiện vì bị bọn cướp đất, cướp nhà cũng như thẳng tay đàn áp người biểu tình chống quân Trung quốc xâm lược bằng những vòi rồng, súng điện, khói cay…

“ Kỹ sư Phương Nam Đỗ nam Hải cũng cho lối ứng xử của giới cầm quyền VN đối với người dân trong nước là“ lối ứng xử của kẻ côn đồ, của một chế độ côn đồ sử dụng những kẻ côn đồ để hành xử với những người yêu nước đang đứng lên đấu tranh để quyết giành lại tự do, dân chủ cho dân tộc VN…Họ là một chế độ bất chính, cho nên họ run sợ trước bất cứ một phản ứng nào của nhân dân”.
( RFA online ngày 5-5-2010 )

Nhà cầm quyền CSVN chỉ biết đàn áp nhân dân mình bằng mọi thủ đoạn dù đê tiện nhất. Họ bất chấp cả luật pháp mà chế độ của họ đẻ ra. Chính họ đẻ ra“ một rừng luật, nhưng khi áp dụng thì chỉ xài luật rừng”. Do đó mà luật sư có giỏi có hay đến đâu cũng phải chịu thôi. Theo như luật sư Trần đình Triển trả lời phóng viên Trà Mi đài VOA khi ông nhận bào chửa cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, ông nói:

“ Đây tất nhiên là một trò“đạo diễn”. Tôi cho rằng trò chơi này còn ấu trĩ hơn mấy đứa trẻ…
“ Đừng mở ra trò mèo,“ đạo diễn” đó, tự dưng giết chết luôn cả danh dự của một phụ nữ khác. Họ giết được một người thì sẽ giết được hơn 80 triệu người của dân tộc Việt Nam này. Đấy là tính dã man…
“ Mặc dù“ chó không ăn thịt chó”, tôi với anh Vũ cùng chung học một mái trường, nhưng ngày mai họ sẵn sàng“ ăn thịt” tôi ngay…
“ Về mặt lý trí, pháp luật, về mặt Tổ quốc, đảng và nhà nước, thì tôi thắng 100%. Nhưng trong bối cảnh hiện nay thì tôi thua tất cả”.( VOA online ngày 11-11-2010 )

6- Sự bức xúc của nhân dân.

Tiến sĩ Hà sĩ Phu rất bức xúc với cái bọn người nhu nhược mãi quốc cầu vinh, khôn nhà dạy chợ. Đối với người trong nước thì hùng hùng hổ hổ. Hở một cái là kéo đến hàng trăm hàng ngàn bọn cảnh sát ác ôn đàn áp, bắt bớ, đánh đập thậm chí bắn giết người biểu tình một cách tàn bạo:

“ Một số sinh viên, văn nghệ sĩ đã biểu tình ôn hòa phản đối hành vi xâm lược thì nhà nước lại đứng ra xin lỗi khéo kẻ xâm lược là“ chúng tôi không cho phép họ biểu tình như thế”…
“ Chỉ biểu tình ôn hòa chống kẻ xâm phạm bờ cõi mà phải xin phép mới được biểu tình thì đất nước này rất xứng đáng làm nô lệ, không có nhân dân anh hùng nào lại ứng xử như con giun vậy. Dân Việt Nam quyết không chấp nhận sự nô lệ ấy”. (Đối Thoại online ngày 13-12-2007 )

Trong“ Lời kêu gọi không dùng hàng hóa TQ” của hòa thượngThích quảng Độ thay mặt Lưỡng Viện GHPGVNTN, Ngài viết:

“ Chẳng nghi ngờ gì nữa, qua hai sự việc nêu trên, từ việc bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ dân tộc cho đến bảo vệ quyền lợi kinh tế quốc gia. Đảng và nhà nước CSVN đã phó mặc cho ngoại bang. Nguy cơ mất nước vào tay Trung quốc là nguy cơ cụ thể và hiện tiền…
“ Hôm nay, nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, GHPGVNTN, tôi xin cất lời kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước hãy có thái độ trước hai hiện trạng TQ xâm lấn và nhà cầm quyền CSVN bó tay đầu hàng”. (Đối Thoại online ngày 6-10-2009 )
Suốt trong chiều dài lịch sử Việt Nam chưa có một triều đại cầm quyền nào mà khiếp nhược như chế độ nô lệ thuộc địa như triều đại của đảng cộng sản Việt Nam kể cả thời đại Hồ chí Minh. Nhân dân ta rất hảnh diện với truyền thống chống xâm lược phương Bắc giữ an bờ cỏi trên 4.000 năm. Ấy thế mà ngày nay bọn cộng sản cầm quyền lại đi cúi đầu khuất phục trước giặc ngoại xâm để mưu lấy vinh hoa cho bản thân và cho sự tồn vong của đảng. Ôi, cái đảng sao mà tệ hại !!!

Giáo sư Phạm đình Trọng trong bài “ Thời điểm quyết định số phận dân tộc Việt Nam” chua chát nhận xét rằng:

“ Người lãnh đạo tê liệt ý thức dân tộc thì dân tộc trở nên hèn kém, tủi nhục! Còn gì tủi nhục hơn người dân Việt Nam tập hợp lại để nói với kẻ chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam rằng, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam liền bị công an Việt Nam bắt bớ, tra hỏi! Còn gì tủi nhục hơn Hoàng Sa, Trường Sa là dấu chân mở đất của Tổ tiên ta, là xương máu của ông cha ta mà lớp thanh niên yêu nước ngày nay phải lén lút canh chừng công an mới dám viết chữ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!” ( Đối Thoại online ngày 29-10-2010 )

Đại Nghĩa

Nguon: doithoai

ĐÀN ÁP TRÍ THỨC CON ĐƯỜNG TỰ DIỆT CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM

Ngô Quốc Sĩ

Cách mạng xã hội, canh tân đất nước, kiện toàn con người, là sứ mệnh của tất cả những ai còn quan tâm đến viện làm đẹp cuộc đời, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp hay giai tầng xã hội, trí thức hay công nông. Thế nhưng, cộng sản đã phân ranh giới giữa trí thức và công nhân lao động, đề cao công nông là thành phần kiến tạo xã hội, còn trí thức chỉ là cặn bã của xã hội, thua cả “cục phân”. Một đàng, theo kinh điển, cộng sản coi trí thức chỉ là bọn người ăn bám xã hội “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”, nhưng đàng khác, rút kinh nghiệm lịch sử, cộng sản lại thấy trí thức có khả năng làm thay đổi bộ mặt xã hội, nên sợ trí thức hơn là khinh thường trí thức. Hiện nay, trước trào lưu dân chủ hóa toàn cầu, cộng sản Việt Nam thật sự sợ trí thức nên mới chủ trương đàn áp trí thức thẳng tay, bịt miệng, bỏ tù, quản chế hay bôi nhọ, nhằm loại bỏ trí thức ra khỏi đội ngũ “con cháu Bác”.Nhưng cộng sản Việt Nam đã lầm, vì chắc chắn, đàn áp trí thức chính là con đường tự diệt của cộng sản.
Thật vậy, lich sử đã chứng minh rằng, chính giới trí thức là đòn bẫy nâng cao xã hội, kiến thiết quốc gia và thăng tiến con người. Cách Mạng Pháp có được là nhờ những nhà tư tưởng như Montesquieu, Jean Jacques Rousseau. Chính chủ thuyết cộng sản cũng bắt nguồn từ các đầu óc lớn như Marx, Angel Rồi cũng chính trí thức đã đẩy lui cộng sản vào bóng tối.Có thể coi tư tưởng canh tân của Gorbachev là đòn bẫy của công cuộc dân chủ hóa nước Nga. Đông Âu sụp đổ nhanh chóng cũng nhờ trình độ dân trí cao. Cũng thế các quốc gia giàu mạnh tiên tiến cũng nhờ sự đóng góp của những khối óc, biết nhìn xa thấy rộng, nói chung là có viễn kiến như Lý Quang Diệu, Phác Chung Hy..

Có thể nói, cộng sản Việt Nam hiện nay đang tiếp tục theo đuổi chính sách đàn áp trí thức, là vì sợ trí thức sẽ làm lung lay chiếc ghế của họ, hơn là vì coi rẻ trí thức theo kinh điển cộng sản.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam, cộng sản Hà Nội đã chủ trương đàn áp trí thức ngay từ ban đầu. Những nhà cách mạng chân chính như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Khái Hưng, Lý Đông A.. đã bị cộng sản loại bỏ và tiêu diệt không nương tay. Điều đáng nói là cộng sản Việt Nam luôn coi Trung Quốc là mẫu mực chính trị cũng như văn hóa. Ngày nào, Tần Thủy Hoàng đã chỉ trương đốt sách, chôn sống nho gia, và Mao Trạch Đông đã phát động cuộc Cách Mạng Văn Hóa, chủ trương tiêu diệt trí thức và tất cả những sản phẫm văn hóa nho giáo, thì Việt Nam cũng rập khuôn Trung Quốc, chủ trương “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ.” Kết qủa là những nhà văn tên tuổi có tinh thần yêu nước chân chính trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, tiêu biểu như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang, Hữu Loan.. đã bị trù giập, người ở tù, kẻ về quê trồng rau, đạp xe , hốt rác! Thật mỉa mai, mãi đến 50 năm sau, gần ngày tổ chức đại lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, Hà Nội mới giả bộ xét lại, rêu rao là nhằm phục hồi danh dự cho vài nhà văn để gọi là sửa sai, là điều chỉnh lịch sử!
Đến năm 1975, ngay sau khi xâm chiếm miền Nam, cộng sản Việt Nam lại tái diễn chính sách đàn áp trí thức hủy diệt văn hóa tương tự như thời Nhân Văn Giai Phảm tại miền Bắc năm 1956. Tất cả sách báo, tất cả những sáng tạo văn chương nghệ thuật miền Nam đều bị tịch thu đem về trụ sở phường khóm đốt đi, đồng thời bỏ tù các nhà trí thức có lòng yêu nước chân chính như Trần Văn Tuyên, Nguyễn Mạnh Côn.. đã chết rũ liệt trong cái gọi là trại cải tạo!
Trong những năm gần đây, khi phong trào đấu tranh dân chủ phát khởi, các nhà trí thức nhập cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam và lên tiếng tố cáo cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền, thì Hà Nội đã dùng mọi thủ đoạn trù giập không chút nương tay. Dương Thu Hương đã nguyện ở lại Việt Nam để “ỉa vào mặt chế độ” nhưng cuối cùng cũng phải rũ áo ra đi, qua Pháp sinh sống! Những nhà trí thức khác như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, giáo sư Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, nhà bình luận Hà Sĩ Phu, thi sĩ Bùi Minh Quốc, đều bị Hà Nội sách nhiễu hành hạ đủ điều. Đặc biệt mới đây, Hà Nội đã nhắm thẳng vào giới luật sư là thành phần trí thức đại diện cho luật pháp và lẽ phải, để nhằm bóp nghẹt tiếng nói của công lý. Từ Lê Chí Quang, đến Lê Công Định, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Lê Trần Luật, Nguyễn Văn Đài và đặc biệt là Cù Hà Huy Vũ. Sự kiên Hà Nội bắt giam tiến sĩ Cù Ha Huy Vũ là một sỉ nhục đối với dân chủ và pháp trị. Thật vậy, ban đầu kết tội luật sư Vũ là “liên hệ với gái mãi dâm”. Sau thấy lời kết án này vô căn cứ, lại đối qua tội “vi phạm quy chế hành chánh”. Thấy thế cũng không ổn, đành bóp méo sự thật, kết cho tiến sĩ họ Cù tội “chống phá nhà nước Việt Nam.” Những thủ đoạn bỉ ổi nói trên của Hà Nội đã làm thế giới bất bình phẫn nộ, và làm giới luật sư Việt Nam đoàn kết, quyết nắm chắt tay nhau bênh vực lẽ phải nói chung và luật sư Cù Hà Huy Vũ nói riêng. Tất cả đã đống thanh lên tiếng chống lại nhà nước cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền, mà quyền phát biểu quan điểm, quyền tự do ngôn luận là quyền căn bản đã được bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền công nhận và Việt Nam đã đặt bút ký vào các Công Ước Nhân Quyền Quốc Tế. Luật Sư Cù Hà Huy Vũ chỉ thực thi quyền phát biểu quan điểm khi lên tiếng đòi dân chủ và kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký văn kiện mời Trung Quốc vào Việt Nam khai thác Bauxit tại tây Nguyên. Hành động của luật sư Vũ đã thể hiện lòng yêu nước chân chính, thể hiện quyền chính đáng của người trí thức, dám ăn dám nói để bênh vực lẽ phải, nên không thể bị kết tội một cách oan uổng và bất công như thế!
Cũng nên nói thêm rằng, tại nuớc cộng sản đàn anh Trung Quốc, hiện có những dấu hiệu khôi dậy ý thức dân chủ, tiêu biểu như Thủ Tướng Ôn Gia Bảo đã khẳng định phải “cách mạng thể chế, chứ không phải chỉ cải cách lẻ tẻ”. Đặc biệt nhất là tiếng nói đòi tự do dân chủ của 23 nhà trí thức Trung Hoa, như Lý Nhuệ, Chu Phái Chương, Chu Chiêu Minh, Hồ Tích, Lý Phổ..là một dấu hiệu rất khích lệ, làm hé lộ những tia hy vọng về những biến chuyển chính trị những ngày gần đây. Không biết các nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có nhận thức được hiện tượng đặc biệt đó không? Các nhà trí thức Việt Nam thì hẳn nhiên, đã nhận thức những dấu hiệu phấn khởi đó, và hẳn phải lên tinh thần rất nhiều, vì Trung Quốc là cái đầu đang nhúc nhích thì Việt Nam là cái đuôi cũng phải ngo ngoe..
Tóm lại, lịch sử chứng minh rằng, những thế lực phản bội con người, trước sau rồi cũng tàn tạ và bị đào thải. Việt Nam cũng nằm trong qũy đạo phản bội con người nói chung và người trí thức nói riêng, chắc chắn cũng sẽ rước lấy thảm bại trước sự vùng lên của con người và các thế lực nhân bản. Đàn áp trí thức là con đường tự diệt vậy.
Ngô Quốc Sĩ
Nguon: doithoai

Vấn đề nhân sự và câu châm ngôn dân dã

Bùi Tín viết riêng cho VOA Thứ Tư, 24 tháng 11 2010
VOA

Vấn đề nhân sự cầm quyền đang là vấn đề cực kỳ hệ trọng và cấp bách ở nước ta. Đó là vấn đề làm thế nào để phát hiện, lựa chọn những đại biểu tài giỏi nhất vào bộ máy lãnh đạo, cầm quyền các cấp của đất nước. Làm thế nào để trong đảng Cộng sản, có thể phát hiện, lựa chọn được những đảng viên xuất sắc nhất, có đức và tài cao nhất, vào các cơ quan lãnh đạo.
Có thật hiện nay các vị trí Tổng bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, cũng như các Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên trung ương đảng, các phó thủ tướng, bộ trưởng, các đại biểu Quốc hội… đều là thuộc về những người có tâm và có tầm cao nhất, thuộc về tinh hoa của dân tộc, của nhân dân?
Đúng lý ra là phải như thế.
Được như vậy sẽ là đại phúc cho dân tộc. Tầng lớp cầm quyền, cai trị đất nước sẽ tận tâm phục vụ đất nước, đem hết sức mình ra phục vụ nhân dân, bảo vệ độc lập, lãnh thổ toàn vẹn đất nước, mang lại phồn vinh cho toàn dân cùng hưởng.
Nhưng thực tế nước ta không được như vậy, còn rất xa mới được như vậy. Cho nên vấn đề nhân sự cầm quyền từ thấp lên cao nhất đang là vấn đề hệ trọng nhất, nóng bỏng nhất hiện nay, khi đảng Cộng sản sắp bước vào Đại hội XI để bầu ra Ban Chấp hành trung ương mới, Bộ Chính trị mới, Tổng bí thư mới, và
Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng cung cách lựa chọn nhân tài hiện nay là yếu kém, là không hiệu quả, mang tính chất bè phái, hạn hẹp, chủ quan, duy ý chí, rất thiếu trách nhiệm. Thành ra bộ máy cầm quyền, lãnh đạo, cai trị quốc gia không gồm những tinh hoa của đất nước; ngược lại, có quá nhiều người tâm thì lạnh, tầm thì thấp, lại ở những vị trí cao nhất, có nhiều quyền lực nhất của đất nước. Tai họa quốc gia bắt nguồn từ đó.
Nhân tài là nguyên khí của quốc gia. Nhân tài cầm quyền yếu kém, thậm chí ham lợi riêng, tài năng mỏng manh thì xã hội sẽ mất đà phát triển bền vững, nhân dân sẽ chịu ách bất công, cực nhục trước cường quyền hung bạo, độc đoán.
Vấn đề phát hiện, tuyển lựa nhân tài cầm quyền nên là một đề tài bàn luận, hội thảo rộng rãi trong xã hội, trong giới trí thức, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đại hội đảng các cấp; cần bàn bạc cho ra lẽ, đến nơi đến chốn, coi như một đề tài trọng điểm, một nút chặn lớn cần giải tỏa để đất nước tiến lên. Không vậy tình hình sẽ bế tắc từ gốc. Cả đất nước này sẽ đi xuống; đảng CS sẽ mất thêm uy tín vốn đã sa sút trầm trọng, đang có nguy cơ xuống tận đáy nếu lãnh đạo không tỉnh ngộ.
Đó là vì nếu cứ làm như cũ, Bộ Chính trị hiện đã chọn xong danh sách Trung ương khóa XI, đã trao đổi gần xong danh sách 15 ủy viên Bộ Chính trị mới, còn tổng bí thư đang chọn vòng cuối cùng giữa 4 ứng viên (các ông Trọng, Sang, Việt, Thanh) trong kỳ họp Trung uơng kỳ 13 sắp tới. Nghĩa là vẫn là chọn trước, kín đáo, giữa 4 bức tường trên đường Hùng Vương, do trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hồ Đức Việt chuẩn bị. Tất cả đều làm trong bóng tối, sau lưng toàn đảng, bịt mắt toàn dân, trước cả Đại hội XI, theo cái nguyên tắc «dân chủ tập trung », nghĩa là dân chủ đảo ngược, dân chủ cắt xén, dân chủ bị phủ định, bất chấp luật pháp, nguyên tắc và điều lệ đảng!
Do tình hình gần đây xấu đi, thói độc đoán quan liêu trở lại nặng nề hơn trước, nên mới có hiện tượng khác thường là cậu con ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh là Nông Quốc Tuấn tuy đã bị Trung ương khóa IX kỳ họp cuối bác bỏ đề nghị của chính ông Mạnh, không cho vào Trung ương, lần này lại được cử làm bí thư tỉnh ủy, nhằm cơ cấu lại vào Trung ương khóa XI! Chuyện «cố đấm ăn xôi» này thật ngang ngược, và chứng tỏ Ban Tổ chức Trung ương do Hồ Đức Việt cầm đầu vẫn chứng nào tật ấy, khinh thường toàn đảng, khinh thường dư luận xã hội đến mức nào. Rồi đây người ta sẽ nhận ra là bao nhiêu góp ý cho văn kiện Đại hội về vấn đề nhân sự, lựa chọn nhân tài lãnh đạo… đều bị bỏ ngoài tai, nhân sự mới còn tệ hơn nhân sự cũ vốn đã không ngang tầm trách nhiệm thì tâm lý xã hội đối với đảng sẽ nặng nề ra sao?
Có thể nói một cách thẳng thắn rằng 15 vị trong Bộ Chính trị hiện nay, nếu đưa ra so sánh với hơn 20 cán bộ đảng viên vừa làm cuộc hội luận góp ý với các văn kiện Đại hội (xem bài ‘Túi khôn dân tộc’ bác bỏ hoàn toàn Cương lĩnh của Bộ Chính trị), hay với một số vị ký tên vào kiến nghị bauxit (kỳ 2), hay cả với các trí thức của Viện VDS, thì rõ ràng họ đều vượt 15 vị ấy cả về đức và tài, cả về tâm và về tầm cao trí tuệ. Vượt khá xa nữa. Đây là bi kịch, có thể nói là thảm kịch của đất nước.
Cuối cùng, nhân nói đến nhân sự lãnh đạo của đất nước, xin kể lại một câu châm ngôn dân gian, nảy sinh ra từ Câu lạc bộ Ba đình, dành cho cán bộ đương chức và về hưu của cơ quan trung ương và Bộ Quốc phòng, một bạn gửi sang cho tôi. Đó là:
Những người đảng ghét, dân yêu,
Ngẫm ra không ít bậc «Siêu anh tài»
Những người đảng đến khoác vai
Xem ra phần lớn là loài bất nhân!
Ai đã sáng tác ra 4 câu thâm thúy như thế? Đó là sáng tác tập thể, truyền miệng của quần chúng có lương tri, rất mẫn cảm về chính trị. Mà là quần chúng chất lượng cao đấy!
Họ là xã hội dân sự, là xã hội công dân đang lừng lững bước tới, không một sức mạnh hung hãn nào cản nổi.
15 vị trong Bộ Chính trị đang nắm trọn quyền hành của quốc gia tuy không được dân bầu ra, chỉ do nội bộ một đảng bầu ra với nhau, tự cho mình quyền sinh quyền sát đối với bất cứ người dân Việt nào trong hơn 80 triệu dân, hãy ngẫm nghĩ cho thật sâu về câu châm ngôn lý thú ấy của nhân dân.
Họ là nhân dân, vô danh tiểu tốt, nhưng nâng thuyền là họ, lật thuyền cũng là họ. Xin 15 vị trên thượng đỉnh quyền lực hãy chịu nghe lẽ phải, nghe số đông, nghe quần chúng, nghe số đảng viên lương thiện, và tỉnh ngộ. Hãy có lương tri trong sáng của cả dân tộc, một dân tộc trọng nghĩa tình, yêu nước, thương dân, có đạo nghĩa, biết cố kết để cứu nước trước mọi hiểm họa khi Tổ quốc lâm nguy.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

VOA

15 bác đỉnh cao líu lưỡi trước em gái 16 tuổi

Hầu hết những kiến nghị và góp ý với các văn kiện dự thảo chuẩn bị cho Đại hội XI đảng CS Việt Nam đều tập trung phê phán sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, còn chỉ rõ Bộ Chính trị khóa hiện tại phạm những sai lầm vượt quá các khóa trước, từ chống lãng phí tham ô, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường đến cải cách phúc lợi xã hội, cải cách y tế, đổi mới giáo dục… đều sa sút lớn. Từ vấn đề quan tâm đến nông dân, nông thôn, nông nghiệp đến cải thiện cuộc sống của người lao động; từ quan tâm đến phụ nữ nghèo khổ bị buôn bán qua biên giới, đưa đi lao động sang Nam Triều Tiên, Trung Đông… đến người dân các vùng lũ, lụt, Bộ Chính trị khóa hiện tại tỏ ra vô trách nhiệm, buông trôi, gần như bỏ mặc.

Các góp ý của cán bộ kỳ cựu, đảng viên lâu năm 30, 40 năm tuổi đảng đều chỉ rõ Bộ Chính trị khóa hiện tại là Bộ Chính trị của vụ Vinashin, của vụ bauxite trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, là Bộ Chính trị của các vụ tham nhũng quốc tế Securency, Nexus Technologies ở Úc và ở Mỹ vẫn bị che che dấu dấu, của vụ cưỡng dâm tập thể của các quan chức cộng sản đầu tỉnh Hà Giang vẫn bị bóp ngẹt một cách gian trá, của vụ án dựng lên vụng về về Luật sư Cù Huy Hà Vũ mua dâm chỉ nhằm trả thù và bịt mồm một trí thức ngay thật dám đứng thẳng dậy vì quyền sống tự do của nhân dân và dân tộc.

Bộ Chính trị bị tập trung chĩa mũi nhọn trong đấu tranh mấy tháng nay là có lý do, có cơ sở. Vì nói là đảng lãnh đạo nhưng thật ra gần 3 triệu đảng viên CS chỉ là một khối không hồn, không có tác dụng gì đối với đường lối, chủ trương, chính sách của đảng; ngay cả Ban chấp hành trung ương gồm 160 ủy viên chính thức và 21 ủy viên dự khuyết hầu hết phân tán ở các điạ phương và các ngành, mỗi năm họp 2 lần, cũng không có tác động gì nhiều đến các đường lối, chủ trương chính sách của đảng, tuy phần lớn mỗi vị đều ra sức tận dụng chức quyền để kiếm lợi, không ít còn tác yêu tác quái ở địa phương mình, như ở Hà Giang, Đà Nẵng, Ninh Bình, Bình Thuận, Sóc Trăng, Cà Mau…

Theo cơ chế dân chủ tập trung – nghĩa là dân chủ bị cắt xén, bị đảo ngược, Bộ Chính trị 15 người hiện nay mới thật là cơ quan lãnh đạo toàn quyền tối cao, có quyền lực vô hạn, tuyệt đối, theo nguyên tắc «chuyên chính vô sản» của Lenin là tự đặt trên luật pháp, ngoài luật pháp và hiến pháp, có quyền sinh quyền sát đối với mỗi một công dân mà không có một quyền lực nào khác kiềm chế, kiểm tra, cân bằng. Trong đảng CS, người ta gọi đó là nguyên tắc «sự lãnh đạo thường xuyên, liên tục và tuyệt đối của đảng».

Do đó việc Bộ Chính trị 15 người hiên tại bị tập trung phê phán, bị chất vấn, bị mổ xẻ ngay trong Quốc hội là lẽ đương nhiên. Do đó bài viết “Ủy viên Bộ Chính trị, ông là ai?” của Blogger Nắng chang chang (dân làm báo) đã có gần một triệu người đọc và truyền bá rộng rãi chỉ trong vòng 3 tuần lễ.

Tác giả điểm mặt từng vị trong 15 vị để kết luận không một ai có tài năng gì xuất chúng, có trình độ hiểu biết gì sâu rộng, có đạo đức gì cao siêu vượt số đông, thậm chí tỏ ra kiến thức chỉ ở mức trung bình, hiểu biết thế giới nông cạn, đạo đức rất đáng nghi ngờ, khả năng ngoại ngữ giao tiếp thô kệch, mà sao lại có quyền hành kinh khủng đến thế.

Nhà báo này còn so sánh với các khóa Bộ Chính trị trước kia, và nhận ra 15 người hiện tại không ai có thành tích gì chống thực dân, giành độc lập, không hề bị tù đày, không có một chiến công hay thành tích gì nổi bật, trình độ viết lách, tranh luận chỉ sàn sàn bậc trung, Bộ Chính trị lại không do công dân hay Quốc hội bầu ra, vậy sao lại có quyền vô hạn đến thế? Có chế độ nào lộn xộn, vô lý, phi pháp đến vậy.

Giữa lúc cư dân bloggers xôn xao với bài “Ủy viên Bộ Chính trị, ông là ai?” thì một bài viết khác, của một em gái mới 16 tuổi, em Nguyễn Đắc Hải Di – Joyce Anne Nguyen – hiện du học ở Oslo – Na Uy, với đầu đề là “Bài viết không có tựa” cũng được truyền đi rất rộng trong và ngoài nước. Em sinh viên khoa học xã hội quan tâm đến tình hình chính trị của nước ta đã là chuyện hiếm, vậy mà những chính kiến của em khá là sắc sảo, không kém phần hồn nhiên, thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc. Em Hải Di đặt ra những câu hỏi nóng bỏng, rất cần gửi đến 15 vị Bộ Chính trị lúc này, nguyên văn là:

15 Ủy viên BCT. Hình Danlambao

“Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ hoàn toàn không quan tâm đến nhân dân? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không cho phép nhân dân biểu tình hoặc chỉ đơn giản là cất tiếng nói? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ gạt ngang không đếm xỉa đến bản kiến nghị phản đối 1 dự án gây tác hại trầm trọng đến môi trường, sự sống và cả an ninh lãnh thổ đất nước? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ chặn Blog, chặn Website? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi dân oan khiếu kiện, họ không bao giờ giải quyết? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không đầu tư công sức vào nền giáo dục, tiếp tục những trò cải cách chạy vòng quanh không cần thiết, bằng cách lấy kiến thức năm này đắp vào năm khác và quay vòng? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không giải quyết vấn đề tham nhũng trầm trọng và giải thích Việt Nam không phải là nước tham nhũng nhất thế giới và quốc gia nào cũng có? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không màng đến vấn đề giao thông, để hàng chục ngàn người chết mỗi năm, và phần lớn vì đường sá chật chội, đầy ‘lô cốt’, kém chất lượng và gây ra nhiều cái chết phi lý? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ xem nhân dân là con cái không được phép cãi lời và ‘hàng xóm’ không cần can thiệp? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ lên nắm quyền khi nhân dân không biết họ là ai để bàu cho họ? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ dù làm bất cứ điều gì, vẫn tiếp tục giữ cái ghế của mình? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ e ngại mọi sự so sánh và kết luận đó là vọng ngoại và phản quốc? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không dám nhìn thẳng vào khuyết điểm và huyễn hoặc nhân dân rằng mọi đất nước có vấn đề riêng và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ?”

Một em gái 16 tuổi – mới là công dân dự bị, dám đặt ra một loạt 13 câu hỏi tâm huyết, chứng tỏ rằng tình hình chính trị nước ta đang chuyển biến sâu và rộng đến mức nào.

Và cũng chứng minh giới phụ nữ ta đang thức tỉnh mạnh mẽ ra sao. Cô luật sư Công Nhân làm thơ chế riễu độc quyền đảng trị. Nhà văn Võ Thị Hảo hỏi tội kẻ nào đã tàn phá nền văn hóa nền nã của đất Kinh kỳ Thăng Long, chỉ đích danh thủ phạm là những kẻ cổ xúy đấu tranh giai cấp, tận diệt tư hữu, khinh thị tri thức, chà đạp luật pháp. Các blogger nữ Mẹ Nấm, Đoan Trang…lên án cường quyền độc đảng với giọng nói mềm mỏng mà lạt mềm buộc chặt, lý lẽ đâu ra đấy, pha nét châm biếm thú vị. Nữ nhi thời này thật nổi bật.

Em Hải Di có thể rồi sẽ là một nữ đại biểu của một quốc hội nhân dân trong tương lai. Vì quốc hội hiện nay 91% số đại biểu là đảng viên, là một cái hội của đảng, do đảng chọn, tuân theo lệnh của đảng, trên thực tế là cái hội riêng của Bộ Chính trị CS, của 15 người, không hề được nhân dân ủy nhiệm. Gọi là Quốc hội là không đúng, là ăn gian.

Xin mời 15 vị chóp bu của đảng trả lời 13 câu hỏi nói trên của một công dân dự bị 16 tuổi. Hãy tưởng tượng một cuộc chất vấn công khai, một bên là 15 bác lãnh đạo cấp cao nhất và một bên là em sinh viên công dân dự bị 16 tuổi Hải Di.

Chúng ta sẽ chứng kiến cảnh 15 bác lãnh đạo ấp úng, loanh quanh, ngụy biện và… líu lưỡi trước một cháu gái 16 tuổi vừa e thẹn vừa tươi cười thoải mái tự tin cho mà xem.

Nguồn: Blog Bùi Tín (VOA)

Ghế thủ tướng của ông Dũng lung lay?

Đàn Chim Việt: Những người gặp ông Dũng gần đây nói ông mặt “bạc như vôi”, trông “tọp hẳn đi”. Vừa rồi, trong kỳ họp Quốc Hội, một số đại biểu gay gắt chỉ trích chính phủ về điều hành yếu kém, nhất là chuyện nợ nần của Vinashin.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đưa ra một đề nghị chưa từng có, bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng. Đề nghị sau đó đã bị bác. Chắc chắn “hạn” của ông Dũng chưa kết thúc ở đây khi những vấn đề kinh tế nóng bỏng như Bauxite, Vinashin chưa được giải quyết thỏa đáng.

Ông Dũng sẽ mất chức hay sẽ ‘tót’ lên chức Tổng bí thư. Vẫn còn hơi sớm để có thể nhận định. Chúng tôi xin chuyển tới bạn đọc cái nhìn của giáo sư Carl Thayer, chuyên viên về Việt Nam của Úc.

————————————————

BBC: Giáo sư chuyên nghiên cứu Việt Nam hàng đầu của Úc, Carl Thayer, vừa lên tiếng bình luận rằng sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang lung lay.
Ông Thayer, người từng cho rằng ông Dũng ra lệnh chấn chỉnh Vinashin như một đòn chặn trước các cuộc tấn công, nay nói đang tồn tại âm mưu có phối hợp nhằm đẩy ông Dũng ra khỏi vị trí thủ tướng tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản vào tháng Một năm 2011.

Trong tài liệu tư vấn mới được công bố, ông Giáo sư chuyên nghiên cứu Việt Nam hàng đầu của Úc, Carl Thayer, vừa lên tiếng bình luận rằng sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang lung lay.

Ông Thayer, người từng cho rằng ông Dũng ra lệnh chấn chỉnh Vinashin như một đòn chặn trước các cuộc tấn công, nay nói đang tồn tại âm mưu có phối hợp nhằm đẩy ông Dũng ra khỏi vị trí thủ tướng tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản vào tháng Một năm 2011.

Trong tài liệu tư vấn mới được công bố, ông Thayer viết:

“Giờ đã có vẻ rõ ràng rằng nếu ông Dũng có tham vọng trở thành tổng bí thư đảng, ông đã bị bỏ lại sau.

“Hiện nay vị trí thủ tướng của ông cũng bị đe dọa.

“Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tới đây sẽ quyết định vấn đề này nhưng có dấu hiệu cho thấy nếu các đại biểu không hài lòng về mức độ trừng trị đối với ông Dũng, vị trí thủ tướng vẫn có thể gặp nguy khi các đại biểu bỏ phiếu ở Đại hội Đảng.”

‘Dập tắt bất đồng’

Ông Nguyễn Tấn Dũng, người tháng này tròn 61 tuổi, chịu nhiều sức ép trong những tháng gần đây vì sự ủng hộ của ông cho việc khai thác bauxite và chủ trương xây dựng các tập đoàn lớn như Vinashin.

Thậm chí Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết còn đòi Quốc hội điều tra và bỏ phiếu tín nhiệm đối với ông Dũng và những bộ trưởng có liên quan trong vụ bauxite.

Sự bức xúc của ông Dũng trước những sức ép này được thể hiện qua một loạt bài đăng trên trang web chính thức của chính phủ chỉ trích mạnh mẽ ông Nguyễn Minh Thuyết mặc dù không nêu tên ông.

Những chỉ trích này cũng ngay lập tức bị một số chuyên gia coi là biểu hiện của sự muốn “độc quyền chân lý” và “không nhìn thẳng vào sự thật”.

Liên quan tới Đại hội Đảng Cộng sản sắp tới, ông Carl Thayer nói ông nhận thấy các tài liệu chính của Đảng Cộng sản chuẩn bị cho đại hội sắp tới vẫn tiếp tục nhắc tới “các lực lượng thù địch” và “diễn biến hòa bình”.

Ông Thayer nói có hai “lực lượng” đứng đằng sau các vụ bắt giữ những người bất đồng chính kiến gần đây ở Việt Nam – “khối công an và những đồng minh ý thức hệ của họ, và những người không muốn quan hệ với Trung Quốc bị tổn hại.”

“Luật sư Cù Huy Hà Vũ là trường hợp đặc biệt – các cuộc tấn công của ông nhắm vào vị thủ tướng tăng sức mạnh cho những người muốn đẩy ông Dũng ra khỏi vị trí hiện nay.

“Nhưng trên hết vẫn là mong muốn dập tắt tất cả những bất đồng từ bên ngoài giới chóp bu.”

Tổng Bí thư

Giáo sư Thayer cũng nói “có rất nhiều người đồn đại rằng ông Nguyễn Phú Trọng được ủng hộ nhiều hơn để trở thành tổng bí thư kế tiếp một phần vì ông được Trung Quốc chấp nhận.”

Nhưng điều này còn phụ thuộc việc Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị quyết định đồng ý để ông Trọng, năm nay 66 tuổi, ở lại Bộ Chính trị mặc dù đã qua tuổi 65, tuổi về hưu theo quy định.

Còn về ghế thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Thayer cũng nói một nhân vật khác được cho là đang muốn thay chức này là Ủy viên Bộ Chính trị Trương Tấn Sang.

Chuyên gia Việt Nam học người Úc nói, “giải an ủi” cho ông Sang, nếu ông không thể ngồi vào ghế thủ tướng, có thể là chức chủ tịch nước.

Giáo sư Thayer cũng nhận định Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và mặc dù họ đã không còn mời các đoàn đại biểu nước ngoài tới dự đại hội từ năm 2006, ông Nông Đức Mạnh đã thăm Trung Quốc trước tiên sau khi đắc cử.

Nguồn BBC

Việt Nam không chống Trung Quốc


Tay phải nắm tay Hoa Kỳ, tay trái nắm tay TQ? Tranh biếm họa Babui- DCVOnline.net

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ hai do Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn vào hai ngày 11 và 12 tháng 11 năm 2010 đã đạt kết quả nhất định qua nhận xét của ngài Nazery Khalid, thuộc Học viện Hàng hải của Malaysia cho rằng phía Trung Quốc đã bớt hung hăng hơn năm ngoái, năm nay họ đang trở nên “thận trọng và rón rén’’.

Tuy nhiên, theo giáo sư Nga Lokshin G. Mikhailovich thì “Các nước đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông, thế nhưng tiến trình đã bị ngưng trệ, bởi Trung Quốc áp dụng chính sách 3 không: nói không với quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nói không với đối thoại đa phương, nói không với bất kì cơ quan thứ 3 nào can dự giải quyết vấn đề Biển Đông. Chính sách đối ngoại ba không này khiến cho xung đột Biển Đông không có hướng giải quyết”.

Vấn đề Biển Đông sẽ còn bế tắc khi Trung Quốc chưa chịu xóa bỏ hoặc điều chỉnh tấm bản đồ hình lưỡi bò tham lam ngang ngược của họ. Cùng với tướng Daniel Shaeffer – Trung tâm Nghiên cứu Châu Á 21 ( Pháp ), giáo sư Erik Francks – Trưởng khoa Luật Quốc tế và Châu Âu, Đại học Brussel ( Bỉ ) đã phân tích rất rõ rằng đường đứt đoạn 9 khúc này của Trung Quốc đưa ra là hoàn toàn phi lý.

Dư luận xã hội càng hết sức sôi sục khi nghe những câu trả lời phỏng vấn “Tuần Việt Nam” của tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh đến dự Hội thảo từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.

Nhiều ý kiến phản ứng rất quyết liệt:

“Phải vận động dân chúng Sài Gòn và cả nước tẩy chay và đuổi thằng này về nước ngay”

“Một thằng Tàu vắt mũi chưa sạch mà dám hỗn láo ngay trên đất Việt, thật là nhục nhã cho người Việt”.

“Phải xẻo mũi thằng này và đuổi ngay nó về nước, không tham luận gì hết. Còn để nó công khai dạy bảo người Việt ngay trên đất Việt hay sao? Mấy ông học giả Việt biến đi đâu cả rồi, không biết nhục à. Dân Việt chết hết cả rồi hay sao?”

“Hãy để cho giới xe ôm Sài Gòn dạy cho nó bài học về sự hỗn xược vô học này. Hãy cho những thằng Tàu tham lam và ngu dốt mở mắt ra. Không được để nó về Tàu còn nguyên vẹn. Đó là mệnh lệnh”.

Cơn phẫn nộ có lý này được gây nên bởi những câu trả lời vừa sai, vừa xấc xược của tiến sỹ Vương Hàn Lĩnh khi anh ta nói: “Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc”.

Học giả Đinh Kim Phúc đã phải giảng lại về lịch sử cho chàng tiến sỹ này như sau: “Cần nhắc lại cho ông nhớ rằng Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Thương mại ( Hiệp ước Thiên Tân ) được ký kết ngày 9/6/1885 giữa Lý Hồng Chương và Patenôtre, được quốc hội Pháp thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1885 nhấn mạnh những gì đã ký ngày ngày 11 tháng 3 năm 1884 là đảm bảo Pháp sẽ rút khỏi Đài Loan để có thương quyền ưu đãi và nhà Thanh phải từ bỏ bá quyền lịch sử ở Việt Nam. Trung Quốc phải lập tức rút quân về biên giới Trung Quốc và phải tôn trọng hiện tại và tương lai các hiệp ước đã ký và sẽ ký giữa Pháp và triều đình Huế. Hay nói một cách khác, quan trọng hơn là kết quả Hiệp ước Thiên Tân 1885 và Hoà ước Pháp-Thanh năm 1887 đã xóa bỏ vĩnh viễn cái bánh vẽ “thượng quốc – thuộc quốc” giữa Việt Nam và Trung Hoa”.

Luật sư Nguyễn Trọng Quyết còn thấu đáo hơn trong thư gửi đại sứ Trung Quốc: “Ngay từ hồi học lớp 5 (10 tuổi), tôi đã biết rằng vào năm 1885, chẳng có đất nước nào được gọi là Trung Quốc ở phía bắc của Việt Nam ngày nay (bấy giờ gọi là vương quốc An Nam). Ở thời điểm đó, chỉ có một thuộc địa rộng lớn nằm dưới quyền cai trị của người Mãn Châu (một dân tộc thiểu số tại Trung Quốc) từ năm 1644.

Thậm chí, chủ quyền đầy đủ của người Mãn Châu đối với vùng lãnh thổ này vào nửa cuối của thế kỷ XIX cũng bị đặt một dấu hỏi lớn. Tôi đã được xem một bức tranh miêu tả đất nước của Ngài khi đó giống như một chiếc bánh ngọt để trên bàn, xung quanh là các ông lớn đến từ Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Italia…

Suốt từ năm 1644 đến năm 1911, không có một ông vua người Hán nào cai trị đất nước Trung Quốc ngày nay của Ngài.

Không rõ ông TS Vương Hàn Lĩnh có đọc sử không nhưng như Ngài đã biết: vào năm 1789, Hoàng đế Quang Trung của đất nước chúng tôi đã đánh bại 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh (những người cai trị dân tộc Hán của Ngài khi đó); và nếu đất nước của Ngài có những nhà ngoại cảm giỏi thì chắc chắn sẽ tìm thấy hài cốt của tướng Sầm Nghi Đống ngay tại Gò Đống Đa Hà Nội (cách trụ sở Đại sứ quán của Ngài không xa).

Thế nên tôi mới muốn nói với Ngài rằng, việc ông TS Vương Hàn Lĩnh bảo chúng tôi phải “nên nhớ rằng” “cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc” đã cho thấy cái ông Vương Hàn Lĩnh có học vị tiến sĩ này chẳng có lấy một chút hiểu biết về lịch sử”.

Đến câu nói: “Tôi muốn nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu (chỉ đàm phán song phương, không chấp nhận đa phương ), các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh. Điều này không hề tốt cho tương lai” thì Vương Hàn Lĩnh đã làm cho bác Hai Xe Ôm trong blog của nhà văn Phạm Viết Đào phải quắc mắt quát lớn: “Tôi đề nghị Bộ Ngoại giao yêu cầu ông ta phải cải chính những ý kiến trên, xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam; nếu ông ta không thừa nhận mình lỡ lời, lập tức thu hồi thị thực nhập cảnh, yêu cầu ông ta rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Song với việc này, tuyên bố cấm cửa không bao giờ cấp visa cho Vương Hàn Lĩnh thêm một lần thứ 2 vào Việt Nam dưới bất kỳ hình thức gì. …Xin lưu ý, thời Trần đã có lúc vua Trần cho bắt giam sứ thần nhà Nguyên vì thái độ hỗn láo, ngang ngược của chúng.

Trục xuất ngay Vương Hàn Lĩnh ra khỏi Việt Nam để xem y có giỏi về mách với bố nó, xui ông Hồ Cầm Đào xua quân sang đây, bố mày đang máu đây! Chọi con mà láo!”.

Không phải chỉ Vương Hàn Lĩnh, ngày 7 tháng giêng năm nay, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường cũng đã từng hống hách răn đe: “Hợp tác (với Trung Quốc) sẽ phát triển, (Việt Nam) đấu tranh sẽ thất bại”.

Cho nên, giáo sư Carl Thayer – Học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia hàng đầu về hồ sơ Biển Đông tỏ ra bi quan cho rằmg “vấn đề đòi hỏi chủ quyền sẽ tiếp tục khó giải quyết ” và “ tính chất thiếu minh bạch của Trung Quốc đã tạo ra những nghi vấn chính đáng về ý đồ chiến lược của họ”.

Ông nói Trung Quốc “đã tìm cách ngăn chận những nỗ lực của Việt Nam, là nước đang giữ chức chủ tịch của khối ASEAN, nhằm hình thành một mặt trận thống nhất đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông”.

Câu nói này của giáo sư Carl Thayer ở bản tin khác lại được dịch là: Trung Quốc “đã tìm cách ngăn chận những nỗ lực của Việt Nam, là nước đang giữ chức chủ tịch của khối ASEAN, nhằm hình thành một mặt trận thống nhất chống Trung Quốc ở Biển Đông”.

Không được đọc nguyên bản tiếng Anh nên không biết độ chính xác của các bản dịch. Dẫu thế nào đi nữa, tôi nghĩ, Việt Nam không nên tuyên bố chống Trung Quốc. Thế giới có thể thấy cần và phải chống Trung Quốc nhưng đối với Việt Nam, chủ trương chống Trung Quốc cũng sai lầm và dại dột như đã từng chủ trương chống Mỹ.
Nói thế không có nghĩa là vì ta sợ lời đe dọa của ông Tôn Quốc Tường: “ (Việt Nam) đấu tranh (với Trung Quốc) sẽ thất bại ”.

Hoàn toàn ngược lại với ông, không chỉ những chiến công hiển hách của cha ông chúng tôi đã trui rèn ý chí mà những phân tích hiện đại cũng cho phép chúng tôi vững tin rằng nếu lại nổ ra cuộc chiến Trung – Việt thì nhất định chúng tôi lại sẽ chiến thắng.

Xét về nội lực, so với thời cha ông hay với thời đánh Mỹ, ngày nay chúng tôi đã mạnh hơn. Trong nước, các bác Hai Xe Ôm khi cần đánh Tầu sẽ “máu” hơn đánh Mỹ nhiều. Ba triệu đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cũng sẽ rất “máu” trên trận tuyến vận động quốc tế.

Nếu ở thời đánh Mỹ, dù đảm đương nhiệm vụ tiên phong trên tuyến đầu đấu tranh vì ý thức hệ chúng tôi cũng chỉ nhận được sự hỗ trợ chủ yếu từ Liên Xô, Trung Quốc thì nay, không cần đứng vào phe nào, mặc nhiên chúng tôi cũng có đồng minh ở hầu hết thế giới tiên tiến đứng đầu là Hoa Kỳ. Chẳng những thế, chúng tôi còn sẽ có những người bạn chí thiết cùng sẻ chia quyền lợi thiết thân không chỉ trong khối Đông Nam Á mà từ cả một vòng cung vây quanh các ông đang được thiết lập: Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Nam Hàn … Vòng cung này đang nhanh chóng hình thành do chính lòng tham cuồng nộ và sự huênh hoang quá sớm của các ông kích thích tạo tác.
Mấy dòng phân tích sơ lược trên đây mong nhắn gửi tới các ông và mấy vị lãnh đạo ĐCSVN đang muốn thần phục các ông hoặc vị sợ sệt, hay muốn cậy nhờ.

Dù không tiện công bố, nhất định trong tương lai không xa Việt Nam sẽ phải có vũ khí nguyên tử. Việt Nam sẽ có vũ khí nguyên tử để răn đe, và nếu cần, cực chẳng đã, đành quyết ra tay trừ diệt cái kiểu hống hách ngang ngược của bọn người như mấy ông tiến sỹ và đại sứ kia.

Song như tôi đã từng nói: “Việt Nam cần vũ khí nguyên tử chắc chắn không để đối chọi với bất cứ ai. Việt Nam có vũ khí nguyên tử cũng không nhằm nã vào Trung Quốc mà để mong được nắm tay Trung Quốc thân ái, bình đẳng ( nhưng khiêm nhường ), thể theo đường lối:

“Việt Nam muốn bảo toàn lãnh thổ và lãnh hải tay phải phải nắm Hoa Kỳ, tay trái phải nắm Trung Quốc ” ( * )

Hà Nội 20 tháng 11 năm 2010

© Nguyễn Thanh Giang
© Đàn Chim Việt

Đừng Bảo tôi im

Joyce Anne Nguyen
Đúng là hậu sinh khả úy!
Với vốn kiến thức cập nhựt thời cuộc, với lối hành văn trong sáng lôi cuốn và nhứt là với một tấm lòng trăn trở với tình hình đất nước, tác giả đã gióng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh những ai mang tâm trạng:
“Lắm khi thiên hạ đang ngủ cả,
Việc gì mà thức một mình ta”.

Thân chuyển. Thật khó tin là bài này do một người 16 tuổi viết ra. Vậy mới biết cái học và cách sống của bản thân mình ngày trước thật ra chật hẹp và ấu trỉ đến mức nào.
Than chuyen :
bai viet cua mot co be 16 tuoi tai Na Uy
cô sẽ là một kiện tướng trong cuộc đấu tranh giành lại tự do cho đất nước Viet Nam
===============
BÀI VIẾT KO CÓ TỰA
Wednesday, March 3, 2010 at 2:42am
Có đôi khi suy nghĩ, tôi chợt cảm thấy có lẽ mình nên bỏ tất cả. Bỏ tất cả việc viết lách này. Có rất nhiều lý do để tôi ko nên tiếp tục viết.

Tôi 16 tuổi, ở tuổi này như những người đồng trang lứa tôi nên chú tâm học hành và có những mối quan tâm phù hợp với lứa tuổi.
Tôi ko bị ép buộc phải lên tiếng, và tôi ko đủ tư cách để lên tiếng và kêu gọi người khác phải đứng dậy tranh đấu cho quyền lợi cá nhân và thay thế 1 chế độ khác với những nhà cầm quyền khác, bởi dù gì tôi cũng đang sống ở nước khác, tôi là kẻ hèn nhát đứng từ xa hò hét kêu gọi, khi có chuyện tôi ko phải cam chịu gì cả, và tôi nói gì cũng được, gào gì cũng được.
Có đôi khi tôi cảm thấy nhục nhã và ghê tởm với bản thân. Và có lẽ sự im lặng là lựa chọn tốt hơn cho tôi. Có nhiều lúc tôi cảm thấy như vậy. Dù tôi có viết hàng trăm, hàng ngàn bài, cũng ko có điều gì xảy ra. Mọi việc đều diễn ra như vậy. Vô số người đã viết, vô số người đã lên tiếng, vô số người đã đấu tranh và cống hiến cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhưng cũng ko có gì thay đổi. Việc viết lách của tôi nói chung cũng ko có lợi gì. Ko tạo nên 1 sự thay đổi. Cũng ko thuyết phục hay lôi kéo được ai. Rất nhiều người cũng đã bảo VN ko cần những người như tôi, và thay vì chê bai chế độ, ko đóng góp, có lẽ tôi nên ngậm họng và sống cho đất nước tôi đang sống.
Có đôi khi tôi cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Dĩ nhiên khi ở VN, tôi ko viết, ý tôi là tôi có viết về những bức xúc trong xã hội nhưng ko viết về chính trị chẳng phải vì tôi sợ, mà trong nước tôi chưa kịp thấy nhiều để ý thức được người dân trong nước ko may mắn như thế nào. Chỉ khi được đến 1 đất nước khác và đi 1 số nơi, tôi mới thấy 1 số điều và so sánh, tôi mới bắt đầu viết về chủ đề này. Nhưng có lẽ tôi nói chung cũng vẫn là 1 kẻ hèn nhát to miệng, kêu gọi người dân trong nước đứng lên phản kháng, trong khi mình đã an toàn.
Có lẽ tôi nên im lặng. Và mọi người cùng im lặng.
Chúng ta hãy cùng ngồi yên và chấp nhận hoàn cảnh, với suy nghĩ mọi nước đều có vấn đề, khó khăn riêng, và mỗi chế độ đều có cái tốt cái xấu của nó.
Chúng ta hãy cùng im lặng và lờ đi những vấn nạn của đất nước, với an ủi rằng đất nước dù sao cũng đang tiến bộ.
Chúng ta hãy cùng im lặng và tin tưởng rằng việc im lặng chấp nhận sẽ giúp đất nước bình yên.
Chúng ta hãy dùng từ “nhạy cảm” để né tránh mỗi khi bất kỳ ai đề cập đến vấn đề an ninh lãnh thổ.
Chúng ta hãy tập trung học hành, làm việc và đừng quan tâm đến chính trị.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ kéo sang tiến hành dự án bauxite ở Tây Nguyên, hủy hoại môi trường sống, giết chết sinh vật, gây bệnh tật cho đồng bào ta, và từ từ chiếm phần trung tâm của đất nước ta.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ thuê rừng đầu nguồn và chấp nhận tất cả những hậu quả của nó như sự ảnh hưởng đến sinh thái và lũ lụt, và để dân TQ kéo sang VN sống.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, và để đồng bào ta bị đánh cướp hoặc giết chết ngoài biển Đông.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để tấm bản đồ lưỡi bò đi khắp TG, và mọi người dần dần tin rằng biển Đông thuộc về TQ, HS- TS thuộc về TQ.
Chúng ta hãy nhắm mắt lại, và ngưng việc đọc báo đi, để tưởng tượng rằng ko có điều gì tồi tệ xảy ra và đất nước vẫn đang phát triển.
Nhưng liệu tôi, và bạn có thể làm được thế ko?
Nếu muốn, tôi có thể quên VN đi. Tôi có thể chỉ nên sống cho Na Uy. Và bất kỳ cái gì khác. Bạn cũng vậy. Nhưng liệu chúng ta có thể làm được như thế ko?
Mọi chuyện có lẽ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu ko có những vấn đề với TQ. Bây giờ ai cũng biết tình hình giữa TQ và VN đã nghiêm trọng như thế nào. Ko, đừng nói với tôi VN là nước nhỏ. Ko, đừng nói với tôi VN xui xẻo nằm quá gần 1 đất nước đầy tham vọng bá quyền như TQ. VN ko phải là nước nhỏ duy nhất phải chống chọi với 1 nước lớn. VN ko phải là nước duy nhất nằm gần TQ. Tôi biết tôi ko thể làm được gì cả. Tôi là 1 cá nhân, và 1 cá nhân chỉ là được những việc nhỏ nhặt trong giới hạn của 1 cá nhân. Nhưng nếu nhiều cá nhân gộp lại? “Don’t wait for leaders; do it alone, person to person.”- Mother Teresa. Nếu VN phải đối mặt với TQ, nếu nhân dân VN phải đối mặt với nguy cơ mất nước, ai sẽ cứu VN ngoài chính người dân VN? Mỹ ư? Ồ ko bạn ạ, người Mỹ chỉ làm những gì tốt nhất cho nước Mỹ, đừng quên Mỹ đang mắc nợ TQ, và đừng quên ko có lý do cụ thể nào để Mỹ phải giúp đỡ VN. Hay 1 vị Bụt hiện ra hỏi “Vì sao con khóc?” và phẩy cây phất trần biến điều ước trở thành hiện thực? Phật có câu “No one saves us but ourselves. No one can and no one may. We ourselves must walk the path.”
“It’s a dirty world out there, but if no one agrees to do the cleaning, the whole country goes down a shit house.”- Vikas Swarup.
Tôi đủ tỉnh táo để hiểu những bài viết của tôi ko đem lại 1 sự thay đổi cụ thể nào. Có 1 số người đã hỏi thẳng, tôi nhận được bao nhiêu tiền để viết. Tôi cảm thấy hổ thẹn cho họ. Tôi sẽ ko giải thích, tôi chỉ đơn giản trích 1 câu của Isabel Allende “How can one not write about war, poverty and inequality when people who suffer from these afflictions don’t have a voice to speak?” Nếu bạn hoàn toàn cho rằng việc viết lách là vô bổ, đừng quên trong chiến tranh ko phải ai cũng tham gia chiến đấu, có những người chiến đấu bằng ngòi bút. Có những người đóng góp theo cách riêng của họ.
Mọi người biết việc viết lách ko đem lại ích lợi gì nhiều. Vô số người đã viết. Vô số người đã lên tiếng. Ko có gì được thay đổi. Bản kiến nghị phản đối dự án bauxite được rất nhiều người ký tên cuối cùng cũng bị bỏ mặc. Những người biểu tình phản đối TQ bị bắt. Blogger bị bắt và bỏ tù. Ko có gì được thay đổi. Nhà nước vẫn tiếp tục làm việc của họ. Họ vẫn chặn facebook. Họ vẫn kiểm soát thông tin. Họ vẫn cấm nhắc tên Hoàng Sa Trường Sa trên game online. Họ vẫn treo băng rôn chúc mừng quốc khánh TQ. Họ vẫn xử tù người bất đồng chính kiến. Họ vẫn tiến hành dự án bauxite Tây Nguyên. Họ vẫn tiến hành dự án điện hạt nhân. Họ vẫn cho thuê TQ thuê rừng đầu nguồn. Họ vẫn.. Họ vẫn…
Nhưng thay vì đặt câu hỏi tại sao tôi lại viết dù biết việc lên tiếng ko đem lại ích lợi, tại sao bạn ko hỏi vì sao đã rất nhiều người lên tiếng nhưng vẫn ko có điều gì thay đổi? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ hoàn toàn ko quan tâm đến nhân dân? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko cho phép nhân dân biểu tình hoặc chỉ đơn giản là cất tiếng nói? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ gạt ngang ko đếm xỉa đến bản kiến nghị phản đối 1 dự án gây tác hại trầm trọng đến môi trường, sự sống, và cả an ninh, lãnh thổ đất nước? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ chặn blog, chặn website? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi dân oan khiếu kiện, họ ko bao giờ giải quyết? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko đầu tư công sức vào nền giáo dục, tiếp tục những trò cải cách chạy vòng quanh ko cần thiết, bằng cách lấy kiến thức năm này đắp vào năm khác và quay vòng? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko giải quyết vấn đề tham nhũng trầm trọng và giải thích VN ko phải là nước tham nhũng nhất TG và quốc gia nào cũng có? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko màng đến vấn đề giao thông, để hàng chục ngàn người chết mỗi năm vì tai nạn giao thông, và phần lớn vì đường sá chật chội, đầy “lô cốt”, kém chất lượng và gây ra nhiều cái chết phi lý? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ xem nhân dân là con cái ko được phép cãi lời và “hàng xóm” ko cần can thiệp? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ lên nắm quyền khi nhân dân ko biết họ là ai để bầu cho họ? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ dù làm bất kỳ điều gì, vẫn tiếp tục giữ cái ghế của mình? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ e ngại mọi sự so sánh và kết luận đó là vọng ngoại và phản quốc? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko dám nhìn thẳng vào khuyết điểm và huyễn hoặc nhân dân rằng mọi đất nước đều có vấn đề riêng và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ?
Ở đây tôi chỉ muốn nói lên vấn đề ý thức. Tôi ko có ý định tung hô nước ngoài như nhiều người sẵn sàng chụp mũ. Tôi chỉ đưa ra 1 vài so sánh. Trong ý thức người dân cũng như người lãnh đạo ở những quốc gia có tự do dân chủ, nhà nước được nhân dân bầu lên, và tồn tại vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Nhân dân đóng thuế nuôi các ông lãnh đạo, và khi các ông làm việc ko tốt, các ông phải nghe phê bình, và có thể bị phế truất. Có rất nhiều người vẫn thường lầm lẫn giữa khái niệm yêu nước và yêu nhà nước. Tất cả đơn thuần chỉ là trò chơi đánh tráo khái niệm. 1 kiểu áp đặt thường thấy. Quốc gia dân tộc là cái trường tồn. Nhà nước là cái tồn tại tạm thời. Khi 2 cái đi ngược nhau, tôi ko nghĩ tôi nên chọn cái ngắn thay vì cái dài. Có nhiều người sẽ bảo tôi là kẻ vô ơn. Rằng tôi sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, tôi ăn cơm trong chế độ này, tôi đi học trong chế độ này, tôi phải mang ơn thay vì phản chủ. 1 lần nữa phải nhấn mạnh, đây chỉ là vấn đề ý thức. Ko biết vì lý do gì, dường như người dân VN có thói quen thường sợ hãi và mang ý thức mình đang mang ơn nhà nước. Trong khi thực tế nhà nước lập ra để lèo lái đất nước, và đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Tôi phải biết ơn à? Tôi đã nhìn thấy các ông lãnh đạo như thế nào. 1 tờ báo chính thức trong nước từng viết, phải mất 175 năm để VN đuổi kịp Singapore, với điều kiện Singapore đứng yên- điều này là ko thể. GDP cũng tụt hàng trên TG. Tôi phải biết ơn đất nước vì đã độc lập, tự do, hạnh phúc à? Ta độc lập mà ta ko dám nhắc đến mối quan hệ VN- TQ? Ta độc lập mà ta ko dám biểu tình chống TQ? Hạnh phúc? Hạnh phúc mà sau này vô số người vẫn tìm cách bỏ đi, bằng cách này hay cách khác, hôn nhân, du học, lao động hợp tác, làm giấy tờ giả…? Hạnh phúc mà đa phần những người đã đi đều ko muốn về nước sống?
Tôi sẽ bị xem là kẻ hèn nhát. Tôi ko dám ở ngay trong nước hô hào. Tôi thừa nhận, có nhiều lúc tôi đã tự cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Tôi đi. Tôi ko ở lại. Nhưng cách đây ko lâu, ở trường tôi có buổi giới thiệu về 1 số trường ĐH ở Na Uy và ở những nước khác như Anh, Úc, Mỹ, New Zealand… có 1 tấm bảng có dòng chữ lớn: “Do something for your country: LEAVE.” May mắn được đi, tôi có những quyền tôi ko thể có trong nước. May mắn được đi, bằng những bài viết, dù có thể là vô bổ, tôi đóng góp 1 phần nào đó. May mắn được đi, tôi có cơ hội mở rộng tầm nhìn, và so sánh sự khác biệt giữa 2 TG (tôi thích nói là 2 TG). Những người e ngại sự so sánh ko thể nhìn thẳng vào những khuyết điểm và hạn chế của bản thân để chỉnh sửa và tiến bộ. So sánh là cần thiết. So sánh dẫn đến cạnh tranh. Cạnh tranh giúp phát triển. Thử tưởng tượng, nếu cả 1 khu vực bạn sống chỉ có 1 tiệm giày. Bạn ko còn lựa chọn nào khác, dù đẹp dù xấu bạn cũng phải vào đó mua giày. Nhưng nếu có khoảng chục tiệm giày, à ko nhất thiết, có 2 tiệm giày thôi cũng được, bạn được quyền lựa chọn vào tiệm A hay tiệm B, và để thu hút khách hàng, mỗi tiệm dĩ nhiên phải cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tương tự với chính trị. Ồ vâng bạn sẽ nghĩ tôi là đứa tâm thần khi so sánh chính quyền với tiệm giày, nhưng tôi chỉ đang phân tích. Nếu có nhiều đảng, các đảng phải cạnh tranh nhau, đưa ra nhiều chính sách vì nhân dân và đất nước, và người dân dĩ nhiên sẽ bỏ phiếu cho cái đảng có nhiều chính sách tối ưu hơn. Nhưng nếu chỉ có 1 đảng duy nhất, và đặc biệt những người lãnh đạo ko bao giờ bị bắt lỗi, ko bao giờ bị phê bình, ko bao giờ bị phế truất, các ông muốn làm bao lâu cũng được, ngồi đó bao lâu cũng được. Ko phải rõ ràng là trong trường hợp đó, cái đảng duy nhất này có thể làm bất kỳ điều gì, kể cả những việc có hại cho đất nước sao?
Trong bài viết “Ai ko muốn được tự do?”, tôi đã có đề cập đến sự tự do. Vấn đề chỉ là khái niệm về tự do. Khi con người đã sống quá lâu trong 1 xã hội nơi họ ko được phép có tư duy độc lập và phát biểu ý kiến thực sự của mình, họ dần dần quên mất lẽ ra là con người, họ nên có quyền cất tiếng nói. Trong nghệ thuật, nếu có khuôn mẫu định sẵn và 1 dây xích kìm hãm, người nghệ sĩ ko thể làm việc với toàn bộ khả năng của mình. Thiếu tự do, con người bị kìm hãm, khả năng bị giới hạn. Cũng như trong đời sống. Albert Camus từng nói “A free press, of course, can be good or bad, but most certainly, without freedom, a press will never be anything but bad.” Nói mỗi nước đều có tự do dân chủ, chỉ là chế độ khác biệt nên sự dân chủ có màu sắc khác nhau chỉ là lối né tránh cái thực tế chẳng có tự do dân chủ. Nói mỗi nước đều có vấn đề, ko có chế độ nào hoàn hảo chỉ là 1 lối lấp liếm ko dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm của mình.
Đúng, ko có chế độ nào 100% hoàn hảo. Nhưng cho đến nay, qua thời gian, đến sự tiến bộ hiện nay của loài người, chế độ dân chủ được xem là lựa chọn tốt nhất. Nhưng có lẽ con chim bị nhốt quá lâu trong lồng khi nhìn thấy cửa mở cũng rụt lại ko dám bay ra TG rộng lớn bên ngoài. Có lẽ con người sợ hãi sự thay đổi. Thay vì góp sức vào 1 sự thay đổi, thay vì đứng lên bảo vệ cho quyền lợi của chính bản thân mình, họ ngồi yên chấp nhận thực tế và họ cách lơ đi những vấn nạn của đất nước. Erich Fried có câu nói nổi tiếng được viết ngay trên phần còn sót lại của bức tường Berlin tôi đã may mắn có dịp thấy tận mắt: “He who wants the world to remain as it is doesn’t want it to remain at all.”
Nếu muốn, tôi có thể đáp máy bay về nước, có thể để bị bắt và ngồi tù, lúc đó mọi người sẽ biết đến tôi, sẽ cuối cùng công nhận tôi chứng minh được những gì mình đang nói thay vì khoác lác phô trương, sẽ cuối cùng ban cho tôi 1 danh hiệu, hay 1 tấm bằng khen để sau này ra tù tôi treo trong nhà và tự hào giới thiệu mỗi khi khách đến, nhưng liệu điều ấy có giúp ích được gì ko? Ý tôi ko phải bảo việc ngồi tù là vô bổ. Tôi rất nể trọng và kính phục những người đã dám lên tiếng và chấp nhận việc ngồi tù là 1 cái giá của việc tranh đấu của mình. Tôi thực sự rất nể trọng họ. Và cảm thấy những gì mình làm chẳng là chút gì so với những gì họ đã làm. Và nhiều lúc cảm thấy bản thân là 1 kẻ hèn nhát đáng ghê tởm.
Nhưng..
Đừng bảo tôi im vì tôi sống ở Na Uy.
Đừng bảo tôi im vì tôi 16 tuổi.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi chưa đủ trải nghiệm.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi thiếu hiểu biết.
Đừng bảo tôi im và kết tội tôi chỉ copy và paste.
Đừng bảo tôi im vì bạn im.
Joyce Anne Nguyen
2/3/2010