Đồng chí Văn Ga phản pháo đồng chí Bá Thanh

Không nên phân biệt hệ đào tạo chính quy hay tại chức

(Tamnhin.net) – Nhà nước không phân biệt bằng cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân, bằng tốt nghiệp đại học loại nào cũng đều có giá trị sử dụng như nhau. Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) Bùi Văn Ga khẳng định, đã tốt nghiệp đại học thì giá trị của các văn bằng là ngang nhau.

Thưa Thứ trưởng, từ trước tới nay, chất lượng hệ giáo dục tại chức luôn nhận được sự quan tâm của dư luận. Vậy cách thức quản lý chất lượng hệ tại chức hiện nay ra sao, thưa ông?

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Bùi Văn Ga

Tất cả được đánh giá bằng năng lực đào tạo của các trường, năng lực đó là năng lực tổng thể kể cả đào tạo chính quy hay đào tạo tại chức. Bộ GD – ĐT đang xem xét có một quy định chung áp dụng đối với các loại hình đào tạo này.

Những năm gần đây, đã xuất hiện nhiều xu hướng đào tạo mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên nhu cầu nhận lực lại không hề thích hệ tại chức. Xin ông đánh giá đôi chút về vấn đề này?

Đối với hệ tại chức, chúng ta không thể nói thích hay không thích. Đây là một hệ đào tạo không chính quy nhưng sẽ tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hôi học tập. Ở các nước trên thế giới, hệ đào tạo tại chức rất phát triển. Trong xu thế xã hội như hiện nay thì một người không thể học một nghề suốt đời. Có thể  ba hay bảy năm sau người ta lại muốn đổi sang một ngành nghề khác. Như vậy để thích nghi với một môi trường mới thì đòi hỏi người ta phải học. Hệ vừa học vừa làm mà chúng ta quen gọi là tại chức có thể đáp ứng nguyện vọng đó của con người. hiện đại. Không những thế hệ đào tạo này còn làm thoả mãn nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Vì thế có thể khẳng định, chúng ta không thể bỏ được hệ tại chức, vấn đề chính là làm sao  bào đảm được chất lượng đào tạo của hệ này. Tôi nghĩ rằng, chất lượng giữa hệ tại chức và chính quy sẽ như nhau nếu như chúng ta thực hiện được theo đúng bản chất của nó.

Năm quacó những trường tuyển sinh sinh viên cho hệ chức cao hơn rất nhiều so với hệ chính quy, vậy năm nay Bộ có chấn chỉnh gì đối với hệ tại chức, thưa ông ?

Vừa rồi Bộ GD – ĐT đã cắt giảm bớt chỉ tiêu đào tạo của hệ tại chức. Hiện chỉ còn khoảng 75% đến 80% so với chỉ tiêu hệ chính quy. Hiện tại Bộ GD – ĐT đang xem xét cắt giảm bớt chỉ tiêu của hệ này thêm nữa, để đảm bảo cho các trường có năng lực đào tạo và đảm bảo chất lượng hơn.

Chúng ta vẫn phải duy trì hê đào tạo tại chức để mọi người có cơ hội học tập suốt đời. Tôi nghĩ đây là một cách đào tạo rất nhân văn và nó phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Xin Thứ trưởng cho biết, để “siết chặt” chất lượng đối với hệ đào tạo tại chức, Bộ GD – ĐT đã có những động thái gì để đảm bảo chất lượng đối với hệ này?

Sắp tới Bộ GD & ĐT sẽ họp bàn để đưa ra những quy định về chỉ tiêu phù hợp nhất. Chẳng hạn như giao theo từng ngành, không cho các trường đào tạo quá rộng một ngành nào đó, trong khi những ngành học khác đang cần nhân lực thì lại thiếu. Ví dụ, bên kỹ thuật hiện nay đang rất thiếu sinh viên học hệ tại chức, trong khi những ngành khối kinh tế thì lại có rất đông người học, như vậy sẽ xảy ra tình trạng quá tải, mất cần bằng cho các ngành học cũng như nhu cầu của xã hội. Có thể những định hướng như vậy sẽ làm cho hệ tại chức đi vào nền nếp và nâng cao chất lượng theo yêu cầu.

Thưa ông, hiện nay đã có kết quả điều tra về những người tốt nghiệp hệ tại chức có đáp ứng được nhu cầu của xã hội hay chưa?

Những người tốt nghiệp hệ tại chức  hàng năm là khá đông. Những người tốt nghiệp ra họ vẫn đáp rất tốt cho công việc của mình. Cũng như sinh viên chính quy, cũng có một số sinh viên hệ tại chức sau khi ra trường chưa xin được việc làm. Những người mới đi làm vì chưa có kinh nghiệm cũng sẽ gặp khó khăn hơn so với những người đã có thâm niên công tác.

Như Thứ trưởng đã nói, hệ tại chức đào tạo không khác hệ chính quy, vậy Bộ GD & ĐT  đã có những đánh giá, khảo sát hệ tại chức cụ thể được đào tạo như thế nào hay chưa?

Chương trình không có gì khác, nhưng vấn đề ở chỗ các trường đã đào tạo phù hợp với điều kiện làm việc của người học hay chưa? Về mặt chương trình đào tạo hệ tại chức cũng giống như hệ chính quy.

Nếu học cùng một chương trình, cùng kiểm tra, cùng đảm bảo một mặt bằng chất lượng như vậy thì sẽ không  có sự chênh lệch giữa hệ chính quy và hệ tại chức.

Không ít ý kiến cho rằng tại sao không tổ chức cho hệ chính quy và hệ tại chức thi chung với nhau, thưa ông ?

Khi mà chúng ta đang thực hiện đào tạo theo tín chỉ thì hệ tại chức cũng có thể học cùng tín chỉ với hệ chính quy. Ví dụ đối với tín chỉ Toán, hai hệ này có thể học cùng nếu như điều kiện về thời gian cho phép. Hai hệ cùng tham gia một kỳ thi kết thúc môn học, nếu học như vậy thì chất lượng có gì khác nhau đâu.

Phương thức đào tạo theo tín chỉ hiện nay đang được phát triển ở nước ta, Bộ GD – ĐT luôn khuyến khích các trường cố gắng liên kế giữa hai hệ này để nâng cao chất lượng học tập của người học.

Nếu như văn bằng chứng chỉ quy về một loại thì liệu có khả thi không, thưa ông ?

Hiện nay, chúng ta chưa quy các văn bằng chứng chỉ về một loại. Nhưng đã ltốt nghiệp đại học thì giá trị của văn bằng là ngang nhau. Ở các nước trên thế giới, họ không ghi tại chức hay chính quy trong văn bằng như chúng ta mà chỉ ghi là đã tốt nghiệp đại học mà thôi. Ở nước ta trên văn băng ghi tốt nghiệp hệ chính quy hay tại chức nhưng về mặt bản chất, giá trị của nó không có gì khác nhau.

Xin cảm ơn Thứ trưởng
Phan Chính (ghi)

http://tamnhin.net/daotao/7574/Khong-nen-phan-biet-he-dao-tao-chinh-quy-hay-tai-chuc.html

 

Bình luận về bài viết này